TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

13:31 | 14/09/2021
Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công của một doanh nghiệp là quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Vậy các phương pháp nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp và thực hiện việc hoạch định kế hoạch công việc, tổ chức, quản trị, theo dõi, kiểm tra và giám sát tất cả các hoạt động của công ty. 
quản lý doanh nghiệp là gì
Quản lý doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp sẽ sử dụng nhân lực, vật lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp theo các giai đoạn nhất định. Mục tiêu ở đây có thể là mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu thương hiệu, mục tiêu marketing,..

2. Những kỹ năng của người quản lý doanh nghiệp

Người quản lý - chủ doanh nghiệp cần có những kỹ năng cần thiết sau đây để có thể quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất.
Kỹ năng quản lý của doanh nghiệp
Những kỹ năng của người quản lý doanh nghiệp

Kỹ năng đánh giá khả năng làm việc của nhân viên

Kỹ năng đánh giá khả năng làm việc của nhân viên là một trong kỹ năng quan trọng của người quản lý doanh nghiệp. Khi người quản lý đánh giá được khả năng của nhân viên, điểm mạnh, điểm yếu của họ thì phân bổ công việc sẽ có hiệu quả nhất. Khi nhân viên được làm công việc đúng với khả năng của mình họ sẽ nhiệt huyết và cố gắng hết sức mình.

Kỹ năng giải quyết rủi ro

Trong bất cứ công việc kinh doanh nào, rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên đối với người quản lý doanh nghiệp cần lường trước được những rủi ro gặp phải và hướng xử lý tốt nhất. Khi gặp phải những vấn đề không hay xảy ra người quản lý cần bình tĩnh và phân tích vấn đề một cách thấu đáo nhất về nguyên nhân, cách giải quyết tối ưu nhất trong tình huống đó.

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên

Người quản lý cần phải là người có thể tạo động lực, thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn với một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả mọi người. Chỉ như vậy nhân viên mới có ý chí phấn đấu và nhiệt huyết để thực hiện các công việc được giao một cách tốt nhất, chứng minh năng lực bản thân để có thể đạt được sự thăng tiến trong công việc.

Xem thêm: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dành cho nhà lãnh đạo

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng với mỗi nhà quản lý. Bởi chỉ khi biết lắng nghe thì nhà quản lý mới thực sự thấu hiểu nhân viên, có những biện pháp để giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, nỗ lực hết mình vì doanh nghiệp. Khi được lắng nghe, nhân viên cũng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, điều này sẽ giúp hình thành nên sự trung thành với doanh nghiệp. 

3. Các phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Những phương pháp quản lý doanh nghiệp dưới đây sẽ hỗ trợ hiệu quả cho những nhà lãnh đạo có thể quản lý doanh nghiệp hiệu quả, phát triển bền vững.

Xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết

Xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể là một trong những phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả dành cho những nhà lãnh đạo. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp nhà lãnh đạo định hướng các mục tiêu cụ thể và cách thức để thực hiện những mục tiêu đó. Trong bản kế hoạch, bạn sẽ dễ  dàng quản lý được những công việc nào cần làm trước, thời gian để hoàn thiện các công việc cũng như phân bổ nhân sự phù hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing từ A-Z cho người mới bắt đầu

Phân bổ nhân sự phù hợp

Việc phân bổ nhân sự phù hợp theo kế hoạch làm việc chi tiết là một trong những phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả không thể bỏ qua. Bởi khi nhà lãnh đạo, người quản lý của doanh nghiệp hiểu rõ được những nhân viên phù hợp với từng nội dung công việc cụ thể sẽ giúp các mục tiêu được thực hiện một cách tốt nhất, phát huy được năng lực làm việc của nhân viên. 
Phân bổ nhân sự phù hợp
Phân bổ nhân sự phù hợp

Phân chia quyền lực trong doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo giỏi là người biết dùng người giỏi. Ngoài việc phân bổ nhân sự phù hợp với từng nội dung công việc cụ thể thì việc trao quyền quản lý cho những người thích hợp sẽ giảm tải công việc của nhà lãnh đạo, lại đảm bảo được sự hiệu quả trong công việc, tạo động lực cố gắng, phát huy năng lực bản thân cho nhân viên.

Kiểm soát các dữ liệu cơ bản trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thường có nhiều loại dữ liệu, người quản lý cần phân chia ra theo từng loại và kiểm soát hiệu quả mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất. Các dữ liệu cơ bản trong doanh nghiệp cần kiểm soát bao gồm:
  • Kiểm soát tốt nguồn tiền
  • Kiểm soát số lượng hàng hóa bán ra giảm hay tăng
  • Kiểm soát hiệu quả làm việc của nhân viên, bộ phận
  • Kiểm soát hàng hóa tồn kho
  • Theo dõi những khoản nợ phải thu

Ứng dụng công nghệ trong quản lý

Với sự phát triển mạnh mẽ của những công nghệ hiện đại như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý không còn quá xa lạ với doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ sử dụng các phần mềm tự động, quản lý online sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác tốt nhất.

4. 5 Phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất

Những phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp cho những nhà lãnh đạo có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những định hướng phát triển kịp thời nhất. 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến rất được ưa chuộng hiện nay phải kể đến như:
  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp erp AMIS.VN
  • Hệ thống quản trị doanh nghiệp Open Bravo
  • Phần mềm doanh nghiệp SAP Business One
  • Phần mềm Microsoft Dynamic
  • Phần mềm quản lý Oracle
Phần mềm quản lý doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất
Mỗi phần mềm sẽ có những ưu - nhược điểm riêng những nhìn chung, chúng đều giúp những công việc quản lý doanh nghiệp trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Xem thêm: Tổng hợp 5 kênh Marketing thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả dành cho các nhà lãnh đạo. Theo dõi ngay Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.
 
Call Zalo Messenger