TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Big Idea là gì? Yếu tố, quy trình xây dựng Big Idea cho Marketing

09:19 | 01/07/2024

Big Idea được ví như linh hồn của một chiến dịch, là “kim chỉ nam” giúp thương hiệu chinh phục khách hàng mục tiêu tốt hơn, từ đó đưa chiến dịch Marketing/quảng cáo đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp mong đợi. Big Idea thành công không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo được ấn tượng sâu sắc, khơi gợi cảm xúc và thôi thúc hành động ở người tiếp nhận.

Vậy cụ thể Big Idea là gì? Hãy cùng Vinalink Academy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Big Idea là gì?

big-idea-la-gi

Khái niệm Big Idea

Big Idea được hiểu là ý tưởng trọng tâm, làm nền nền tảng cho chiến dịch marketing, quảng cáo. Big Idea như kim chỉ nam định hướng thông điệp và các hoạt động truyền thông tiếp cận tới khách hàng sao cho ấn tượng và đáng nhớ, đồng thời tạo sự khác biệt cho thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. 

Một Big Idea tốt là ý tưởng xúc tích, đáng tin, có sự logic, mang tính câu chuyện và khơi gợi cảm xúc cho khách hàng tiềm năng.

Yếu tố tạo nên Big Idea thành công

Một Big Idea thành công cần hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:

  • Sự độc đáo: Big Idea phải khác biệt với đối thủ, có tính sáng tạo và mới mẻ để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng.

  • Sự liên quan: Big Idea phải liên quan chặt chẽ đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.

  • Sự đơn giản: Big Idea cần được thể hiện một cách súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ để khách hàng có thể nhanh chóng tiếp nhận được thông điệp.

  • Khả năng truyền cảm hứng: Big Idea phải tạo được câu chueyẹn truyền cảm hứng, khơi gợi cảm xúc và thôi thúc hành động ở người tiếp nhận.

  • Tính thực tế: Big Idea cần có tính thực tế và khả thi, có thể triển khai và thực hiện một cách hiệu quả.

Quy trình xây dựng Big Idea cho chiến dịch Marketing

Quy trình xây dựng Big Idea cho chiến dịch Marketing thường bao gồm các bước sau:

Bước 1 - Nghiên cứu đề bài

topic-research

Nghiên cứu đề bài trước mỗi dự án Marketing

Đây là bước đầu tiên và quan trọng để hiểu rõ khách hàng, sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Các bước nghiên cứu ban đầu để xây dựng Big Idea gồm: xác định mục tiêu chiến dịch, xác định đối tượng khách hàng (dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích,...), xu hướng thị trường, cũng như tìm hiểu sâu về sản phẩm/dịch vụ và cách triển khai chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2 - Nghiên cứu Insight khách hàng

Việc tạo ra Big Idea phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc insight khách hàng của người lên chiến lược. Để đạt được điều này, Marketer phải phác thảo được chân dung khách hàng mục tiêu thông qua các yếu tố: nhân khẩu học, vị trí địa lý, nghề nghiệp, hành vi,... 

Bạn có thể sử dụng công cụ phân tích như Google Trend, AnswerThePublic, GooAmplitude, Hootsuite…. để đo lường và hiểu xu hướng khách hàng mục tiêu trên các kênh & nền tảng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tập trung phân tích cảm xúc - suy nghĩ của khách hàng với thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình thông qua mô hình 3C Truth: Truth – Tension – Motivation. Cụ thể như sau:

  • Category Truth (Sự thật về ngành hàng): Bản chất của ngành hàng là gì, giải quyết được điều gì cho người tiêu dùng? Lý do ngành hàng này tồn tại? Xu hướng phát triển của ngành hàng như thế nào?

  • Company Truth (Sự thật về thương hiệu): Điểm vượt trội của thương hiệu đáp ứng nhu cầu khách hàng tiềm năng trong ngành hàng.

  • Consumer Truth (Sự thật về người tiêu dùng): Những vấn đề, băn khoăn, nhu cầu hoặc mong ước của khách hàng mà nhãn hàng có thể giải quyết một cách tốt nhất.

Bước 3 - Tìm điểm chung giữa thương hiệu và khách hàng

Tại bước này, Planner sẽ cần tìm điểm chung giữa những giá trị thương hiệu đem lại và insight khách hàng tiềm năng để lên ý tưởng Big Idea có sự độc đáo, gây sự chú ý và ấn tượng mạnh mẽ cho họ. Để giải quyết được vấn đề trên, bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi chính: 

  • Thương hiệu có thể đáp ứng được mong đợi/vấn đề gì từ khách hàng? 

  • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đem đến những giá trị ưu việt nào khách hàng cảm thấy có lợi mà các đối thủ khác không làm được?

Bước 4 - Triển khai kế hoạch cụ thể

big-idea-la-gi

Triển khai Big Idea

Sau khi hoàn thành 3 bước nghiên cứu và lên ý tưởng ở trên, Planner sẽ tiến hành các bước lên kế hoạch để triển khai Big Idea đó vào thực tế. Để làm được điều này, bạn cần xác định các yếu tố giúp cụ thể hóa và triển khai Big Idea trên thực tế, bao gồm: thông điệp chủ chốt (Key Message), câu chuyện tạo cảm hứng và các kênh quảng bá để truyền tải thông điệp này. 

Thông điệp cần phải đánh trúng vào mong đợi khách hàng và đồng thời phải phù hợp với những tính chất, giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu có thể đem lại.

Big Idea là yếu tố then chốt quyết định thành công của một chiến dịch Marketing bởi đây là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp đưa đến những thông điệp đủ sức làm lay động cảm xúc và thuyết phục khách hàng. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, Vinalink Academy đã giúp bạn hiểu hơn về “Big Idea là gì?” và biết được cách xây dựng Big Idea thành công cho chiến dịch Marketing của mình.

Chúc bạn thành công !

Call Zalo Messenger