5 Nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu - định vị thương hiệu trong marketing
18:40 | 16/09/2021
Trong hoạt động marketing để phát triển một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp cho sản phẩm là giai đoạn không thể thiếu. Thị trường hàng tỷ dân trên thế giới, bạn phải biết ai, những phân khúc khách hàng nào là phù hợp và có khả năng sử dụng sản phẩm của mình. Vì thế mà phân tích, nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu hoạt động vô cùng quan trọng. Cùng Vinalink Edu khám phá cách để chọn lựa thị trường phù hợp cho sản phẩm của bạn.
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là thị trường tập trung những nhóm khách hàng sở hữu những đặc điểm như sở thích, thói quen, nghề nghiệp, hành vi mua hàng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm gần gũi với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng nằm trong thị trường mục tiêu chính là nhóm khách hàng mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của họ.
Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu?
Nhu cầu của con người chúng ta là vô hạn, thị trường tiêu dùng cũng rất rộng, trong khí đó nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp cũng chỉ đáp ứng được một phân khúc khách hàng nhất định.
Việc tìm lựa chọn thị trường mục tiêu là quá trình doanh nghiệp tìm ra cho mình những đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách toàn diện nhất.
Căn cứ để lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường
Để lựa chọn được đúng thị trường mục tiêu cho một sản phẩm dịch vụ, bạn cần nghiên cứu và lựa chọn dựa trên các tiêu chí phân khúc thị trường.
Cơ hội - tính hấp dẫn của thị trường
Sức hấp dẫn và cơ hội của thị trường còn được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Tiêu chí này tạo nên những phân khúc thị trường riêng biệt. Các đoạn thị trường có cơ hội, có tính hấp dẫn tức là dung lượng thị trường lớn, rào cản gia nhập thị trường thấp, cơ hội thay thế không nhiều, các yếu tố cạnh tranh có nhưng lành mạnh, lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp đủ cao.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Tiêu chí về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp rất quan trọng để lựa chọn ra thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp phải biết thế mạnh của mình để phát huy, tận dụng tối ưu lợi thế để bùng nổ doanh số. Chẳng doanh nghiệp nào lại tự đưa mình vào một thị trường mà xung quanh chỉ toàn rủi ro mà mình không có bất kỳ lợi thế nào cho dù thị trường có hấp dẫn ra sao đi nữa.
5 Nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu - định vị thương hiệu
Từ những tiêu chí để chọn thị trường, sẽ có những các để xác định thị trường mục tiêu chuẩn nhất cho doanh nghiệp.
1. Lựa chọn thị trường mục tiêu ít cạnh tranh
Thị trường ít cạnh tranh, là một phân khúc có đặc điểm đặc trưng hơn so với các phân khúc khác. Nếu đi theo phương án này, doanh nghiệp sẽ chỉ cung cấp một số ít sản phẩm chi toàn bộ thị trường bằng một phương thức tiếp thị gần như là duy nhất. Rất ít đối thủ cạnh tranh tìm đến thị trường này, dung lượng thị trường không lớn nhưng lại có sự độc đáo nhất định.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu theo thế mạnh doanh nghiệp
Theo phương án lựa chọn này, doanh nghiệp cần đánh giá xem lợi thế mà doanh nghiệp mình sở hữu vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh như thế nào. Thị trường này có thể có quy mô nhỏ hoặc lớn, cạnh tranh có thể ít hoặc nhiều nhưng doanh nghiệp lại sở hữu những thế mạnh nhất định để tạo nên thành công lớn.
Theo cách xác định thị trường mục tiêu chuyên môn hoá sản phẩm, doanh nghiệp chỉ tập trung nguồn lực vào một hoặc một dòng sản phẩm chủ đạo duy nhất. Các sản phẩm sẽ được hiệu chỉnh sao cho phù hợp với thị Phát triển sản phẩm theo chuyên môn hoá sản phẩm, doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vào sản xuất sản phẩm vì tính chất tương tự nhau ở các đoạn thị trường khác nhau. Doanh nghiệp cũng sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, tiết kiệm về chi phí và thời gian. Nhưng nếu trên thị trường xuất hiện sản phẩm thay thế với ưu điểm vượt trội, công nghệ mới thì nguy cơ đào thải sản phẩm khỏi thị trường là rất lớn.
4. Chuyên môn hóa theo thị trường
Chuyên môn hoá theo thị trường, doanh nghiệp sẽ tập trung vào hoạt động phục vụ nhu cầu của một phân khúc thị trường mục tiêu. Dựa vào các các tiêu chí phân khúc thị trường, doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu riêng cho hệ sản phẩm của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp là cung cấp hệ sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng trong thị trường này.
5. Lựa chọn thị trường mục tiêu trong marketing bao phủ toàn bộ thị trường
Chiến lược bao phủ toàn bộ thị trường là một phương án dành cho các doanh nghiệp lớn. Cần nguồn lực lớn và cung cấp sản phẩm đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu của khách hàng về một hệ sản phẩm nhất định. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phục vụ thị trường theo hai hướng là qua Marketing không phân biệt hoặc Marketing phân biệt
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực, định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing. Chúc bạn thành công!