TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Business Development là gì? Nhiệm vụ chính của Business Development

03:38 | 23/07/2021
Business Development là bộ phận chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Có thể nói đây là đội ngũ cốt lõi tạo nên sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy Business Development là gì? Nhiệm vụ của một nhân viên Business Development như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu về Business Development

Business Development được hiểu là phát triển kinh doanh, có mối liên hệ mật thiết giữa Sales và Marketing. Ở lĩnh vực này, Business Development sẽ đảm nhiệm duy trì mối liên hệ giữa công ty với khách hàng. Cụ thể hơn đó là thông qua nghiên cứu thị trường, sản phẩm, dịch vụ mới để có cách thức tiếp cận gần hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
 
Tìm hiểu về Bussiness Development
Business Development là gì?

Doanh nghiệp khi đầu tư vào mảng Business Development cần phải xác định rằng đó là cuộc đầu tư lâu dài. Bởi hoạt động này sẽ không mang lại hiệu quả ngay tức khắc. Bạn phải biết chờ đợi và kiên nhẫn làm việc mỗi ngày thì mới nhận được trái ngọt. Điều này cũng giải thích vì sao doanh nghiệp nên có một chiến lược hoạt động lâu dài khi đầu tư vào Business Development.

2. Nhiệm vụ của một nhân viên Business Development là gì?

Business Development đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do vậy mà nhân viên thuộc bộ phận này có mức lương kèm bonus khá cao. Song song với đó là nhiệm vụ mà họ bắt buộc phải hoàn thành. Bao gồm:

2.1 Cải thiện hiệu quả của các bộ phận khác

Điều đầu tiên mà Business Development phải làm được đó là cải thiện khả năng làm việc của Sales. Họ sẽ là người nghiên cứu về mở rộng thị trường kinh doanh, làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận trên thị trường này.
 
nhiệm vụ của bussiness development
Nhiệm vụ của nhân viên Business Development là gì?

Bên cạnh đó, Business Development luôn phải tính toán để tiết kiệm tối đa các chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng là người khảo sát khách hàng và trực tiếp đề nghị cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sao cho hiệu quả nhất.

2.2 Lập chiến lược phát triển lâu dài

Như đã nói ở trên, một doanh nghiệp khi đầu tư vào Business Development cần phải xác định đó là một cuộc đua đường dài. Nhân viên trong bộ phận Business Development sẽ là người trực tiếp đưa ra các chiến lược chủ chốt để phát triển lợi nhuận. Những thương vụ mua bán thương hiệu hay sáp nhập công ty, hợp tác chéo giữa các doanh nghiệp là một ví dụ điển hình nằm trong chiến lược phát triển mà Business Development xây dựng.

2.3 Xác định phân khúc thị trường tiềm năng

Tìm kiếm thị trường mới tiềm năng hơn luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Business Development sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu nhân khẩu học, phân tích và tìm ra sự tương đồng về mặt kinh tế xã hội với thị trường. Sau đó, họ sẽ sử dụng đến khả năng tư duy logic của mình để tìm kiếm các thế mạnh trên thị trường này. Đưa ra các con số chứng minh cho những gì mà đội ngũ Business Development đang nghiên cứu.

2.4  Lên kế hoạch ứng phó với sự cạnh tranh trên thị trường

Để đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường khốc liệt, Business Development cần nắm rõ được các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các chiến lược, giải pháp khả thi để chủ động đón đầu cạnh tranh. Các giải pháp đó có thể là giảm giá, mua 1 tặng 1 hoặc các ưu đãi hấp dẫn khác. Toàn bộ chi phí này đã được tính toán chi tiết để đưa vào sản phẩm.
Kỹ năng cần thiết của Business Development
Lên kế hoạch ứng phó với sự cạnh tranh trên thị trường

3. Yêu cầu đối với nhân viên Business Development

Business Development là vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, để trở thành một nhân viên Business Development bạn cần phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
- Khả năng giao tiếp tốt và thuyết trình sáng tạo, thuyết phục người nghe.
- Linh hoạt xử lý và kết nối hiệu quả giữa các bên.
- Xử lý tốt các vấn đề nội bộ và ngoại bộ.
- Đánh giá tốt và đưa ra những nhận xét mang tính tổng quát vấn đề.
- Nhạy bén trong việc phát hiện những xu hướng khách hàng mong muốn.
   Xem thêm: Trở thành "phù thủy ngôn từ" với khóa Content 3C 

4. Lộ trình thăng tiến của Business Development

Sau khi có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của bộ phận Business Development. Bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Business Development Manager. Vị trí này sẽ đảm nhiệm và chịu trách nhiệm chính các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định khách hàng tiềm năng, giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đồng thời, họ cũng là người có mối liên hệ mật thiết với mảng bán hàng, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
 
Lộ trình thăng tiến của Business Development
Lộ trình thăng tiến của Business Development

Nói một cách dễ hiểu hơn, Business Development Manager sẽ cùng với team mà mình phụ trách lên kế hoạch và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Do vậy mà mức lương ở vị tí này rất cao. Nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm cũng khá nặng nề. Đây sẽ là mục tiêu lý tưởng dành cho các bạn trẻ có đam mê hướng tới.

Business Development là bộ phận không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Nhân viên ở vị trí này có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

 
Call Zalo Messenger