TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA Protected cho website

10:42 | 28/02/2024

Nếu bạn là chủ sở hữu một website, bạn nên biết cách đăng ký DMCA để bảo vệ nội dung của mình khỏi những kẻ đạo văn và cạnh tranh không lành mạnh. Trong bài viết này, Vinalink Academy giải đáp chi tiết “DMCA là gì?” và hướng dẫn bạn cách đăng ký DMCA cho website từ A-Z, cũng như cách làm nội dung ra sao để tránh bị báo cáo DMCA. Hãy cùng theo dõi nhé!

DMCA là gì?

Khái niệm DMCA

Khái niệm DMCA

DMCA (viết tắt của Digital Millennium Copyright Act) là một đạo luật của Hoa Kỳ, được tổng thống Bill Clinton ký ban hành vào ngày 28/11/1998 để thực hiện 2 hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 1995. Đạo luật này được ra đời nhằm bảo vệ những nhà sáng tạo/nhà sản xuất trước những vi vi phạm liên quan tới hành vi xâm phạm bản quyền như: đạo văn, crack (bẻ khóa), hoặc cung cấp - kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép.

Khi một nội dung vi phạm bản quyền (chẳng hạn như đạo văn), người chủ sở hữu gốc hoàn toàn có thể báo cáo tới dịch vụ DMCA thông qua trang DMCA Takedown Form tại địa chỉ: https://www.dmca.com/signup/createtakedown.aspx

DMCA hoạt động như thế nào?

Các thức hoạt động của DMCA

Các thức hoạt động của DMCA

Để bảo vệ bản quyền của mình, bạn cần đăng ký DMCA thông qua việc thêm một đoạn code vào trang web của mình. Qua đó, DMCA sẽ thiết lập một bản chứng nhận duy nhất cho nội dung của bạn. Bạn có thể xem bản chứng nhận này bằng cách nhấn vào biểu tượng DMCA Protection trên trang web của bạn.

Trong trường hợp phát hiện một trang web nào đó xuất hiện nội dung giống nội dung của bạn và nghi ngờ về hành vi “đánh cắp” bản quyền, bạn có thể thông báo cho bộ phận “DMCA Protection”. Tiếp theo, DMCA sẽ thực hiện trách nhiệm thông báo với chủ quản website “bị tình nghi” để xác nhận cũng như giải quyết vấn đề. Nếu như các hoạt động trên không có kết quả, DMCA sẽ tiến hành gửi sự việc cho bên cung cấp dịch vụ, ở đây là OSP/ISP để họ có biện pháp xử lý.

Về cơ bản, sẽ có những biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vi phạm bản quyền của các đối tượng. Tất cả nội dung dính DMCA sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm web như: Google, Yahoo, Bing,… 

Nội dung được DMCA bảo vệ

Như đã nói ở trên, DMCA bảo vệ bản quyền của các sản phẩm kỹ thuật số trên Internet, bao gồm:

  • Âm nhạc:  bài hát, giai điệu, album, lời bài hát, nhạc nền (beat),…

  • Phim ảnh: phim, clip, chương trình truyền hình, phim hoạt hình,…

  • Sách/bài viết: bài viết, bài báo, bài nghiên cứu, sách, truyện ngắn, tiểu thuyết,…

  • Hình ảnh/đồ họa: hình ảnh, ảnh chụp, tranh vẽ, thiết kế đồ hoạ, …

  • Chương trình/phần mềm: Ứng dụng máy tính, ứng dụng di động, games, extension, plugin,…

  • Thông tin cá nhân/tổ chức: Hồ sơ thông tin cá nhân, công ty,..

Hướng dẫn đăng ký DMCA

Để đăng ký DMCA cho website của bạn, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của DMCA tại địa chỉ https://www.dmca.com/ và nhấn vào nút “Sign Up”.

Trang chủ của DMCA

Trang chủ của DMCA

Bước 2: Chọn “Get a FREE Badge” để đăng ký DMCA miễn phí. Tiếp theo, bạn khai báo họ và tên, địa chỉ email và bấm Sign Up.

dmca-protected

Chọn "Get a FREE Badge"

Bước 3: Chọn huy hiệu “DMCA Protected” mà bạn muốn hiển thị trên website của bạn. Sau đó, DMCA sẽ hiển thị cho bạn một đoạn mã HTML tương ứng với huy hiệu đó để bạn chèn vào website.

Cài mã HTML để có Badge của DMCA

Cài mã HTML để có Badge của DMCA

Bước 4: DMCA sẽ gửi e-mail cho bạn, trong đó có thông tin tài khoản và mật khẩu để bạn đăng nhập trên hệ thống.

Bước 5: Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được dẫn vào một dashboard. Bạn kéo dưới mục “Sites” >> “Add a site” và nhập domain website của bạn. Sau khi nhập xong, bạn nhấn “Add Site”

Chọn Add a site để thêm website bảo vệ

Chọn Add a site để thêm website bảo vệ

Bước 6: Hệ thống tiếp tục yêu cầu bạn chèn đoạn mã được cung cấp vào website của mình để xác nhận quyền sở hữu. 

Bước 7: Sau khi thực hiện xong, bạn chờ trong khoảng 24 giờ và đăng nhập vào DMCA để xem kết quả.

Hướng dẫn kiểm tra website có bị DMCA Takedown không?

Trang Transparency Report của Google

Trang Transparency Report của Google

Khi truy cập vào trang web https://transparencyreport.google.com/copyright/overview?hl=vi, bạn có thể kiểm tra xem trang web có bị dính DMCA dựa trên danh sách của Google. Tất cả các trang web bị báo cáo lên Google sẽ được liệt kê ở đây. Để xem thông tin, hãy truy cập vào mục "Khám phá dữ liệu" và bạn sẽ tìm thấy các thông tin sau:

  • Khám phá dữ liệu

  • Chủ sở hữu bản quyền

  • Tổ chức báo cáo

  • Miền được chỉ định

  • URL được yêu cầu

Để kiểm tra xem trang web của bạn hoặc một tên miền nào đó có bị dính DMCA hay không, hãy nhập tên miền vào ô "Tìm kiếm".

Làm sao để tránh bị DMCA takedown

Để tránh bị báo cáo DMCA, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng bản quyền của người khác: Đây là điều cơ bản nhất mà bạn cần làm khi sử dụng nội dung trên Internet. Bạn không nên sao chép, bẻ khóa, phân phối trái phép các sản phẩm kỹ thuật số mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Nếu bạn muốn sử dụng nội dung của người khác, bạn nên xin phép và sau đó ghi nguồn, trích dẫn.

  • Sáng tạo nội dung riêng: Đây là cách tốt nhất để bảo vệ bản quyền của bạn và tránh bị báo cáo DMCA. Bạn nên tự viết, tự chụp, tự thiết kế, tự lập trình Original Content mà bạn muốn đăng tải trên internet của bạn. Bạn cũng nên đăng ký DMCA để có bản chứng nhận cho nội dung của bạn và thêm biểu tượng DMCA Protection để ngăn chặn việc bị đánh cắp tài sản số. 

  • Kiểm tra nội dung trùng lặp: Trước khi đăng tải nội dung lên website của bạn, bạn nên kiểm tra xem nội dung đó có bị trùng lặp với các website khác hay không. Bạn có thể sử dụng các công cụ check đạo văn như: SmallSEOTool, Copyleak, Spineditor,... để thực hiện việc này. Nếu phát hiện nội dung trùng lặp, bạn nên viết lại nội dung bằng cách thay đổi từ ngữ, thêm bớt chi tiết,... sao cho khác với văn bản gốc

  • Kháng cáo DMCA nếu bị “oan sai”: Trong trường hợp bạn bị báo cáo DMCA sai sự thật, bạn có quyền kháng cáo DMCA để bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn cần cài đặt Google Search Console để nhận được thông báo từ Google khi bị báo cáo DMCA. Sau đó, bạn cần cung cấp các bằng chứng chứng minh với Google rằng bạn là chủ sở hữu bản quyền của nội dung bị báo cáo. Bạn cũng nên cài đặt DMCA xuống footer của website của bạn để có thể kháng cáo DMCA dễ dàng hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Vinalink Academy có thể cung cấp cho bạn về DMCA là gì và cách đăng ký DMCA cho website của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DMCA và biết cách bảo vệ bản quyền của mình trên Internet. Chúc bạn thành công!

Khoá học Content Marketing - Sáng tại nội dung của Vinalink Academy

Khoá học Content Marketing - Sáng tại nội dung của Vinalink Academy

>>> Xem thêm: Khoá học 3C - Sáng tạo nội dung của Vinalink Academy để có thể tự tạo cho mình những nội dung chất lượng mà không đụng hàng nhé !

Call Zalo Messenger