TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Trade Marketing là gì? 5 vai trò quan trọng của Trade Marketing

10:22 | 05/09/2023

Trade Marketing có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và tăng hiệu quả bán hàng. Vậy Trade Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp và có những chiến lược như thế nào? Vinalink Academy sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.

1. Trade Marketing là gì?

Trade Marketing (còn gọi là tiếp thị thương mại) là một chuỗi các hoạt động được thực hiện không chỉ nhắm đến người tiêu dùng cuối cùng, mà còn đến các đối tác trong chuỗi cung ứng, như nhà bán lẻ, nhà bán buôn và nhà phân phối. Mục tiêu của Trade Marketing là thuyết phục các nhà phân phối phân phối sản phẩm của công ty và thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng từ đó đem lại doanh số, lợi nhuận cho công ty. 

Khái niệm Trade Marketing

Khái niệm Trade Marketing

Các hoạt động Trade Marketing bao gồm: thuyết phục các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ phân phối sản phẩm của công ty, trưng bày sản phẩm, phát phiếu giảm giá, quà tặng tại điểm bán … 

Ví dụ: Một công ty sản xuất nước giải khát muốn sản phẩm được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các điểm bán hàng khác. Để làm được điều này, công ty cần phải thuyết phục các nhà phân phối tin rằng sản phẩm của công ty có giá trị cao, chất lượng tốt và có nhu cầu lớn trên thị trường. Đồng thời công ty cũng cần phải cung cấp cho họ các chính sách ưu đãi, chiết khấu, hỗ trợ quảng cáo và trưng bày sản phẩm. Các hoạt động này gọi là Trade Marketing. 

>>> Xem thêm: Digital Marketing là gì?

2. Tầm quan trọng của Trade Marketing

Trade Marketing có vai trò rất quan trọng trong cả hoạt động bán hàng và xây dựng thương hiệu của công ty:

  • Trade Marketing giúp tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường: Bằng cách hợp tác với các nhà phân phối, công ty có thể đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng, từ đó tăng khả năng bán được hàng và tăng sự hiện diện của sản phẩm, thương hiệu. 

  • Trade Marketing giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh: Khi có nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường, Trade Marketing giúp sản phẩm được nổi bật và khác biệt hóa so với các đối thủ. Thông qua các hoạt động Trade Marketing, sản phẩm có thể được trưng bày ở những vị trí thu hút khách hàng nhất, được trang trí ấn tượng nhất. 

  • Trade Marketing giúp đem lại doanh thu hiệu quả: Các hoạt động trưng bày sản phẩm tại điểm bán, phát phiếu giảm giá, quà tặng … sẽ thuyết phục được khách hàng ra quyết định mua nhanh chóng, giúp đem lại doanh thu hiệu quả. 

  • Trade Marketing giúp tăng cường mối quan hệ giữa các nhà phân phối và công ty: Thông qua các hoạt động Trade Marketing, công ty giúp các nhà phân phối bán hàng hiệu quả hơn. Các nhà phân phối là những người tiếp xúc với người tiêu dùng nhiều nhất nên hiểu rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty có thể tham khảo những ý kiến của họ để hiểu hơn về thị trường và có thể cải thiện hay đổi mới sản phẩm. 

  • Trade Marketing hỗ trợ cho sản phẩm mới: Việc công ty thích nghi với thị trường, thị hiếu của khách hàng và cho ra mắt những sản phẩm mới không phải là điều xa lạ. Nhưng hiệu quả bán của sản phẩm mới chưa được kiểm chứng nên rất khó để thuyết phục các nhà phân phối bán chúng. Khi đó, việc công ty có một mối quan hệ tốt với các nhà phân phối sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc sản phẩm mới được trưng bày và tiêu thụ. Đồng thời các hoạt động Trade Marketing cũng sẽ giúp sản phẩm mới thu hút được khách hàng tốt hơn. 

3. Đối tượng nào nên sử dụng Trade Marketing

Doanh nghiệp, công ty nào nên sử dụng Trade Marketing?

Doanh nghiệp, công ty nào nên sử dụng Trade Marketing?

Trade Marketing phù hợp cho hầu hết các loại sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là những sản phẩm có tính tiêu dùng cao, có nhiều đối thủ cạnh tranh và có nhiều kênh phân phối. Ví dụ: các sản phẩm thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, điện tử, gia dụng …

Các công ty có thể sử dụng Trade Marketing để mở rộng hệ thống phân phối, thuyết phục các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ phân phối sản phẩm của công ty, tiếp cận và thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Đặc biệt, đối với những công ty sản xuất không có hệ thống phân phối đủ tốt thì Trade Marketing có thể là giải pháp hữu hiệu. 

4. Tổng hợp 8 chiến lược tiếp thị thương mại hiệu quả

8 chiến lược sử dụng Trade Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp, công ty

8 chiến lược sử dụng Trade Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp, công ty

Để sử dụng Trade Marketing hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo 8 chiến lược Trade marketing quan trọng dưới đây: 

  • Nghiên cứu thị trường: Bạn cần nghiên cứu các đối tượng người tiêu dùng, các nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh để có thể có những hoạt động Trade Marketing hiệu quả nhất. Bạn cần biết nhu cầu, sở thích, tâm lý, hành vi … của người tiêu dùng; nhu cầu, mong muốn của các nhà phân phối; điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và lý do tại sao người tiêu dùng lại chọn mua sản phẩm của những đối thủ này … 

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết, rõ ràng: Trong kế hoạch, bạn cần chỉ rõ mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, đối tượng hướng đến, các hoạt động triển khai và thời gian triển khai. Một kế hoạch Trade Marketing chi tiết, rõ ràng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 

  • Triển lãm thương mại: Triển lãm thương mại là các sự kiện như hội chợ, triển lãm, hội nghị, workshop … nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, nhà phân phối. Bạn có thể tự tổ chức hoặc tham gia vào các triển lãm thương mại. Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các yếu tố như: thiết kế gian hàng, trưng bày sản phẩm, chuẩn bị tài liệu, quà tặng và nhân viên tiếp thị.

  • Xúc tiến thương mại: Đây là việc cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi cho các nhà phân phối để khích lệ họ bán sản phẩm của bạn, cho người tiêu dùng để họ ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Các ưu đãi, khuyến mãi này có thể là: chiết khấu, hoa hồng, quà tặng, điểm thưởng, bảo hành, đổi trả … 

  • Hỗ trợ quảng cáo: Bạn có thể cung cấp các tài nguyên, công cụ về sản phẩm của công ty như: standee, poster, banner, brochure, flyer, video, … để giúp các nhà phân phối quảng bá sản phẩm và bán hàng tốt hơn. 

  • Trưng bày sản phẩm: Đây là việc sắp xếp và bố trí sản phẩm của bạn trên kệ hàng, quầy hàng của các nhà phân phối. Mục tiêu của việc trưng bày sản phẩm là để thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Bạn cần chú ý đến các yếu tố như: vị trí, không gian, ánh sáng, màu sắc, hình ảnh và thông tin của sản phẩm.

  • Hỗ trợ đào tạo nhân viên bán hàng: Bạn có thể hỗ trợ các nhà phân phối bằng cách đào tạo nhân viên bán hàng giúp họ. Bạn có thể đào tạo cho nhân viên của họ các kiến thức về sản phẩm, thị trường, khách hàng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, chăm sóc khách hàng … 

  • Đánh giá hiệu quả: Đây là việc đo lường và kiểm tra kết quả của các hoạt động Trade Marketing. Bạn cần xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả, như: doanh số bán hàng, thị phần, lợi nhuận, mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng, các nhà phân phối … Bạn cần theo dõi, so sánh các chỉ số này với các mục tiêu đã đặt ra để đánh giá được hiệu quả của hoạt động Trade Marketing đang triển khai.

Qua bài viết, Vinalink Academy đã giải đáp câu hỏi “Trade Marketing là gì”. Trade marketing không chỉ nhắm đến người tiêu dùng cuối cùng, mà còn đến các đối tác trong chuỗi cung ứng, như nhà bán lẻ, nhà bán buôn và nhà phân phối. Để áp dụng Trade marketing thành công, bạn có thể áp dụng 8 chiến lược mà Vinalink Academy đã chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về Trade marketing. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

>>> Tham khảo khoá học lập kế hoạch Marketing - Digital Marketing Plan by Vinalink Academy

Call Zalo Messenger