TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

VPCS là gì? Những mặt hàng VPCS khi quảng cáo Facebook

16:44 | 12/12/2023

Bạn đang kinh doanh online và muốn quảng cáo sản phẩm của mình trên Facebook? Bạn có biết về VPCS là gì và những rủi ro mà nó mang lại cho bạn không? Hãy cùng Vinalink Academy tìm hiểu A-Z về VPCS và cách phòng tránh VPCS Facebook trong bài viết này.

1. VPCS là gì?

Tài khoản quảng cáo vi phạm chính sách của Facebook

Tài khoản quảng cáo vi phạm chính sách của Facebook

VPCS là viết tắt của từ Vi phạm chính sách, thường được sử dụng nhiều trên nền tảng Facebook. VPCS chỉ những hành vi sử dụng bài viết có nội dung, hình ảnh hoặc sản phẩm vi phạm chính sách quảng cáo trên Facebook. Một số sản phẩm trên thực tế không bị pháp luật khi kinh doanh, tuy nhiên lại bị “liệt” vào những hành vi VPCS trên Facebook. Do đó, các nhà bán hàng khi kinh doanh online trên nền tảng này cần phải biết “luật chơi” của Facebook để tránh tình trạng bị phạt như: ngừng quảng cáo, gắn cờ, chết tài khoản Facebook Ads, ảnh hưởng đến Fanpage...

2. Những mặt hàng VPCS khi quảng cáo Facebook

Để quá trình bán hàng Online trên nền tảng Facebook được thuận lợi, bạn nên tránh quảng cáo những mặt hàng sau:

  • Mặt hàng cấm: Sản phẩm dịch vụ liên quan đến nội dung người lớn, đồ uống có cồn, bộ phận hoặc dịch cơ thể, sản phẩm/công cụ cho mục đích đánh bạc, hàng hoá hoặc vật liệu nguy hiểm (vật liệu nổ, phóng xạ, hoá chất,...), thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến thuốc lá, sản phẩm Y tế và chăm sóc sức khoẻ, chất cấm và chất gây nghiện,...

  • Mặt hàng bị hạn chế: Vé tham dự sự kiện và vé vào cửa, thẻ quà tặng và phiếu giảm giá, dịch vụ kết nối và nhận nuôi thú cưng.

3. Hướng dẫn phòng tránh VPCS Facebook

Các tài khoản quảng cáo VPCS có thể bị cấm quảng cáo vĩnh viên trên Facebook

Các tài khoản quảng cáo VPCS có thể bị cấm quảng cáo vĩnh viên trên Facebook

Để tránh VPCS khi bán hàng Online trên Facebook, bên cạnh việc không quảng cáo những mặt hàng bị cấm và hạn chế trên nên tảng này, bạn cần làm những việc sau trên Fanpage của mình. Khi trang của bạn hội tụ đầy đủ các yếu tố dưới đây, nền tảng sẽ đánh giá page của bạn “sạch” và đáng tin cậy:

Tạo tương tác thật trên Fanpage Facebook

Cách phòng tránh VPCS Facebook tốt nhất là để mọi hoạt động tương tác trên page trông tự nhiên nhất có thể. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng nội dung thật cuốn hút và “lôi kéo” được tương tác. Từ đó, Facebook sẽ đánh giá tốt Fanpage và đề xuất nhiều bài viết của bạn đến nhiều người xem hơn.

Để tăng tương tác thật trên Fanpage Facebook, bạn có thể áp dụng các chiến lược sau:

  • Chia sẻ trong các hội nhóm có liên quan: Đưa bài viết của bạn đến các hội nhóm có chủ đề tương tự để tăng khả năng tiếp cận với đối tượng quan tâm. Việc này giúp trang mở rộng đối tượng tiếp cận tiềm năng và tăng cơ hội tương tác tự nhiên.

  • Huy động người thân, bạn bè và tài khoản uy tín tương tác: Mời người thân, bạn bè hoặc những tài khoản có uy tín cao tham gia tương tác, như thích, bình luận, và chia sẻ bài viết. Điều này tạo ra sự hiệu ứng lan truyền tích cực và thu hút sự chú ý từ cộng đồng.

  • Mở minigame để kích thích tương tác: Tạo ra các minigame, câu đố hoặc cuộc thi nhỏ kèm quà tặng hấp dẫn để kích thích sự tham gia và tương tác từ người đọc. Những hoạt động như vậy không chỉ giữ chân độc giả mà còn thúc đẩy sự chia sẻ và bình luận tự nhiên từ khách hàng tiềm năng.

  • Đầu tư vào nội dung và hình ảnh hấp dẫn: Hãy chú ý đến chất lượng nội dung và hình ảnh của bài viết. Sử dụng hình ảnh và từ ngữ hấp dẫn để thu hút sự chú ý và tạo ra trải nghiệm đọc thú vị, khuyến khích người đọc tương tác tự nhiên.

Test quảng cáo ở page clone khác

Để tránh rủi ro VPCS khi chạy Ads, bạn nên chạy thử quảng cáo trên một page clone khác để đánh giá chất lượng quảng cáo. Việc này giúp bạn tự bảo vệ Fanpage chính của mình, tránh tình trạng bị Facebook gửi cảnh cáo VPCS hoặc thậm chí bị khoá trang do vi phạm chính sách.

Nếu sau đăng quảng cáo, bạn nhận được báo lỗi từ VPCS Facebook hoặc xuất hiện các cảnh cáo tiêu cực trên tài khoản, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy quảng cáo của bạn có vấn đề với chính sách của nền tảng. Từ đó, bạn điều chỉnh và test lại quảng cáo cho đến khi Ads được xét duyệt và bắt đầu hoạt động.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink Academy cho thắc mắc “VPCS là gì?” và những tips hữu ích để tránh VPCS khi bán hàng online trên Facebook. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể hiểu và tránh VPCS để kinh doanh được thuận lợi nhất trên nền tảng này.

>>> Xem thêm: Meta Pixel (Facebook Pixel cũ) là gì?

Call Zalo Messenger