Chiến lược Marketing là một bản kế hoạch được xây dựng nên với mục đích tiếp thị một cách tổng thể về sản phẩm dịch vụ để chính doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chiến lược Marketing thường bao gồm mục tiêu, các công việc cần phải làm, khoảng thời gian thực hiện, mức chi phí cần bỏ ra, nhân sự triển khai và các yếu tố khác để hoàn thành mục tiêu đó. Đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, Marketing cũng đóng vai trò quan trọng tới sự sống còn của tổ chức đó.
>>> Xem ngay: Thế nào là Chiến lược marketing MIX
Để có thể xây dựng chiến lược Marketing khác biệt cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0, bạn sẽ cần phải thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:
Mục tiêu chung của các chiến lược Marketing là thúc đẩy để doanh nghiệp phát triển hơn. Chính vì thế trước khi thực hiện bạn cần phải biết doanh nghiệp của mình đang ở đâu để có kế hoạch phù hợp.
Trong các bước xây dựng chiến lược Marketing, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phân tích để nhìn nhận đúng thực trạng của doanh nghiệp. Biết mình đang ở đâu trên con đường phát triển thì mới đưa ra được giải pháp đúng đắn nhất, phù hợp nhất để đưa doanh nghiệp đi lên. Dựa trên ma trận SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Khi các yếu tố này kết hợp với nhau bạn sẽ đưa ra được giải pháp phù hợp.
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Thị trường mà bạn hướng đến là gì? Đặc điểm của phân khúc thị trường này cụ thể như thế nào? Trước khi thực hiện bất kỳ kế hoạch kinh doanh, Marketing nào bạn cũng cần trả lời một cách rõ ràng nhất những câu hỏi trên.
Với cách xây dựng chiến lược Marketing được chia sẻ trong bài viết, thì đây chính là bước lựa chọn phân khúc thị trường. Dựa vào đặc điểm sản phẩm, qua nghiên cứu thị trường bạn sẽ chọn ra một phân khúc thị trường chính cho dòng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đó là nhóm đối tượng khách hàng phù hợp nhất với sản phẩm, là người có mức độ sẵn sàng chi trả tiền cho bạn để đổi lấy sản phẩm dịch vụ cao nhất.
>>> Xem thêm: 5 Nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu - định vị thương hiệu
Công việc xác định mục tiêu của chiến lược Marketing cần dựa trên các mục tiêu SMART. Cụ thể là:
S - Specific: là mức độ chi tiết, cụ thể nhất về mục tiêu
M - Measurable: các mục tiêu có thể đo lường được bằng số liệu
A - Attainable: mục tiêu cần có tính khả thi, có khả năng thực hiện được
R - Relevant: mục tiêu đưa ra cần có tính mật thiết với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
T - Time frame: kế hoạch, mục tiêu xây dựng theo khung thời gian cần phải hoàn thành
>>> Xem thêm: Khóa học marketing online cho người mới bắt đầu
Hiểu về doanh nghiệp của mình, xác định được khách hàng và có mục tiêu rõ ràng rồi, việc tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược Marketing là lên chiến lược Marketing. Có nhiều hướng đi để xây dựng một chiến lược Marketing thành công. Những chiến lược nhỏ trong chiến lược Marketing tổng thể sẽ bao gồm: chiến lược về giá, chiến lược truyền thông, chiến lược kênh Marketing, chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược về con người, chiến lược giá trị khách hàng...
>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing từ A-Z cho người mới bắt đầu
Các nguồn tài nguyên để tạo nên sự thành công của chiến lược marketing rất quan trọng. Bạn cần xác định doanh nghiệp mình đang có gì và cần gì. Về ngân sách cho chiến lược, cần bao nhiêu nhân sự để triển khai, cần tới công nghệ nào để hoàn thành chiến lược…
Khi mọi chỗ trống trong chiến lược đã được lấp đầy, đúng thời điểm sẽ triển khai ngay. Làm theo đúng kế hoạch đã đề ra. Suốt quá trình triển khai luôn cần theo dõi về tiến độ, mức độ thực hiện. Trường hợp đi lệch với kế hoạch đề ra sẽ nhanh chóng sử dụng phương án dự phòng. Toàn bộ quá trình đều cần được đánh giá một cách công tâm chính xác. Kết quả của bước đi trước sẽ quyết định tới quá trình triển khai của bước tiếp theo.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng KPI cho nhân viên Marketing
Đánh giá là một trong những bước quan trọng để có thể điều chỉnh, triển khai Marketing hiệu quả. Khi đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing bạn sẽ nhìn nhận được tổng quan tiến độ của chiến dịch, những điều còn cần cải thiện cũng như những hạng mục đã làm tốt.
Tuỳ thuộc vào từng mỗi chiến dịch Marketing cụ thể mà bạn cần xây dựng bộ tiêu chí phù hợp, khác nhau. Nhìn chung, mức độ hiệu quả sẽ được đánh giá qua các tiêu chí:
Mức độ phủ sóng của thương hiệu/sản phẩm
Mức độ hài lòng của khách hàng
Ngân sách bỏ ra cho một khách hàng
Các báo cáo chỉ số từ website, trang mạng xã hội
Doanh số thu về của doanh nghiệp trong suốt chiến dịch
Để làm nên một chiến lược Marketing sẽ cần rất nhiều yếu tố, trên đây là quy trình xây dựng chiến lược Marketing cụ thể và chi tiết nhất sẽ rất hữu ích với bạn. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy và cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing ngay nhé.
>>> Xem thêm: