TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Bounce Rate là gì? Cách tính và tối ưu tỷ lệ thoát trang

15:28 | 29/01/2024

Trong bài viết này, Vinalink Academy sẽ giải đáp A-Z những thắc mắc của bạn Bounce Rate là gì và làm sao để giảm chỉ số này càng tốt càng tốt trong báo của bạn nhé !

Bounce Rate là gì ?

Khái niệm Bounce Rate

Khái niệm Bounce Rate

Bounce Rate được hiểu là chỉ số đo lượng người truy cập thoát khỏi mà không thực hiện bất cứ hành động nào trên trang như bấm vào link (liên kết), thêm giỏ hàng, điền biểu mẫu,.... Ví dụ: Bounce Rate của website bạn là 70%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, có 70 lượt chỉ vào xem rồi thoát ra ngay mà không có bất cứ tương tác nào.

Bounce Rate hiện nay được xem như là một thước đo chất lượng nội dung, trải nghiệm sử dụng của website. Cụ thể, chỉ số này cho bạn biết liệu website của bạn liệu có thu hút được sự quan tâm của người dùng hay không, có cung cấp được những thông tin hữu ích hay không và có khuyến khích, lôi kéo được người dùng thực hiện những hành vi mong muốn hay không. 

Đặc biệt, Bounce Rate cũng là một chỉ số ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm Google. Một website có tỷ lệ Bounce Rate cao ở các trang có thể làm giảm khả năng xuất hiện của website trên top đầu kết quả tìm kiếm.

Cách tính Bounce Rate của một website

Chỉ số Bounce Rate trong Google Analytics

Chỉ số Bounce Rate trong Google Analytics

Bounce Rate của một website sẽ được tính bằng công thức sau:

Bounce Rate (%) = (Số lượt truy cập một trang duy nhất / Tổng số lượt truy cập vào website) × 100%

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics để theo dõi và đo lường Bounce Rate của website của bạn. Google Analytics sẽ ghi nhận một lượt truy cập là bounce khi người dùng rời khỏi trang qua những hành động sau:

  • Nhấn vào nút quay lại (Phổ biến nhất).

  • Đóng trình duyệt hoặc đóng tab.

  • Nhập URL của trang khác lên thanh địa chỉ.

  • Không thực hiện bất cứ hành động nào trong 30 phút.

  • Nhấp vào một đường liên kết dẫn ra ngoài.

Tỷ lệ Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ Bounce Rate tốt ở mức bằng hoặc dưới 60% được nhiều SEOer coi là chỉ số Bounce Rate lý tưởng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những mức sau:

  • 26-40%: Tỷ lệ thoát rất tốt

  • 41-55%: Tỷ lệ thoát mức tốt

  • 56-70%: Tỷ lệ thoát mức ổn

  • Trên 70%: Tỷ lệ thoát không tốt, cần cải thiện hơn

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những con số trên chỉ mang tính tham khảo vì không phải trường hợp nào cũng đúng. Ví dụ như một trang web thông tin giải đáp một câu hỏi cụ thể thì Bounce Rate có thể rất cao - lên đến 90%. Điều này không có nghĩa là trang web này có chất lượng kém mà chỉ là người đọc đã tìm thấy chính xác những gì họ cần và không còn nhu cầu xem các trang khác.

Bounce Rate và Exit Rate

Bounce Rate và exit rate là hai chỉ số thường bị nhầm lẫn, nhưng thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

 

Bounce rate

Exit rate

Khái niệm

Bounce rate được hiểu là chỉ số đo lượng người truy cập thoát khỏi mà không thực hiện bất cứ hành động nào trên trang như bấm vào link (liên kết), thêm giỏ hàng, điền biểu mẫu,...

Exit rate là tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web sau khi xem nhiều trang khác nhau. 

Điều này có nghĩa, sau khi 1 độc giả đọc nhiều nội dung khác nhau trên website, trang được cuối cùng được người dùng xem trước khi rời đi sẽ được tính là 1 lượt Exit.

Lượt Pageview

1

Lớn hơn 1

Công thức tính

Bounce rate (%) = (Số lượt truy cập một trang duy nhất / Tổng số lượt truy cập vào website) × 100%

Exit rate (%) = (Số lần thoát của trang / Tổng số lượt truy cập xem trang) × 100%

Sử dụng để đánh giá

  • Chất lượng nội dung của trang còn kém.

  • Nội dung không liên quan đến mục đích tìm kiếm

  • Thiết kế, trải nghiệm website không tốt.

Sự thiếu thu hút trong việc điều hướng độc giả, khách hàng thực hiện những hành vi mong muốn của trang.

Ví dụ

Bounce rate website là 70%. Điều này có nghĩa trong 100 lượt truy cập vào website, có tời 70 lượt chỉ  xem rồi thoát ra ngay mà không có bất cứ tương tác nào.

Website ABC có 3 trang: trang A, trang B và trang C. Exit rate của trang A là 50%. Điều này có nghĩa, trong 100 lượt truy cập vào website đó, có 50 lần trang A đóng vai trò là “điểm cuối rời khỏi website” của độc giả sau khi đọc trang A, trang B,....

Cách làm giảm tỉ lệ Bounce Rate

Làm giảm tỉ lệ Bounce Rate là một trong những cách cực kỳ tốt để tăng trải nghiệm người dùng, tăng thời gian giữ chân người truy cập (time-on-site) trên website, từ đó cải thiện khả năng chuyển đổi khách hàng.

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn làm giảm tỉ lệ Bounce Rate của website của bạn:

  • Nội dung chất lượng: Bạn cần cung cấp nội dung chất lượng, hữu ích và liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Nội dung của bạn nên có cấu trúc rõ ràng, dễ đọc, và dễ hiểu. Trong bài viết, bạn nên sử dụng các tiêu đề, đoạn văn, danh sách, hình ảnh, video, hoặc đồ họa để trình bày nội dung một cách sinh động và thu hút.

  • Tạo liên kết nội bộ (internal link) có liên quan: Liên kết nội bộ là một cách để khuyến khích người dùng khám phá thêm các trang khác trên website của bạn. Bạn nên chọn những liên kết có liên quan và có giá trị để tạo internal link và đặt chúng ở những vị trí dễ thấy, dễ bấm.

  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang của website: Nếu trang web của bạn tải quá chậm, người dùng sẽ mất kiên nhẫn và rời đi. Bạn nên kiểm tra và cải thiện tốc độ tải trang của website bằng cách sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights, GTmetrix, Pingdom,...

  • Thiết kế website theo nguyên tắc Responsive: Responsive là một thuật ngữ để chỉ website có thể tự điều chỉnh giao diện phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị mà người dùng sử dụng. Với một website responsive, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn khi xem website trên điện thoại, máy tính bảng, laptop hoặc PC.

  • Thêm các call to action vào trang web: Call to action là những nút, liên kết hoặc văn bản mời gọi người dùng thực hiện một hành động nhất định trên website, ví dụ như: đăng ký, mua hàng, liên hệ, đọc thêm,.... Call to action giúp tăng sự tương tác của người dùng với website và hướng dẫn họ thực hiện hành vi đúng theo mong muốn của bạn.

  • Cung cấp các nội dung liên quan hoặc gợi ý cho người dùng: Bạn có thể thêm các phần như “Bài viết liên quan”, “Sản phẩm liên quan”, “Bạn có thể quan tâm”,... trên website của bạn để giới thiệu cho người dùng những nội dung hoặc sản phẩm khác liên quan mà người đọc chắc chắn sẽ quan tâm. Điều này sẽ giúp người dùng tìm thấy những thông tin hữu ích hơn và kéo dài thời gian hoạt động của họ trên website của bạn.

Trong bài viết này, Vinalink Academy đã giới thiệu cho bạn về Bounce Rate là gì, cách tính Bounce Rate của một website cũng như phương pháp giảm chỉ số này trong tối ưu SEO. Hy vọng rằng, với những kiến thức về Bounce Rate được chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết thêm một chỉ số hữu ích để phục vụ trong quá trình SEO và tối ưu trải nghiệm website của mình.

Chúc bạn thành công !

Khoá học SEO VUA - Tối ưu website bán hàng chuẩn SEO

Khoá học SEO VUA - Tối ưu website bán hàng chuẩn SEO

Tham gia ngay khoá học SEO VUA - Giúp tối ưu website giữ chân khách hàng để giảm tỉ lệ Bounce Rate cũng như có cơ hội phát sinh chuyển đổi nhé !

Call Zalo Messenger