TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

KOC và KOL là gì? Khác nhau như thế nào?

Với sự bùng nổ đến từ những nền tảng social media cho đến sàn thương mại điện tử, KOL và KOC đã đem vào chiến dịch marketing một sự mới mẻ và độc đáo. Dù của 2 khái niệm này đã có từ rất lâu, song trong những năm gần đây thì KOC và KOL mới thực sự bùng nổ. Vậy KOC là gì? KOL là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của Vinalink Academy nhé !

1. Khái niệm KOL và KOC là gì?

KOC và KOL là gì

KOL và KOC đang phổ biến hiện nay

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của cụm Key Opinion Leader và được hiểu là các người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng lớn với công chúng trong một lĩnh vực nào đó. KOL được nhiều người biết đến và hành động nào của họ cũng sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ mọi người.

KOL là ca sĩ nổi tiếng, hotface, ngôi sao điện ảnh, hot tiktoker, blogger,hot instagram, beauty vlogger,… Họ là người thường xuyên nhận kết nối, sự chú ý và tương tác trực tiếp cùng với khán thính giả. KOL được đánh giá có mức độ phù hợp hơn với các phương tiện truyền thông đại chúng.

KOL thông thường có độ phủ vô cùng lớn trên những phương tiện truyền thông xã hội. Họ tạo ra một cuộc trò chuyện, hay chia sẻ những suy nghĩ và ý tưởng của bản thân về sản phẩm nào đó. Điều này nhằm để làm cho những chiến dịch quảng cáo thu hút và được đón nhận hơn. Truyền miệng chính là yếu tố rất quan trọng với khía cạnh đưa quyết định của những người tiêu dùng. Nó có thể ảnh hưởng đến các hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

KOC là gì?

KOC đó là từ viết tắt của từ Key Opinion Consumer. Nó nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt. KOC chính là người nói ra cảm quan và nhận định về một sản phẩm của nhãn hiệu đó nhằm điều hướng hành vi người dùng. Hoặc có thể hiểu KOC là người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường. Khái niệm KOC có được và phát triển dựa trên nền tảng KOL.

KOC là một trào lưu nổi tiếng có ở Trung Quốc từ năm năm 2019. Đến nay, nó đã tạo nên xu hướng mạnh mẽ được những nước Châu Á và các quốc gia phương Tây áp dụng ở chiến lược quảng cáo của mình.

KOC và KOL là gì

 KOC và KOL là trào lưu quảng cáo của các thương hiệu

Nếu KOL cần phải đảm bảo cho thương hiệu về độ phủ sóng và tầm ảnh hưởng. Thì KOC với nhiệm vụ đưa ra nhận định chân thực nhất của sản phẩm cho người mua hàng. Các  đánh giá của KOC sẽ mang tính trung gian và tác động mạnh mẽ để quyết định mua hàng của giới trẻ, đặc biệt là ở Gen Z. Khác với những chiến dịch KOL rầm rộ thì KOC thường ít khi được thanh toán chi phí quảng bá. Nhưng mặt khác KOC sẽ được sử dụng sản phẩm miễn phí cũng như nhận tiền hoa hồng.

2. Phân biệt giữa KOC và KOL có gì khác nhau?

Có 3 điểm khác biệt giữa KOC và KOL là:

Tính chủ động

  • Thường thì các KOL sẽ được nhãn hàng liên hệ và đưa ra lời mời quảng cáo. Phía doanh nghiệp có thể trả thù lao cao cho KOL bằng tiền mặt hay sản phẩm dịch vụ họ quảng cáo.

  • Còn đối với KOC, họ sẽ chủ động hơn trong việc liên hệ nhãn hàng gợi ý yêu cầu để kiểm tra đánh giá sản phẩm, dịch vụ. Ý kiến của đối tượng này có phần khách quan hơn với KOL.

Phạm vi ảnh hưởng

Phạm vi ảnh hưởng đến từ KOL được phân theo nhiều cấp độ, sẽ tùy thuộc theo mức phụ sóng của họ. Cụ thể như:

  • KOL mức ảnh hưởng nano dao động từ 1.000 - 10.000 người

  • KOL mức ảnh hưởng siêu nhỏ từ 10.000 - 50.000 người

  • KOL là những người nổi tiếng có ảnh hưởng đến cả triệu người

Độ tin cậy đối với khách hàng

Về cơ bản thì KOC là người dùng trực tiếp sử dụng những sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên điểm gây khác biệt ở đây đó là KOC có khả năng đưa ra nhận xét, đánh giá thường dễ hiểu và khách quan. Họ bày tỏ quan điểm của mình ở trên blog, tài khoản mạng xã hội của kênh Youtube, Facebook, TikTok, Instagram.

KOC và KOL

Với mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có tiêu chí lựa chọn KOL hay KOC cho phù hợp

Còn đối với KOL, họ sẽ được trả tiền để cộng tác với các thương hiệu, nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ. Vì thế thường ý kiến của nhóm đối tượng này không thực sự khách quan cho lắm.

Ngày nay, khi mọi thương hiệu đều cần người để đại diện hình ảnh cũng như người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ quảng bá. KOC chưa thể nào thế chỗ hoàn toàn KOL. Tùy thuộc vào từng chiến lược marketing cụ thể của mỗi thương hiệu mà KOL và KOC sẽ vẫn phối hợp song hành.

3. Khi nào nên sử dụng KOL và KOC

Dưới đây là chia sẻ của Vinalink Academy: 

Khi nào nên sử dụng KOL

  • Các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cần độ phủ rộng: Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng (KOL) để cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Việc này giúp khởi chạy cho sản phẩm mới ra thị trường bằng cách cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung và chia sẻ các đánh giá của họ, từ đó xây dựng nhận thức về thương hiệu của bạn.

  • Đại sứ thương hiệu, gương mặt thương hiệu theo mùa lễ: Chọn đại sứ thương hiệu phù hợp cho đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch. Việc đồng hành cùng ca sĩ, nghệ sĩ trở thành đại sứ thương hiệu trên quy mô lớn giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Khi nào nên sử dụng KOC

  • KOC trở thành một chiến dịch thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng cách tạo niềm tin qua review, đánh giá chân thật: KOC ngày càng phát triển nhờ sự tăng trưởng của các group Facebook và Tiktok. Có rất nhiều KOC nổi tiếng với lượt theo dõi đáng kể trên các trang mạng xã hội như Anh Kiên Review, mu online mới ra, Baby Kopohome.

  • Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỉ lệ chuyển đổi cao. KOC giúp tạo sự quan tâm và tăng tỉ lệ chuyển đổi cho các trang web, thương mại điện tử (TMĐT) thông qua sự tác động tích cực từ các đánh giá và review chân thật.

4. Yếu tố để trở thành KOL và KOC chất lượng

Để trở thành một KOL (Key Opinion Leader) và KOC (Key Online Celebrity) chuyên nghiệp, bạn cần có những yếu tố sau đây:

  • Biết rõ thế mạnh của bản thân: Để tạo sự ấn tượng và sức ảnh hưởng, bạn cần tỏa sáng trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành KOL và KOC về du lịch, hãy nắm vững kiến thức du lịch và cập nhật những thông tin mới nhất. Đồng thời, trải qua những trải nghiệm thực tế để có thể đưa ra những nhận xét chân thực và sâu sắc.

  • Xác định tệp khách hàng: Tương tự như việc bán hàng, bạn cần phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để tập trung nỗ lực và thuyết phục họ. Hãy xem xét các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực, sở thích và thói quen sống của khách hàng để đưa ra nội dung phù hợp và thu hút.

  • Đầu tư cho bản thân: Để trở nên chuyên nghiệp và có sức ảnh hưởng lớn, bạn cần đầu tư thời gian và nỗ lực cho bản thân. Ví dụ, nếu bạn là một travel vlogger, hãy học cách chụp ảnh, quay phim và sắm thiết bị phục vụ việc quay video. Tạo ra những sản phẩm chất lượng và thu hút đông đảo người xem, từ đó tạo lòng tin và sự đáng tin cậy trong mắt mọi người.

  • Mở rộng mạng lưới quan hệ: Networking là yếu tố quan trọng để trở thành một KOL và KOC thực thụ. Hãy xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị quảng cáo, các thương hiệu mà bạn có chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ mở ra cơ hội được mời để làm đại diện thương hiệu, trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm, tham gia vào các hoạt động quảng cáo.

Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về KOL và KOC là gì, cũng như phân biệt 2 cái với nhau giúp bạn lựa chọn đúng cho chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình. Chúc các bạn thành công !

>>>> Để tạo ra những video Viral và lên xu hướng, hãy tham gia ngay Khoá học Tiktok Marketingkhóa học sáng tạo Content của Vinalink ngay hôm nay nhé.

Call Zalo Messenger