TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Chiến lược phân phối sản phẩm là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả

19:28 | 29/10/2021
Chiến lược phân phối có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các chiến dịch tăng doanh số hàng bán của doanh nghiệp. Chiến lược phân phối sản phẩm là gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả? Theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Vinalink Academy nhé.

Chiến lược phân phối sản phẩm là gì?

Chiến lược phân phối là một tập hợp các kế hoạch được thiết kế để thực hiện và đề ra phương hướng hoạt động cung cấp hàng hóa ra thị trường, bao gồm mô hình kênh bán hàng, các chính sách cho từng kênh bán hàng,...Mục tiêu cuối cùng của chiến lược phân phối là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. 
chiến lược phân phối sản phẩm là gì
Chiến lược phân phối sản phẩm là gì?

Chiến lược phân phối phải đảm bảo được tính thuận tiện giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và sở hữu sản phẩm của bạn. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể dễ dàng tiếp cận, thu hút khách hàng hiệu quả.

Các chiến lược phân phối sản phẩm

Để có thể xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại chiến lược phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Hiện nay, có 3 chiến lược phân phối mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn bao gồm:
Các chiến lược phân phối phổ biến
Các chiến lược phân phối sản phẩm

1. Phân phối rộng rãi

Phương pháp phân phối rộng rãi là phương pháp đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm đến các đơn vị bán lẻ ở các địa phương khác nhau, càng nhiều đơn vị bán lẻ trưng bày sản phẩm càng tốt. Đây là phương pháp thường được dùng cho những sản phẩm không có yêu cầu cao về thương hiệu, giá cả hoặc đối tượng khách hàng. Ví dụ như sản phẩm hàng tiêu dùng hằng ngày như: xà phòng, mỳ chính, bột giặt,...

2. Phân phối độc quyền

Phương pháp này sẽ được thực hiện khi nhà sản xuất nắm trong tay quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm, dịch vụ. Khi đó, nhà sản xuất sẽ ký hợp đồng nhượng quyền với đối tác để đối tác được kinh doanh mua bán sản phẩm, dịch vụ một cách hợp pháp. 

Phương thức này đòi hỏi nhà sản xuất phải có giá trị thương hiệu đủ lớn và tính pháp lý mạnh. Hình thức phân phối độc quyền tạo ra doanh thu lớn cho đơn vị sản xuất thông qua các thỏa thuận nhượng quyền thương mại đơn giản và dễ hiểu. 
Phân phối chọn lọc

3. Chiến lược phân phối sản phẩm chọn lọc 

Phân phối chọn lọc là phương án trung gian giữa chiến lược phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền. Phương pháp này phân phối hàng hóa ở nhiều nơi, nhưng các địa điểm phải được cân nhắc, lựa chọn để phù hợp với đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng đến. 

Phương pháp phân phối này thường được dùng cho những dòng sản phẩm cao cấp, khé kén khách hàng cũng có thể phù hợp với mục đích thăm dò thị trường.

Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Phân biệt Marketing 4P và Marketing 7P

Quy trình xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến doanh số bán hàng. Theo dõi hướng dẫn xây dựng kênh phân phối với 5 bước chi tiết như sau:
Xây dựng kênh phân phối hiệu quả
Quy trình xây dựng kênh phân phối hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Để có được chiến lược phân phối sản phẩm chính xác, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng đến. Khách hàng mục tiêu có đặc điểm gì, ở đâu, độ tuổi nào,....Những thông tin này sẽ là cơ sở để bộ phận marketing đưa ra kế hoạch xây dựng kênh phân phối phù hợp với từng sản phẩm. 

Bước 2: Xây dựng mục tiêu của kênh phân phối

Tại thời điểm này, các nhân viên marketing sẽ trao đổi với giám đốc và các bộ phận liên quan khác để xác định mục tiêu chính xác của kênh phân phối. Tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm, tình hình doanh nghiệp mà đưa ra mục tiêu này. Mục tiêu kênh phân phối đặt ra có thể là mục tiêu về doanh số, lợi nhuận hoặc độ nhận diện thương hiệu....Tất cả sẽ được đưa ra kế hoạch và con số cụ thể để không bị xao nhãng trong quá trình làm việc. 

Bước 3: Tổng hợp các kênh phân phối

Sau khi xác định thành công mục tiêu của kênh phân phối, bộ phận Marketing nên xác định danh sách tất cả các kênh phân phối/ phương thức phân phối có thể có. Đây là hình thức tổng kết lại toàn bộ quá trình phân tích, nghiên cứu để có cơ sở đánh giá.

Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất

Bộ phận Marketing phải ưu tiên các tiêu chí khi lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với tầm nhìn kinh doanh, sứ mệnh chung của công ty và mục tiêu thương mại để tránh xung đột giữa các kênh.

Bước 5: Chăm sóc và phát triển kênh phân phối sau xây dựng

Trong thị trường có sự cạnh tranh đua nhau khốc liệt như ngày nay, việc chăm sóc và phát triển kênh phân phối sau khi xây dựng là điều vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp phải tổ chức khảo sát thường xuyên và áp dụng công nghệ vào để quản lý kênh phân phối hiệu quả.

Xem thêm: Quy trình xây dựng chiến lược Marketing khác biệt thời đại 4.0

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm chiến lược phân phối sản phẩm là gì và cách xây dựng kênh phân phối hiệu quả. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy và cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích ngay nhé. Chúc bạn thành công!
Call Zalo Messenger