TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn cho doanh nghiệp

15:04 | 26/11/2021
Bán hàng quyết định đến 90% thành công hay thất bại của doanh nghiệp mới. Nếu bạn chưa có một quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vai trò của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng

Lợi ích lớn nhất khi có quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn đó là doanh thu đột phá. Một đội bán hàng được đào tạo bài bản sẽ nhanh chóng đạt được chỉ tiêu doanh số một cách bền vững. Từ đó, mang đến sự ổn định cho các hoạt động khác trong doanh nghiệp.
Vai trò của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng
Vai trò của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng
Bên cạnh đó, quy trình đào tạo nhân viên chuẩn giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tuyển dụng cho phòng nhân sự. Nhân viên bán hàng có tỷ lệ nhảy việc lớn nhất trong một công ty. Tuy nhiên, lý do chính mà họ phải chuyển việc là thu nhập không đạt được như kỳ vọng. Điều này sẽ được giải quyết nếu các nhân viên bán hàng được đào tạo qua một quy trình bài bản.

Cùng với đó, những nhân viên xuất sắc cũng có thể trực tiếp tiên phong phát triển những chi nhánh mới. Với quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn, họ sẽ lại tiếp tục nhân rộng mô hình thành công của công ty bạn.

Hơn nữa, một đội ngũ bán hàng mạnh được trang bị kiến thức vức chắc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhân bản. Các thế hệ nhân viên bán hàng sau sẽ có thể học từ đội ngũ đi trước giảm bớt thời gian công sức cho phòng đào tạo.

Tuy một quy trình đào tạo nhân viên bán hàng có vai trò to lớn nhưng các doanh nghiệp đặc biệt các công ty mới thường chưa tìm được quy trình hiệu quả cho riêng mình. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy thử áp dụng quy trình chuẩn 3 bước dưới dây.

Xem thêm: 7 Kỹ năng lãnh đạo giúp phát triển doanh nghiệp bền vững

Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mới trong 3 bước

Đào tạo nhân viên bán hàng cần xây dựng chương trình quy chuẩn để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất. Tham khảo ngay quy trình đào tạo 3 bước chi tiết ngay dưới đây:

Bước 1: Xây dựng thái độ

Thái độ quyết định thành công và nghề bán hàng cũng vậy. Bước số thứ nhất của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng đó là đào tạo hay xây dựng cho nhân viên một thái độ đúng.
Đào tạo thái độ nhân viên bán hàng
Đào tạo thái độ nhân viên bán hàng
Đầu tiên là thái độ với nghề. Bạn sẽ không thể làm tốt một công việc nếu như bạn không yêu nó. Có nhiều người làm bán hàng vì họ không có lựa chọn khác. Công việc của bạn cần phải làm là giúp mọi người hiểu đúng về nghề bán hàng và giá trị mà nó mang lại cho người làm như thu nhập, kỹ năng tạo ảnh hưởng và mối quan hệ.

Tiếp theo là thái độ với sản phẩm. Bạn có thể để nhân viên dùng sản phẩm của bạn nếu được hoặc với các sản phẩm đặc thù bạn có thể cho họ đọc đánh giá khách hàng. Mục đích của việc này sẽ giúp nhân viên của bạn có cảm xúc tích cực với những gì họ chào bán.

Ví dụ: Herbalife là một công ty đi đầu trong việc để nhân viên trải nghiệm các công dụng tuyệt vời của sản phẩm. Nhờ vậy họ đã vươn lên thành tập đoàn số 1 toàn cầu về kinh doanh đa cấp khi đến chính khách hàng cũng luôn sẵn sàng trở thành một nhân viên bán hàng.

Xem thêm: 3 Kỹ năng quản lý công việc hiệu quả dành cho nhà lãnh đạo

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vội vàng áp KPI cho nhân viên bán hàng ngay khi ho mới vào làm. Tất nhiên KPI là cần thiết nhưng nếu bạn có thể tạo được liên kết giữa giá trị cốt lõi và mục tiêu doanh nghiệp với nhân viên thì kết quả sẽ hiệu quả và bền vững hơn nhiều lần. Vì vậy, bạn nên hào phóng thời gian để giúp nhân viên có thái độ đúng với công ty mình.

Bước 2: Đào tạo kiến thức

Sau khi đã được trang bị thái độ đúng về nghề, sản phẩm và công ty. Bước tiếp theo của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả là đào tạo kiến thức nền.

Nhân viên cần phải nắm vững kiến thức về sản phẩm họ đang bán. Sẽ không một ai muốn mua hàng của một nhân viên tư vấn bất động sản nhưng lại ấp úng về diện tích hay các tiện ích trong dự án hoặc một nhân viên tư vấn mỹ phẩm nhưng lại không nắm rõ thành phần serum dưỡng da. 
Đào tạo về kiến thức sản phẩm cho nhân viên
Đào tạo về kiến thức sản phẩm cho nhân viên
Tiếp đến là kiến thức về công ty. Khi xuống tiền mua hàng, khách hàng của bạn phải thấy hoàn toàn yên tâm về giao dịch đặc biệt là những sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, bảo hiểm, gói đầu tư. Vì vậy, nhân viên bán hàng ít nhất cần phải giúp khách hiểu được họ đang làm việc với công ty uy tín như thế nào.

Những thông tin về công ty mà một nhân viên bán hàng phải nắm chắc:
  • Thời gian hoạt động.
  • Đội ngũ lãnh đạo.
  • Những thành tích nổi bật.
  • Sứ mệnh của công ty.
Trang bị kiến thức thị trường cho nhân viên bán hàng là cực kỳ quan trọng. Hiểu được quy luật thị trường đang hoạt động, nhân viên bán hàng sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm và đàm phán khách hàng. Qua đó, giúp công ty bạn tối ưu được doanh thu bán hàng.
Ví dụ:
Với kiến thức thị trường tốt, nhân viên môi giới BĐS thổ cư Hà Nội sẽ biết chia nửa đầu năm cho việc tích lũy nguồn hàng và chăm khách để chốt manh vào nửa cuối năm.

Bước 3: Đào tạo kỹ năng

Sau khi có phần móng vững chắc, bước tiếp theo trong quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là trang bị kỹ năng. Một người bán hàng giỏi cần thông thạo và kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là 4 kỹ năng quan trọng nhất mà một nhân viên sales mới cần có.
Đào tạo kỹ năng cho nhân viên bán hàng
Đào tạo kỹ năng cho nhân viên bán hàng
-  Kỹ năng quản trị cảm xúc là kỹ năng đầu tiên cần đào tạo. Đối với một nhân viên bán hàng chốt khách fail là điều không tránh khỏi. Nếu thiếu khả năng quản trị cảm xúc, người bán hàng mới sẽ bị trượt dài trong công việc bởi thất bại đó. 
Ví dụ:
Trong bán khóa học tiếng anh cứ trung bình tiếp xúc với 50 khách sẽ chốt được 2 khách. Một nhân viên bán hàng được trang bị kỹ năng quản trị cảm xúc sẽ không dễ dàng bị chìm ngập trong cảm giác chán nản, thất vọng nếu nhận được 40-45 lời từ chối.


- Kỹ năng tiếp cận khách hàng mới là kỹ năng tiếp theo mà quá trình đào tạo nhân viên bán hàng cần trang bị cho đội sales. Không những cách để tiếp cận nhiều khách hàng mới hơn, kỹ năng này còn giúp nhân viên sales tăng tỷ lệ chuyển đổi và từ đó gián tiếp tăng mạnh doanh số của họ.

- Kỹ năng đàm phán là kỹ năng bạn cần đặc biệt chú tâm trong quá trình đào tạo. Kỹ năng này xuyên suốt toàn bộ quá trình bán hàng của nhân viên. Bắt đầu với tiếp cận khách hàng, trao đổi nắm bắt thông tin cho đến chốt khách. Tất cả đều yêu cầu nhân viên bán hàng phải nắm bắt dự đoán hành vi và đưa ra phương án phù hợp để trao đổi.

- Kỹ năng xử lý từ chối là kỹ năng cuối cùng trong bộ kỹ năng cần xây dựng tại quy trình đào tạo nhân viên bán hàng. Xử lý từ chối kém, nhân viên bán hàng không chỉ mất mất 1 khách tiềm năng mà còn mất toàn bộ thời gian và công sức dành cho cả quá trình Sales. Nhiều nhân viên bán hàng như vậy là một sự lãng phí khổng lồ đối với công ty.

Hy vọng quy trình đào tạo bán hàng 3 bước bên trên có thể giúp bạn rút ngắn thời gian để xây dựng lên một đội ngũ chiến binh sales thiện chiến. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích nhé.

 
Call Zalo Messenger