TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Từ khoá SEO là gì? Tổng hợp 15 loại từ khoá trong SEO

15:18 | 02/10/2023

Từ khóa không chỉ đơn thuần đưa nội dung của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm với thứ hạng tốt mà còn liên quan đến nhân khẩu học, thông tin và hành vi của người dùng. Xác định vai trò của từ khóa không chỉ giúp nội dung được xếp hạng cao mà còn tăng tỉ lệ chuyển đổi, điều hướng người dùng mua hàng thành công. Cụ thể hơn về vai trò của các loại từ khóa SEO sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây, đừng bỏ qua nhé! 

Từ khóa SEO là gì? 

Từ khóa SEO là những từ hoặc cụm từ giúp trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho các truy vấn tương ứng. Đây là cách bạn tối ưu hóa nội dung web để tăng khả năng xuất hiện và thúc đẩy lượng truy cập, tăng cơ hội chuyển đổi và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 15 loại từ khoá trong SEO:

Phân loại từ khóa SEO

Có các dạng từ khóa SEO sau:

1. Từ khóa Short-tail

Từ khóa đuôi ngắn (Short-tail) chứa 1-2 từ thường đại diện cho một chủ đề rộng mà không đưa ra nhiều thông tin cụ thể về những gì người dùng đang tìm kiếm trong chủ đề đó.

Chẳng hạn, khi người dùng tìm kiếm "laptop" trên Google, họ có thể tìm kiếm thông tin về thông số kỹ thuật, danh sách cửa hàng laptop trong khu vực nào đó, nguồn gốc, thương hiệu và những thông tin khác liên quan đến chủ đề “laptop”

Từ khóa Short-tail thường mang tính tổng quan với nhiều chủ đề nhỏ xoay quanh nó, vì vậy độ cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Kết quả tìm kiếm cho những từ khóa này thường được đi kèm tên thương hiệu lớn trong ngành và có chỉ số sức mạnh vượt trội hơn so với những website doanh nghiệp nhỏ.

Cách sử dụng từ khóa đuôi ngắn: Từ khóa đuôi ngắn ứng dụng tốt hơn khi bạn đã có uy tín tên miền cao. Uy tín tên miền (DA) hoặc xếp hạng tên miền (DR) là chỉ số đo mức độ uy tín của trang web và quyết định khả năng xếp hạng cho các từ khóa mục tiêu.

Từ khóa đuôi ngắn cũng phù hợp cho các trang trụ cột của website như các trang chi tiết, bao gồm tất cả các thông tin của chủ đề phụ cho một chủ đề lớn..

2. Từ khóa Long-tail

Nếu từ khóa đuôi ngắn (Short-tail) có độ cạnh tranh lớn bao nhiêu thì từ khóa đuôi dài (Long-tail) lại có phần dễ dàng hơn khi nó xác định rõ hơn mục đích của người dùng tìm kiếm. 

Ví dụ, từ khóa” địa chỉ mua laptop uy tín Hà Nội” sẽ hữu dụng hơn từ khóa “laptop” cho ý định mà người dùng đang tìm kiếm.

Cách sử dụng từ khóa đuôi dài: khi kết quả tìm kiếm không bị áp đảo bởi các trang web có uy tín tên miền cao, có thể mang lại lợi ích lớn cho các trang web mới hoặc có uy tín tên miền thấp. Theo thời gian, khi bạn xếp hạng tốt cho các từ khóa ít cạnh tranh này, uy tín tên miền của bạn sẽ tăng lên. Kết quả cuối cùng, bạn sẽ dễ dàng xếp hạng cao hơn cho các từ khóa ngắn và trung bình.

3. Từ khoá chính

Là từ khóa tập trung của bài viết. Là từ khóa mà người viết muốn được đứng top trên công cụ tìm kiếm.

Thông thường từ khóa chính sẽ được tính ở mức 0.8-2% là được coi là tối ưu.

Bạn có thể kiểm tra từ khóa chính của bài viết đang có tỉ lệ xuất hiện bao nhiêu trong bài viết bằng cách dùng 1 số công cụ như SEOQuake để xem số lượng cụm từ hay từ khóa chính đã được xuất hiện bao nhiêu phần trăm trong bài.

Hoặc bạn có thể sử dụng Rank Math SEO, Yoast SEO để kiểm tra từ khóa chính đã được tập trung tối ưu chưa.

4. Từ khoá phụ

Từ khoá phụ (secondary keywords) là những cụm từ liên quan chặt chẽ đến từ khoá chính (primary keyword) của bạn như các chủ đề phụ. Chúng cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thêm ngữ cảnh về nội dung của một trang. Cuối cùng, nếu bạn tận dụng tốt các khía cạnh khác nhau của chủ đề, nội dung của bạn có khả năng xếp hạng tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (SERPs).

Cách sử dụng từ khóa phụ: Các từ và cụm từ liên quan này nên được sử dụng một cách tự nhiên trong nội dung bạn tạo cho từ khóa chính. Hãy bao gồm chúng trong các tiêu đề H2 và H3 nơi bạn có thể.

5. Từ khoá Semantic

Từ khóa Semantic là các từ khóa phụ trợ cho từ khóa chính để  giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện ra chủ đề của bài viết. |
Ví dụ: Khi bạn nói đến bút bi bạn sẽ cần có những keyword như ruột bút, ngòi bút,..

Đây là các từ khóa liên quan đến các đối tượng, sản phẩm, hoặc dịch vụ mà trang web hoặc doanh nghiệp muốn quảng cáo hoặc tối ưu hóa. 

Từ khóa theo đối tượng sẽ gắn liền với một độ tuổi, giới tính, đặc điểm của một nhóm người trong xã hội như: “thời trang công sở nam” , “Tranh tô màu cho trẻ em” , “Bỉm cho người già”,...

6. Từ khóa cho thị trường cụ thể

Đây là các từ khóa được chọn để phù hợp với thị trường hoặc ngành cụ thể mà bạn muốn mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và muốn thu hút khách du lịch đến Hạ Long, "tour du lịch Hạ Long" hoặc "khách sạn Hạ Long" có thể là các từ khóa cho thị trường cụ thể.

7. Từ khóa theo chủng loại

Các từ khóa được phân loại dựa trên các thuộc tính hoặc loại sản phẩm/dịch vụ. 

Ví dụ, với ngành hàng điện thoại di động sẽ chia ra từ khóa chủng loại như: “Điện thoại Samsung” , “điện thoại Oppo”, “điện thoại Nokia”,...

8. Từ khóa theo thương hiệu

Đây các từ khóa thể hiện được sức mạnh của brand trong hành vi người dùng. Nếu các công cụ nghiên cứu từ khóa trả lượt tìm kiếm càng cao thì độ cạnh tranh với các website do các thương hiệu này làm chủ rất khó. 

9. Từ khóa liên quan tới sản phẩm

Là các từ khóa phát sinh khi người dùng có nhu cầu điều tra thị trường. Ví dụ khách hàng có nhu cầu mua laptop phục vụ cho thiết kế đồ họa, họ sẽ tìm kiếm những từ khóa như: Laptop Lenovo Gaming Legion 5 R7,  MacBook Air 13" 2020 M1,...

10. Từ khoá cá nhân hoá

Từ khoá cá nhân hoá được tùy chỉnh hoặc điều chỉnh dựa trên nhân khẩu học người dùng như: sở thích, vị trí địa lý,.... Các công cụ tìm kiếm sử dụng thông tin này để cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp với người tìm kiếm cụ thể. Điều này giúp cá nhân hóa trải nghiệm tìm kiếm và cung cấp kết quả tìm kiếm gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của người dùng.

11. Từ khóa theo địa điểm

Dành cho những khách hàng quan tâm đến tính thực tế của sản phẩm, vì vậy trong các bài viết liên quan đến từ khóa này bạn nên nêu ra đặc điểm nổi trội của sản phẩm

Ngoài ra để dễ dàng tiếp cận người dùng và tăng lệ chuyển đổi,bạn nên đặt kênh SEO chính là Maps để tiện cho khách hàng tiếp cận.
Một số ngành hàng phù hợp với từ khóa địa điểm: Nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, cửa hàng.

Loại từ khóa này được phân chia theo 4 hành trình cơ bản của người dùng:

  • Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu 

  • Giai đoạn 2: Xem xét cân nhắc

  • Giai đoạn 3: Phân tích so sánh 

  • Giai đoạn 4: Mua Hàng

12. Từ khoá thông tin

Khách hàng gặp 1 vấn đề nào đó và chỉ search từ khóa với 1 ý định duy nhất là tìm câu trả lời. Các từ khóa sẽ ở dạng question, phù hợp để làm thương hiệu (tạo sự gợi nhớ trong đầu người dùng).  

13. Từ khóa thương mại

Khi khách hàng bắt đầu quan tâm một cái sản phẩm/ dịch vụ nào đó sẽ tìm kiếm những từ khóa thương mại bao gồm: thông tin thương hiệu, màu sắc/kích thước, giá cả của sản phẩm.

14. Từ khoá điều hướng

Hãy thể hiện tối đa lợi ích mà khách hàng nhận được khi ra quyết định lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ đó khi triển khai dạng từ khóa này.

15. Từ khoá mua hàng

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là sẽ có các động từ ở tiền tố và hậu tố. Ví dụ: đặt, thuê, bán. 

Tiếp đến là hiển thị dạng thương mại điện tử ở trang tìm kiếm.

Tiêu chí lựa chọn từ khoá SEO

Khi lựa chọn từ khóa để SEO, cần xem xét các tiêu chí sau:

Mức độ phù hợp của từ khóa

Đây là yếu tố quan trọng nhất. Từ khóa cần thực sự liên quan đến chủ đề và lĩnh vực kinh doanh của website. Nếu từ khóa không phù hợp, dù có lên top Google cũng sẽ không thu hút được khách hàng mục tiêu.

Ví dụ, nếu bạn có website về chăm sóc mèo, không nên chọn từ khóa "mua mèo" vì không phải là mục đích chính của website.

Mức độ cạnh tranh của từ khóa

Từ khóa càng cạnh tranh thì càng khó để lên top Google. Newbie nên tránh các từ khóa cạnh tranh cao. Thay vào đó, hãy chọn những từ khóa có mức độ cạnh tranh trung bình và thấp. Những từ khóa này dễ SEO lên top hơn và thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Khối lượng tìm kiếm của từ khóa

Từ khóa càng được tìm kiếm nhiều thì càng tốt. Tuy nhiên, không phải từ khóa nào cũng cần phải có lượng tìm kiếm khủng. Hãy cân nhắc chọn những từ khóa vừa phải, từ vài trăm đến vài nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng là đủ. Quan trọng là từ khóa phải phù hợp và dễ SEO lên top.

Tiềm năng chuyển đổi của từ khóa

Từ khóa càng gần với quyết định mua hàng của khách hàng thì càng có tiềm năng chuyển đổi cao. 

Ví dụ, từ khóa "mua ví da nữ" sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn "ví da nữ đẹp" vì người dùng đang tìm kiếm nơi mua sản phẩm.

Khả năng xếp hạng của từ khóa

Từ khóa càng dễ xếp hạng cao trên Google thì càng tốt. Hãy chọn những từ khóa mà website của bạn có thể cạnh tranh được. Nếu website mới, hãy chọn những từ khóa dễ xếp hạng trước, sau đó mới dần dần tiến tới các từ khóa cạnh tranh cao hơn.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã đem tới cho độc giả những thông tin hữu ích về chức năng và cách sử dụng 15 loại từ khóa tiêu biểu trong SEO. Để được hỗ trợ cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan SEO Website vui lòng liên hệ: 

VINALINK ACADEMY

HÀ NỘI:

Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà D2 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 024-382.12345

Email: [email protected]

 

TP. HỒ CHÍ MINH:

Địa chỉ: 224 Đ. Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: (028)39.68.38.38

Email: [email protected]

>>> Nếu có nhu cầu học SEO, tham khảo lớp đào tạo SEO tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh uy tín đã giúp hàng trăm doanh nghiệp tăng gấp đôi, gấp ba doanh số bán hàng trên website so với làm SEO tập trung vào kỹ thuật khô khan! Liên hệ: 0942.430.306 để được hỗ trợ sớm nhất.

Call Zalo Messenger