TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Production management là gì? Quy trình làm việc và kỹ năng cần có

Product Management là thuật ngữ phổ biến trong thời đại 4.0 hiện nay. Nếu như bạn có thắc mắc Production management là gì cũng như những vấn đề liên quan đến nó thì hãy cùng Vinalink tìm hiểu ngay nhé.

Product Management là gì?

Product Management hay được hiểu là quản lý sản phẩm. Đây là một khái niệm bao phủ tất cả những điều liên quan đến sản phẩm cũng như trải nghiệm của người dùng với sản phẩm đó. Product Management hướng đến người dùng nhằm để tạo ra một sản phẩm tốt cho người dùng, họ nhận được các giá trị gì từ sản phẩm chứ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm đẹp.
 
Production manager là gì

Product Management đóng vai trò quan trọng 
 
Đồng thời, Product Management cũng chính là dự báo cho các giai đoạn của vòng đời sản phẩm để đem lại lợi nhuận. Quản lý sản phẩm có một vài vai trò gồm nhiều hoạt động từ xác định đến phát triển, khởi chạy và thậm chí là hỗ trợ trong quá trình vận hành. Những vấn đề được xử lý bởi nhóm quản lý sản phẩm khác nhau, bản chất chiến lược, chiến thuật sẽ tùy thuộc vào loại tổ chức cũng như vị trí trong hệ thống phân cấp. Product Management cũng mang một chức năng riêng biệt hoặc là một phần của chức năng tiếp thị hoặc kỹ thuật thúc đẩy sự chuyên nghiệp của công ty. Nhà quản lý hay còn gọi là Product Manager sẽ chịu trách nhiệm chính về sự tăng trưởng và phát triển sản phẩm trên thị trường và thậm chí họ có thể chịu trách nhiệm về lợi nhuận cuối cùng mà sản phẩm tạo ra.

Kỹ năng cần thiết khi làm Product Manager

Đưa ra các quyết định dựa trên số liệu

Nguyên tắc làm việc của Product Manager là phải dựa trên số liệu người dùng tương tác với website để tăng lên hay giảm đi hoặc tạo ra được một chức năng gì đó. Phải thích tìm tòi, khám phá dựa trên các số liệu. Công việc này cho bạn rất nhiều cơ hội để thỏa mãn sở thích khám phá. Từ một số liệu, bạn sẽ phải nghĩ xem mình cần làm gì cho hệ thống để giúp cho khách hàng muốn sử dụng sản phẩm đó.
 
Kỹ năng của production manager

 Product Manager phải biết kết hợp nhiều yếu tố để tạo ra sản phẩm tốt
 

Luôn phải nghĩ cho người dùng

Để hiểu được người dùng, Product Manager cần phải biết đặt câu hỏi, tìm, sắp xếp và giải quyết vấn đề một cách chính xác mà người dùng, khách hàng đang gặp phải. Thông thường, khách hàng sẽ không nói thẳng thắng với bạn sản phẩm bị lỗi chỗ nào nên là người Product Manager cần phải biết cách đặt câu hỏi. Việc tò mò tất cả mọi thứ sẽ giúp cho bạn phát triển khả năng tìm ra vấn đề.

Phải có được sự quyết đoán

Có nhiều người cứ chần chừ hoặc đưa ra quá nhiều kế hoạch, rồi phải lựa chọn và ngồi suy nghĩ trong khi đối thủ đã thực hiện được kế hoạch của họ và dẫn trước mình rồi. Nên bạn hãy cứ làm đi, rồi kiểm tra  và sửa lỗi mới không bỏ lỡ cơ hội.

Kỹ năng giao tiếp

Management phải làm việc với rất nhiều người, nhiều team khác nhau nên tự bản thân Product Manager phải hiểu được công việc của từng team thì mới có thể giao tiếp hiệu quả được.

Quy trình làm việc Product Management

Mục tiêu của việc làm Product Management là mong muốn mang đến một sản phẩm tốt cho người dùng. Một sản phẩm như thế nào sẽ được xem là một sản phẩm tốt? Sản phẩm tốt là phải trở thành một thói quen của người dùng, thân thiện, dễ dùng.
 
Quy trình làm việc của Production manager

Quy trình làm việc Product Management không hề dễ dàng
 
Product Management để mang lại một sản phẩm tốt sẽ bao gồm những bước trong quy trình làm việc như sau: 
  • Nghiên cứu thị trường và nội bộ: Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm rõ điểm mạnh của bạn thân, cũng như thấu hiểu người dùng và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Hiểu rõ được thị trường và sản phẩm chính là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai một Product Management thành công. 
  • Phát triển những chiến lược: Từ các thông tin và dữ liệu thu thập được, nhà điều hành cùng những bộ phận liên quan sẽ hoạch định cũng như phát triển những chiến lược cho sản phẩm. 
  • Kế hoạch về sản phẩm: Trong bước này bộ phận tham gia sẽ phát triển những tính năng và cùng nhau thống nhất những tính năng đó bao gồm cả UX Design (trải nghiệm người dùng)
  • Lên UX Design: Bước này sẽ giúp đảm bảo sản phẩm tồn tại lâu trên thị trường đồng thời hoạt động một cách trơn tru nhất. 
  • Phối hợp để xây dựng và phát triển sản phẩm:  Những bộ phận liên quan sẽ cùng tham gia và phối hợp để có thể chạy thử và chạy chính chương trình trên thị trường. Thu thập những phản hồi của khách hàng, phân tích dữ liệu, để rút ra được điểm mạnh điểm yếu cũng như bài học cần sửa đổi.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Production management là gì mà Vinalink thông tin đến quý bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan thì hãy liên hệ ngay đến vinalink.edu.vn để được tư vấn bạn nhé.
>>> Xem thêm:
  • Content manager là gì?
  • Google ads manager là gì?
  • Facebook ads manager là gì?

 
Call Zalo Messenger