TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Hướng dẫn cách xây dựng KPI cho nhân viên Marketing

19:56 | 10/09/2021
Sử dụng KPI là cách chính xác và hiệu quả nhất để lượng hóa những chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên Marketing trong doanh nghiệp. Vậy cách xây dựng KPI cho nhân viên Marketing như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xây dựng KPI cho nhân viên hiệu quả.

1. KPI là gì?

KPI - tiếng Anh được hiểu là Key Performance Indicator, là công cụ để đo lường, là chỉ số để đánh giá hiệu suất công việc thể hiện qua các tỉ lệ, số liệu, chỉ tiêu mục đích phản ánh hiệu quả công việc của cá nhân, tổ chức, bộ phận của doanh nghiệp.
KPI là gì
KPI là gì?
Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp có những chỉ số KPI khác nhau nhằm đánh giá khách quan nhất hiệu quả làm việc của bộ phận đó.
Xem thêm: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dành cho nhà lãnh đạo

2. Ý nghĩa của KPI đối với chủ doanh nghiệp

KPI giúp doanh nghiệp có thể đo lường - đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Bởi vậy, việc xây dựng KPI có ý ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp:
Ý NGHĨA CỦA KPI
Ý nghĩa của KPI đối với chủ doanh nghiệp
  • KPI giúp chủ doanh nghiệp đánh giá được năng lực, hiệu quả làm việc của từng nhân viên, bộ phận, phòng ban. Từ đó chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các chế độ thưởng, kỷ luật và điều chỉnh hợp lý về công việc đối với nhân viên, bộ phận.
  • Thông qua KPI chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát, đánh giá được kế hoạch, mục tiêu đề ra trong từng công việc. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để doanh nghiệp đạt được doanh số, lợi nhuận cao nhất.
  • Đảm bảo được những mục tiêu có thể hoàn thành được như kỳ vọng đặt ra.
  • Hiệu quả của quá trình nghiệm thu thực hiện công việc được nâng cao.

3. Ứng dụng mô hình SMART trong xây dựng KPI cho nhân viên

Mô hình Smart là một trong những mô hình được ứng dụng nhiều trong việc xây dựng mục tiêu. Ứng dụng mô hình SMART cũng được áp dụng hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng KPI cho nhân viên.
Mô hình Smart
Ứng dụng mô hình SMART trong xây dựng KPI cho nhân viên

3.1 Xây dựng KPI cụ thể cho nhân viên

Khi xây dựng các mục tiêu SMART các chủ quản lý doanh nghiệp cần chú ý mục tiêu đặt ra càng  cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì mới dễ dàng xác định được mức độ khả thi và khả năng thực tế có hiệu quả hay không

Nếu
doanh nghiệp xây dựng mục tiêu cho từng nhân viên chỉ ở mức chung chung, không cụ thể thì thực tế rất khó đo lường được mức độ khả thi các công việc có làm đúng như kế hoạch đặt ra hay không.

Ví dụ như mục tiêu “Tăng số lượt truy cập vào Website lên 20% so với tháng trước”, không nên đưa ra các mục tiêu chung như “Tăng số lượt truy cập vào Website”. 
Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing từ A-Z cho người mới bắt đầu

3.2 Gắn KPI với các chỉ số đo lường

Khi xây dựng mục tiêu Marketing chủ doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mình có thể đo lường được mục tiêu đặt ra bằng cách dùng các con số.
Gắn KPI với các chỉ số đo lường
Gắn KPI với các chỉ số đo lường cụ thể
Ví dụ các bạn sẽ không thể đo lường được mục tiêu “Tăng số lượng người truy cập Website bán hàng”, vì không có con số cụ thể bạn không thể biết được số lượng người tăng lên bao nhiêu. Vậy nên, bạn có thể đặt mục tiêu “Tăng số lượng người truy cập Website bán hàng lên gấp 4 lần, từ 1000 lên 4000 người so với quý trước”.

Doanh nghiệp có thẻ sử dụng phần mềm CRM để có thể biết được mức độ tiếp nhận thông tin, hành vi của khách hàng, hiệu quả của mục tiêu từ đó có các điều chỉnh phù hợp trong các mục tiêu tiếp theo.

3.3 Đánh giá tính khả thi của KPI

Chủ doanh nghiệp cần đánh giá được mục tiêu đề ra có tính khả thi hay không? Để xác định tính khả thi của mục tiêu cần xác định được rõ tình hình thực tế hiện tại của doanh nghiệp, năng lực và kinh nghiệm của nhân viên có thể hoàn thành công chỉ tiêu đó hay không.  

Ví dụ như thực tế số lượng người truy cập vào Website của doanh nghiệp tăng lên 10% trong tháng trước, mục tiêu khả thi là con số đo sẽ tăng lên 13 – 16% hơn là 27%.

Chủ doanh nghiệp có thể phân tích, so sánh với những chỉ tiêu của các tháng trước, hoặc năm trước,.. để đưa ra chỉ số KPI cho tương lai.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược SEO Website hiệu quả

3.4 Xem xét mức độ liên quan KPI giữa các phòng ban

Mục tiêu marketing của từng nhân viên Marketing có liên quan đến mục tiêu chung của cả doanh nghiệp? Cần thiết phải có sự liên quan và phù hợp giữa mục tiêu của nhân viên và mục tiêu, định hướng chung của doanh nghiệp.
Xem xét mức độ kết nối giữa các phòng ban
Xem xét mức độ liên quan KPI giữa các phòng ban
Ví dụ như mục tiêu của doanh nghiệp là “Tăng doanh thu lên 20% so với tháng trước” thì xây dựng mục tiêu của nhân viên Marketing phải đảm bảo rằng phải phù hợp với các chỉ số đo lường để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3.5 Gắn KPI với thời gian cụ thể

Chủ doanh nghiệp và nhân viên sẽ làm việc đúng lịch trình cụ thể khi mục tiêu Marketing gắn với thời gian cụ thể theo mô hình SMART.

Quy định thời gian cụ thể cho việc hoàn thành mục tiêu sẽ giúp cho nhân viên có trách nhiệm, động lực làm việc hơn. Nhân viên sẽ cố gắng hết mình  để công việc đạt được hiệu quả theo khung thời gian quy định. Nếu không có sự quy định cụ thể về thời gian, tâm lý nhân viên sẽ không nỗ lực làm việc và cho rằng việc hoàn thành lúc nào cũng được.
Gắn KPI với mốc thời gian
Gắn KPI với thời gian cụ thể
Ví dụ như mục tiêu “Tăng lượt truy cập vào Website lên 20% hàng tháng” , không nên đặt mục tiêu “Tăng lượt truy cập vào Website lên 20%” nhưng không đề cập về thời gian.

Bài viết trên đây là phương pháp giúp chủ doanh nghiệp xây dựng KPI cho nhân viên Marketing hiệu quả. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về Marketing nhé. Chúc bạn thành công!
Call Zalo Messenger