TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Marketing Objectives là gì? Mục tiêu kinh doanh như thế nào?

Marketing Objectives là yếu tố hàng đầu trong bất kỳ cuộc họp đầu năm hay cuối năm của công ty. Vậy bạn hiểu Marketing Objectives là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ này trong bài viết sau nhé.

Marketing Objectives là gì?

Marketing Objectives còn được gọi là mục tiêu tiếp thị. Marketing Objectives được coi là những mục tiêu được những marketer xác định và đưa ra cụ thể để định hướng rõ ràng hướng đi của chiến lược. Và là định hướng cụ thể các mục tiêu mà chiến lược Marketing đó hướng đến.
 
Marketing Objectives là gì

Marketing Objectives xác định sứ mệnh thương hiệu
 
Vai trò của Marketing Objectives ở trong kinh doanh là định hướng cho những chiến dịch, thu hút sự chú ý và tiếp cận người tiêu dùng. Khi thực hiện công tác tiếp thị, Marketers cần nắm bắt tâm lý của khách hàng để có thể tạo ra thông điệp phù hợp, đưa thương hiệu tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu –mời gọi trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ của mình.
Marketing Objectives được sử dụng để có thể theo dõi những chỉ số hiệu suất của chiến lược Marketing, và dựa vào đó mà biết được rằng chiến lược Marketing có thực sự được thành công hay không?

Communication Objectives – mục tiêu truyền thông

Marketing Objectives và Communication Objectives chính là những mục tiêu cần thực hiện giúp thúc đẩy hoàn thành Business Objectives và tiếp sau đó là Business Goals. Về cách thức hoạt động thì cả 2 đều là những chiến lược thu hút và có thể đo lường những chỉ số hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Nhưng khác nhau đó là Marketing Objectives chính là phương thức đo lường các hành vi khách hàng như: truy cập vào website, yêu cầu thông tin gửi đến nhãn hàng, tỷ lệ mua hàng,… và Communication Objectives chính là phương thức đo lường thái độ khách hàng như: độ tin cậy, chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của thương hiệu.
Communication Objectives xác định phương hướng cho Marketing Plan và Marketing Campaign thông qua những mục tiêu sau:
  • Creating awareness –đó là tạo nhận thức cho khách hàng
  • Projecting an image – dự án quảng bá hình ảnh thương hiệu
  • Imparting knowledge – truyền đạt kiến thức
  • Shaping attitudes – định hình quan điểm
  • Effecting a sale – nghĩa là thúc đẩy bán hàng
  • Stimulating a want or desire – có thể hiểu là kích thích mong muốn của khách hàng
Về cơ bản thì mục tiêu truyền thông được sử dụng nhằm tác động vào tâm lý của người tiêu dùng thông qua những chiến dịch quảng cáo. Vậy thì làm thế nào để thu hút sự chú ý của khách hàng?  Đây chính là thách thức chung cho người làm tiếp thị quảng cáo hiện nay. Vì thực tế, việc tạo ra được những nội dung truyền thông thú vị đó là điều không dễ dàng, tuy nhiên bạn có thể tham khảo mô hình AIDA – những bước để có được nội dung thu hút, mô hình này được nhiều chuyên gia khẳng định tính hiệu quả trong quá trình tạo ra nội dung ấn tượng. 
 
Marketing Objectives là gì

Mục tiêu đo lường được
 
Có thể thấy, Communication Objectives là mục tiêu truyền thông sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh doanh nghiệp, với hoạt động là tác động vào nhận thức khách hàng từ nhiều nền tảng khác nhau. Trong thời đại công nghệ 4.0, nếu doanh nghiệp có kế hoạch tốt cho mục tiêu truyền thông thì sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển thương hiệu được diễn ra mạnh mẽ hơn. 

Xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu Marketing là những mục tiêu được thiết kế để đưa ra những hành động rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu Marketing luôn cần phải cụ thể, có thể đo lường, đạt được, phù hợp cũng như dựa trên thời gian xác định. Mục tiêu Marketing thể hiện thông qua:
  • Tăng mức độ tiêu thụ: với việc khuyến khích người dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa sẽ đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ cũng tăng lên. Có hai cách để tăng lượng tiêu thụ gồm tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng và hai là tăng tần suất sử dụng
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường: là chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới đến sản phẩm, được thực hiện thông qua những chương trình như là trade marketing: giảm giá sâu, tặng hàng dùng thử, …
Marketing Objectives là gì

Mục tiêu kinh doanh phải tăng doanh số
  • Tăng giá trị sử dụng: là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có thêm chức năng mới hay là được định vị ở vị trí cao cấp hơn.
  • Tăng độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu bằng cách thuyết phục khách hàng về những điểm mạnh không thể thay thế của chính sản phẩm cùng những chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.
Mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu marketing luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Nhờ có mục tiêu kinh doanh thì mới có mục tiêu marketing và sẽ đạt được mục tiêu marketing sẽ giúp đạt mục tiêu kinh doanh.

>>> Tham gia ngay:


>>> Xem thêm: Cách học Digital Marketing cực dễ cho người mới bắt đầu

Call Zalo Messenger