TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Internal Link là gì? Hướng dẫn đặt liên kết nội bộ tối ưu SEO

10:01 | 30/01/2024

Khi làm SEO, ai cũng hiểu rằng Link được Google sử dụng như 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhất khi xếp hạng trang web trên bảng kết quả tìm kiếm bên cạnh Content và RankBrain. Trong Link sẽ được chia thành: Internal Link, External Link,... Vậy cụ thể Internal Link là gì, External Link là gì? Tất cả sẽ được Vinalink Academy chia sẻ ngay sau đây.

Internal Link là gì?

Khái niệm Internal Link

Khái niệm Internal Link

Internal Link là những liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một website. Ví dụ: Website của bạn có hai bài viết A và B có chủ đề liên quan đến nhau, bạn có thể đặt đường dẫn trong bài viết A giới thiệu về bài viết B - đó là một Internal Link.

Internal link có giá trị rất lớn trong việc điều hướng người truy cập thực hiện những hành vi mong muốn trên trang, giúp tăng chỉ số Time-on-site, giảm Bounce Rate và thậm chí có thể tăng lượt chuyển đổi. Về mặt SEO Onpage, Internal link đóng vai trò như một cầu nối “truyền sức mạnh” từ bài viết đã lên TOP cho các trang chưa được xếp hạng mong muốn để chúng có thứ hạng tốt hơn.

External Link là gì?

Khái niệm External Link

Khái niệm External Link

Ngược lại với Internal Link, External Link là những liên kết link ra bên ngoài. Theo tính chất, người ta chia External Link thành hai loại gồm:

  • Outbound Link: Là các đường link từ website khác đặt trong bài viết. Ví dụ: Bạn dẫn link báo trong bài viết để khẳng định tính xác thực trong nội dung bài viết.

  • Inbound Link: Còn được gọi là Backlink, đây là những liên kết từ trang của bạn được website khác dẫn lại. Ví dụ: Một web Báo viết bài về Vinalink Academy và dẫn link website của chúng tôi trên bài viết của họ.

Tại sao Internal Link quan trọng khi tối ưu SEO

Internal Link có nhiều lợi ích khi tối ưu SEO, bao gồm:

Giúp liên kết các nội dung

Internal Link giúp liên kết các nội dung có liên quan đến nhau website. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và khám phá nhiều nội dung hơn trong website của bạn, từ đó cải thiện được các chỉ số như time-on-site và bounce rate - hai chỉ số rất quan trọng trong xếp hạng trang web trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP).

Hỗ trợ công cụ tìm kiếm phát hiện nội dung

Thông qua Internal Link, chúng sẽ giúp bot của công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thấy, thu thập và lập chỉ mục của các trang khác trong website của bạn. Điều này giúp các nội dung trong web bạn có cơ hội xuất hiện cao hơn trên kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều khách truy cập hơn.

Liên kết chất lượng

Một internal link được đặt từ các trang đã bắt TOP sẽ có khả năng “truyền sức mạnh” và độ uy tín một phần cho các trang khác trong cùng website. Điều này sẽ giúp các nội dung mới của web bạn lên Top dễ dàng hơn trên SERP.

Mô hình đặt Internal Link hiệu quả cho SEO 

Trên thế giới có 3 mô hình đặt Internal Link được nhiều SEOer cho là hiệu quả là: Mô hình kim tự tháp, mô hình bánh xe và mô hình theo cấu trúc Silo.

Mô hình kim tự tháp

Mô hình Pyramid khi đặt Internal Link

Mô hình Pyramid khi đặt Internal Link

Mô hình kim tự tháp Pyramid là một cách để xây dựng liên kết giữa trang chủ và các chuyên mục phụ. Từ trang chủ, bạn sẽ tạo các liên kết dẫn đến các chuyên mục nhỏ hơn. Ngược lại, các trang chuyên mục sẽ chứa các liên kết ngược trở lại trang chủ bằng các từ khóa có liên quan.

Để tăng tính hữu ích của mô hình này, bạn nên đặt các chuyên mục quan trọng ở vị trí thuận tiện trên trang chủ để người dùng dễ dàng nhìn thấy và truy cập. Mô hình liên kết này rất hữu ích cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho các trang chuyên mục và trang chủ.

Mô hình bánh xe

Mô hình bánh xe là một kỹ thuật để đặt các liên kết nội bộ phù hợp trên cùng một trang web, đặc biệt thích hợp cho những trang web cần tối ưu hóa (SEO) cho nhiều từ khóa khác nhau. Khác với mô hình "kim tự tháp" tập trung vào một đích duy nhất, mô hình bánh xe sẽ phân bổ nguồn lực đều cho các trang con trên toàn bộ trang web.

Mô hình bánh xe giúp đảm bảo công bằng và cân đối cho các trang trên trang web, mang lại sức mạnh tương đối đều cho từng trang. Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình này là bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để tối ưu hóa từ khóa cho từng trang, đồng thời Google cũng không đánh giá cao mô hình này vì các bot của Google không thể tìm ra trang đích một cách hiệu quả.

Để lựa chọn mô hình Internal Link phù hợp, bạn nên tập trung vào mục đích SEO của mình và cân nhắc kỹ lưỡng.

Mô hình cấu trúc Silo

Đặt Internal Link theo cấu trúc Silo

Đặt Internal Link theo cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc được thể hiện thông qua mô hình Internal Link, giúp kết nối và biểu thị mối quan hệ giữa các trang trên một website. Khi bạn sử dụng cấu trúc Silo, việc đi link sẽ giúp bot của Google dễ dàng thu thập thông tin, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cào, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng truy cập vào website để tiếp cận sản phẩm.

Cấu trúc Silo giúp tạo ra một hệ thống liên kết rõ ràng và có tổ chức, giúp ngăn chặn sự phân tán và mờ mọt của thông tin trên website. Bằng cách xác định các chủ đề chính và sắp xếp các trang con sao cho liên kết chủ đề chung, cấu trúc Silo tăng tính mạnh mẽ và tập trung của trang web.

Kết quả là, cấu trúc Silo không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình thu thập dữ liệu cho Google, mà còn đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận sản phẩm, thông tin một cách hiệu quả.

Hướng dẫn cách đặt Internal Link tối ưu cho SEO

Để tối ưu hóa chiến lược đi Internal Link, bạn có thể tham khảo các mẹo sau khi đặt các liên kết ở các trang:

  • Xác định cấu trúc lý tưởng cho trang web của bạn: Cấu trúc lý tưởng của website là hình kim tự tháp với trang chủ là đỉnh, danh mục lớn nằm giữa và các bài đăng/sản phẩm nằm ở dưới. Bạn cần đảm bảo sao cho việc đặt Internal link các trang sao cho website đảm bảo đúng cấu trúc này.

  • Xác định nội dung quan trọng nhất của bạn: Xác định nội dung quan trọng nhất của bạn, có thể là nội dung cốt lõi của doanh nghiệp. Thêm nhiều liên kết nội bộ đến nội dung này để thông báo cho Google rằng đây là nội dung quan trọng nhất của bạn. Các vị trí phổ biến bao gồm bản sao bài viết, cuối bài viết, và thanh điều hướng.

  • Thêm liên kết ngữ cảnh: Khi bạn có nhiều bài viết về một chủ đề cụ thể, hãy thêm Contextual link (liên kết ngữ cảnh) trực tiếp trong bài viết hoặc ở cuối bài viết để cho Google và người truy cập biết rằng những bài viết đó liên quan chủ đề, từ đó kích thích người dùng bấm vào xem thêm nhiều hơn nội dung trong website bạn.

  • Liên kết các trang phân cấp: Nếu trang web của bạn có trang phân cấp như cấu trúc Silo, hãy liên kết từ trang cha đến trang con và ngược lại. Đồng thời, bạn có thể liên kết các nội dung trang con với nhau nếu chúng cùng chung chủ đề.

  • Thêm mục “Bài viết liên quan”: Phần “Bài viết liên quan” sẽ tự động hiển thị những nội dung có cùng chuyên mục, giúp kích thích người đọc xem tiếp những bài viết khác trên trang. Để làm được việc này, bạn có thể sử dụng plugin/module có sẵn hoặc tự code phần này để chúng hiển thị trên website bạn. 

  • Ưu tiên liên kết những bài viết được lên TOP, có nhiều traffic: Như đã đề cập ở trên, internal link có thể “truyền sức mạnh” từ trang này đến trang khác. Điều này sẽ giúp những bài viết/trang mới nhanh được Google index và xếp hạng trên SERP hơn. 

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink Academy cho thắc mắc “Internal Link là gì?”, “External Link là gì?” và các phương pháp đặt Link hiệu quả. Hy vọng rằng, với những kiến thức về các loại liên kết được chia sẻ trong bài viết của chúng tôi, bạn sẽ có chiến lược đi Link phù hợp để website lên top nhanh chóng!

Call Zalo Messenger