Landing Page là gì?
Landing Page (hay còn gọi trang đích) là trang web mà người dùng truy cập sau khi nhấp vào một liên kết, quảng cáo hoặc kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của Landing Page là để tập trung sự chú ý của người dùng vào một thông điệp chính và thuyết phục họ thực hiện một hành động mong muốn như: mua hàng, đặt lịch hẹn, điền biểu mẫu.
Landing Page có thể là một phần của website chính của bạn hoặc là một trang độc lập. Không giống như trang chủ hay các trang khác của website, Landing Page không thường không có hoặc hiển thị rất nhỏ các menu điều hướng, thanh công cụ, các liên kết,... để đảm bảo sự tập trung tối đa của khách hàng vào những thông điệp được truyền tải trong trang đích.
Landing Page gồm những gì?
Landing Page có thể có nhiều cấu trúc và thiết kế khác nhau, nhưng nhìn chung, một trang đích cơ bản sẽ có một số thông tin/nội dung sau:
-
Giới thiệu: Mở đầu bằng một đoạn văn ngắn giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, nhấn mạnh giá trị độc đáo mà nó mang lại.
-
Lợi ích khách hàng: Liệt kê những lợi ích mà khách hàng có thể đạt được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
-
Đặc điểm nổi bật: Tập trung vào các đặc điểm quan trọng của sản phẩm/dịch vụ để thuyết phục người xem.
-
Nội dung chi tiết: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ để giúp người xem hiểu rõ hơn về nó.
-
Đội nhóm: Giới thiệu đội ngũ đằng sau sản phẩm/dịch vụ để tạo lòng tin và tin cậy trong mắt khách hàng.
-
Ý kiến khách hàng (Testimonials): Chia sẻ những đánh giá tích cực từ khách hàng trước, tăng cường uy tín cho sản phẩm/dịch vụ.
-
Chứng nhận và cam kết: Đưa ra các chứng chỉ, bằng cấp, giải thưởng, chứng nhận từ chuyên gia, nghiên cứu khoa học hoặc cam kết để làm tăng giá trị đáng tin cậy cho sản phẩm/dịch vụ.
-
Bảng giá: Hiển thị rõ ràng về giá cả và các gói sản phẩm/dịch vụ có sẵn để khách hàng cân nhắc lựa chọn.
-
CTA (Nút kêu gọi hành động): Đặt nút gọi hành động rõ ràng và hấp dẫn để khuyến khích người xem thực hiện hành động mong muốn.
-
Form đăng ký: Đưa ra biểu mẫu đơn giản để khuyến khích khách hàng điền thông tin liên hệ để thu thập data, leads.
-
FAQ (Câu hỏi thường gặp): Trả lời những câu hỏi phổ biến để tăng cường sự tin tưởng, đồng thời giảm áp lực cho đội Sales tránh phải giải đáp cho khách lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
Footer: Chứa thông tin liên hệ, địa chỉ của thương hiệu/doanh nghiệp chịu trách nhiệm về sản phẩm/dịch vụ.
Tuỳ vào đặc thù của ngành nghề hoặc sản phẩm/dịch vụ, người làm Landing Page có thể thêm hoặc lược bớt một số nội dung ở trên để đảm bảo trang đích tối ưu về độ dài và mức độ xúc tích của thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng.
Các loại Landing Page
Có 3 loại Landing Page được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mỗi loại được lựa chọn cho một mục đích khác nhau:
-
Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng: Loại landing page này được thiết kế nhằm thu thập thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng để phục vụ cho các hoạt động marketing. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu đối tượng khách hàng điền thông tin như tên, SĐT, email, địa chỉ, sở thích, và đặc điểm khác. Cơ sở dữ liệu này sau đó sẽ hỗ trợ phân tích triển khai các chiến lược tiếp theo như gửi thông tin tư vấn, ưu đãi hoặc mời tham gia sự kiện.
-
Landing Page bán hàng: Landing page này tập trung vào thúc đẩy chuyển đổi và thuyết phục khách hàng mua hàng ngay trên trang đó. Để làm được điều này, trang đích phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm nổi bật, chứng nhận & cam kết, giá cả và thông tin liên hệ để tạo sự tin cậy và kích thích hành động.
-
Landing Page trung gian chuyển đổi: Loại trang đích này được tạo ra với mục đích điều hướng người truy cập đến các trang chuyển đổi chính như trang chủ hoặc trang đăng ký.
Landing Page và Website có gì khác nhau?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Landing Page và Website, nhưng thực tế, chúng có nhiều điểm khác biệt. Một số điểm khác biệt chính là:
|
Website
|
Landing Page
|
Mục đích
|
Website là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, hoặc nội dung của bạn. Website có thể có nhiều mục đích khác nhau, như: giới thiệu, tư vấn, bày bán sản phẩm, chia sẻ nội dung, tin tức,....
|
Landing Page là nơi tập trung vào một mục đích duy nhất, là khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể, như: đăng ký, mua hàng, tải xuống hoặc liên hệ.
|
Cấu trúc
|
Website có cấu trúc phức tạp và đa tầng, bao gồm nhiều trang web, menu điều hướng, thanh công cụ và các liên kết nội bộ (internal link) hoặc liên kết ngoài.
Website cho phép người dùng tự do khám phá và tìm kiếm thông tin theo ý muốn.
|
Landing Page có cấu trúc đơn giản và đơn tầng, chỉ gồm một trang web, thường không có menu điều hướng, thanh công cụ hoặc các liên kết không liên quan.
Landing Page hướng dẫn người dùng theo một quy trình logic và thống nhất để đạt được mục đích chuyển đổi của thương hiệu như: đăng ký, tải xuống, điền thông tin, mua hàng,...
|
Hiệu quả
|
Website có hiệu quả cao trong việc tăng nhận thức thương hiệu, xây dựng uy tín, và cung cấp giá trị cho người dùng.
Website có thể giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài, tạo ra sự gắn kết và niềm tin từ khách hàng tiềm năng.
|
Landing Page có hiệu quả cao trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu, và tạo ra khách hàng tiềm năng.
Landing Page có thể giúp bạn thu hút và thuyết phục khách hàng mới, kích thích họ hành động và tạo ra kết quả chuyển đổi.
|
Hướng dẫn tạo Landing Page đơn giản
Bạn có thể sử dụng các nền tảng làm Landing Page miễn phí như LadiPage, Wix, WordPress, Weebly,... để tạo Landing Page một cách nhanh chóng. Nếu muốn trang đích của mình có nhiều tính năng chuyên nghiệp hơn, bạn có thể cân nhắc trả phí hoặc thuê đơn vị code web.
Tuy nhiên, dù tự làm Landing Page hay thuê một đơn vị code, để làm ra một Landing Page hiệu quả, bạn nên tham khảo các hướng dẫn sau:
-
Bước 1 - Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Hiểu rõ về vấn đề, nhu cầu và mong muốn của họ
-
Bước 2 - Xác Định Most Wanted Action (MWA): Xác định hành động chính mà bạn muốn khách hàng thực hiện trên Landing Page để tối ưu trang đích tối ưu chuyển đổi tốt nhất
-
Bước 3 - Thiết kế bản thảo Landing Page: Sau khi tìm được đối tượng khách hàng mục tiêu và MWA, bạn dựng bản thảo Landing Page như đứng trước khách hàng trên thực tế và thuyết phục họ.
-
Bước 4 - Chọn tên miền và URL: Chọn tên miền và URL dễ nhớ, tốt nhất là bạn nên lựa chọn tên dựa trên sản phẩm, dịch vụ hoặc từ khóa SEO. Điều này tạo ấn tượng mạnh mẽ và tăng tỷ lệ nhấp cho Landing Page.
-
Bước 5 - Tạo nhiều phiên bản trang Landing Page: Trong quá trình chạy thử quảng cáo Landing Page, bạn hãy tạo thật nhiều trang đích để tìm ra để tim ra phiên bản đem hiệu quả tốt nhất, từ đó giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu suất của quảng cáo.
Qua bài viết, Vinalink Academy đã giải đáp cho bạn chi tiết A-Z cho thắc mắc “Landing page là gì?” và hướng dẫn làm trang đích đơn giản nhất. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể tự tạo ra một Landing page đẹp, tạo chuyển đổi hiệu quả cho thương hiệu mình. Chúc bạn thành công!