Hướng dẫn cách viết bài PR thu hút với 3 công thức kinh điển
13:25 | 29/07/2021
Những bài viết PR mang lại hiệu quả tuyệt vời trong các chiến dịch truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp. Bạn đã biết cách viết bài PR chuẩn chỉnh, thu hút khách hàng ngay lập tức? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Vinalink Academy.
Bài viết PR là gì?
Trước khi tìm hiểu về các công thức viết bài PR kinh điển nhất, bạn cần phải hiểu được bài viết PR là gì. PR là viết tắt của cụm từ Public Relations - quan hệ công chúng, là các hoạt động mở rộng quan hệ đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản thì các bài viết PR là những bài viết giới thiệu về sản phẩm/ chương trình/ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với các bài quảng cáo, giới thiệu thông thường, bài viết PR sử dụng ngôn từ hấp dẫn, thu hút và mang lại những thông tin khiến khách hàng cảm thấy tin cậy hơn.
3 Dạng bài PR phổ biến
Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích PR cụ thể của doanh nghiệp mà bạn cố thể lựa chọn các dạng bài PR phù hợp nhất. Trong bài viết dưới đây, Vinalink sẽ giới thiệu đến bạn 3 dạng bài PR phổ biến nhất hiện nay.
Bài PR - Advertorial
Advertorial là một dạng bài PR khá phổ biến hiện nay. Dạng bài này có hiệu quả tốt với những doanh nghiệp cần nhấn mạnh về các thông tin, đặc tính nổi bật của sản phẩm.
Tuy nhiên, dạng bài này thường không được đánh giá cao bởi nó quá chú tâm vào thương hiệu, quảng cáo một cách tương đối lộ liệu và thiếu hấp dẫn với người đọc.
Bài PR - Editorial
Dạng bài Editorial thường có nội dung hấp dẫn với những câu chuyện được kể lôi cuốn, thu hút mang lại được nhiều giá trị hữu ích cho độc giả. Bởi dạng bài này sẽ không bị chi phối bởi doanh nghiệp giúp người đọc không bị khó chịu với những thông tin quảng bá, giới thiệu của doanh nghiệp.
Bài viết PR - Testimonial
Các bài viết PR - Testimonial là dạng bài viết trải nghiệm thường theo kiểu kiểm chứng hoặc phỏng vấn. Người viết sẽ đưa ra những con số thông kê đáng tin cậy hoặc tiến hành phỏng vấn khách hàng để đưa ra những dẫn chứng đáng tin cậy cho khách hàng. Chính nhờ vậy mà dạng bài viết này có thể tạo được sự đồng cảm, tin tưởng để thuyết phục khách hàng.
5 tiêu chí để viết bài PR chuẩn và hay nhất
Để bài viết PR chuẩn chỉnh, thu hút và đảm bảo được những mục tiêu quảng bá của doanh nghiệp, bạn sẽ phải cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá như sau:
Mục đích khi viết bài PR
Xác định rõ mục đích trước khi hành động là điều vô cùng quan trọng. Viết bài PR cũng vậy. Một chiến dịch PR có thể có rất nhiều bài PR để phục vụ các mục đích khác nhau. Hãy đặt câu hỏi: viết bài PR này có mục đích gì? Thông thường, các bài PR hướng đến 4 mục đích sau đây:
- Tăng sự nhận diện thương hiệu
- Giới thiệu sản phẩm mới của thương hiệu
- Thúc đẩy doanh số bán hàng
- Xử lý khủng hoảng truyền thông
Độ dài viết PR
Có lẽ nhiều người mới viết không để ý đến vấn đề này. Newbie thường cố viết hết mọi thứ mà họ nghĩ là hay mà không để ý đến độ dài bài đã là bao nhiêu.
Bài viết PR được thuê để viết lên bài thường chỉ rơi vào khoảng 200- 300 từ. Nếu trả tiền để đăng bài PR trên báo online, tùy từng báo mà độ dài bài viết cho phép có thể khác nhau, nhưng thường khoảng 500 – 1000 từ.
Xác định kênh và độ dài là 1 cách viết bài PR chuẩn!
Đối tượng đọc bài PR
Đây là bước tìm hiểu thông tin vô cùng quan trọng để tạo lên bài PR hay. Phải xác định rõ bài viết PR này dành cho đối tượng nào? Bài viết PR đúng là phải nhắm chuẩn vào khách hàng mục tiêu của thương hiệu, từ đó để đạt mục đích của bài: push sale, tăng nhận diện,…
Không chỉ dừng lại ở định vị khách hàng mục tiêu, hãy phân tích đặc điểm hành vi, sở thích, lối sống,…“kiểu của họ” để quyết định văn phong phù hợp cho bài PR.
Ví dụ: Nếu khách hàng mục tiêu là các cô chú bác ở vùng nông thôn thì chỉ cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc là có thể chạm đến trái tim của họ. Hay đối tượng là giới trẻ thành thị thì văn phong cần “trẻ hóa”, mới mẻ, thậm chí là “đu trend” thì mới dễ dàng tiếp cận được.
Nghiên cứu đối thủ trên thị trường
Nghiên cứu đối thủ là cách tối nhất để viết bài PR hay! Trước khi đặt bút hãy nghiên cứu thông tin, khảo sát những câu hỏi sau: - Đã có bài PR liên quan nào đến bài định viết chưa?
- Các PR đó viết như nào, bố cục, thông điệp ra sao?
- Hiệu quả của các bài PR đó thế nào? Phản hồi của khách hàng ra sao?
Hãy khảo sát và trả lời những câu hỏi trên. Tổng hợp lại thông tin để biết đối thủ đã viết bài PR hay chỗ nào, dở điểm nào, từ đó tránh đi lại “vết xe đổ”. Học hỏi từ đối thủ để phát triển bài viết của mình là tốt. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, học hỏi thôi, chứ đừng sao chép. Khách hàng thông minh lắm, đừng để các thượng đế cảm thấy “cái này na ná cái kia nhỉ” khiến họ phản cảm.
Thông điệp của bài PR
Cách viết bài PR chuẩn là phải xác định rõ thông điệp mà bài viết muốn truyền tải đến người đọc. Một bài viết PR mà bay bổng đến mấy mà sau khi đọc xong, độc giả vẫn không đọng lại điều gì trong đầu, vẫn không hiểu thông điệp bài viết, không cảm nhận được cái gì thì đó vẫn là bài viết PR thất bại.
Thông điệp thường được thể hiện qua tiêu đề của bài viết PR. Tiêu đề hãy khái quát được điều truyền tải của toàn bộ nội dung bài viết. Tránh mắc bài tiêu đề giật tít tốt, thu hút những nội dung lại chả ăn nhập gì và khiến người đọc cảm giác “lạc trôi”. Xem thêm: Top 4 App edit video hay nhất 2021
3 công thức viết bài PR kinh điển nhất
Bạn cảm thấy việc viết lạch thật là khó? Quả thực là khó, nhưng cũng có những cách viết bài PR, những công thức hỗ trợ bạn dẫn dắt người đọc. Dưới đây là 3 công thức thường xuyên được các Writers áp dụng trong bài PR của mình:
Công thức PAS
Đây là công thức “cổ xưa” nhất là các bài PR thường được áp dụng. PAS là viết tắt của P – Problem, A – Agitate, S – Solution. Người viết áp dụng từng bước trong PAS để dẫn dắt, truyền tải thông điệp tới người đọc:
- Problem: Hãy trình bày vấn đề mà độc giả (khách hàng mục tiêu) đang gặp phải.
- Agitate: Triển khai vấn đề, phân tích để độc giả nhận thấy vấn đề đó ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống họ họ. Ở bước này, bài viết PR phải khuấy động được tâm trí, thậm chí phải phóng đại vấn đề, tác động đến cảm xúc của khách hàng.
- Solution: Đây là bước giúp quyết định tính thành công của bài viết PR. Hãy cung cấp giải pháp cho vấn đề mà họ đang gặp phải. Cách viết bài PR hay là khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp vào, thể hiện được tính cách, triết lý, tầm nhìn của thương hiệu.
Công thức 3S
Công thức hay áp dụng với lối viết kể chuyện. 3S là viết tắt của: Star (ngôi sao), Story (câu chuyện) và Solution (giải pháp).
- Star: là nhân vật chính của trong câu chuyện. Nhân vật chính này có thể là khách hàng, sản phẩm hay bất cứ một ai khác. Tuy nhiên, cách viết bài PR hay là phải chọn được nhân vật gần gũi với khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
- Story: Miêu tả những khó khăn, thăng trầm mà nhân vật chính trải qua, mục đích là để chạm đến cảm xúc, sự tương đồng nơi khách hàng.
- Solution: Cũng như PAS, bài viết PR theo 3S cũng phải tiết lộ giải pháp cho vấn đề gặp phải. Ở bước này, nhân vật (ngôi sao) đã hành động ra sao đẻ thoát khỏi tình trạng của mình để đạt lấy hạnh phúc trong cuộc sống.
Công thức Strings
Strings rất phổ biến trong các bài PR ở thời điểm hiện tại. Một bài viết theo công thức Strings có lỗi viết theo dạng liệt kê, tổng hợp. Ưu điểm của bài viết là người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin, thông điệp mà người viết muốn đề cập. Nhất là ở thời đại mạng xã hội này, các bài viết theo lối liệt kê rất dễ viral và đạt hiệu quả cao trong chiến dịch PR.
4Đ - Quy tắc "vàng" khi viết bài PR
Để đảm bảo chất lượng nội dung, bài viết PR cần đáp ứng theo quy tắc 4Đ bao gồm: Đúng - Đủ - Đẹp - Độc. Cụ thể như sau:
- Đúng: cần đảm bảo nội dung bạn cung cấp đúng, thông tin chân thực và đáng tin cậy. Hãy nhớ, nếu bạn cung cấp thông tin sai lệch, gian dối sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh tính cũng như tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường. Chưa kể, chi phí cho việc xử lý khủng hoảng có thể cao gấp nhiều lần so với chi phí truyền thông sản phẩm đó.
- Đủ: chuyển tải đầy đủ thông điệp của sản phẩm, thông tin liên hệ, đặt hàng. Sẽ rất lãng phí nếu độc giả đọc bài viết kêu gọi hành động mà khi khách hàng hành động thì không biết làm sao tham gia hay mua ở đâu, đặt hàng như thế nào.
- Đẹp: câu chuyện truyền cảm hứng và hình ảnh đẹp. Hình ảnh hơn vạn lời nói, nên cần sâu sát, thể hiện rõ nội dung.
- Độc: nội dung, hình ảnh hoàn toàn mới lạ, chưa từng được khai thác trước đó.
Trên đây là những tiêu chí và các công thức viết bài PR phổ biến nhất hiện nay. Để có thể ứng dụng các công thức này, tạo thành các bài PR thu hút và chất lượng luôn là điều khiến nhiều bạn đau đầu. Nếu bạn muốn học thêm những ý tưởng sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tham khảo ngay về khóa Content sáng tạo 3C của Vinalink. Khóa học Content 3C của Vinalink giúp bạn tạo nên những bài viết Content Marketing hay nhất, thu hút khách hàng hiệu quả.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm kiếm những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!