TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Marketplace là gì? Tiềm năng phát triển của Marketplace

20:37 | 22/07/2021
Marketplace - một mô hình kinh doanh mới phát triển trong những năm trở lại đây và được nhiều doanh nghiệp tiên phong áp dụng như Tiki, Shopee, Sendo, Lazada… Vậy Marketplace là gì? Những cơ hội phát triển nào dành cho Marketplace trong tương lai? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Marketplace là gì?

Marketplace dịch theo nghĩa tiếng anh có nghĩa là chợ. Tuy nhiên, khi gắn liền với mô hình kinh tế đang đề cập đến thì marketplace được hiểu là hình thức thương mại điện tử trung gian, kết nối giữa người bán và người mua, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
 
marketplace là gì
Marketplace là gì?

Marketplace giống như một khu chợ truyền thống vậy. Nhưng tại đây, người mua và người bán không cần trực tiếp gặp nhau mà thực hiện các giao dịch trao đổi hàng hóa thông qua sàn thương mại điện tử. Nói cách khác, marketplace chính là chợ Online, được thực hiện trên một website/ trang thương mại điện tử để mua bán hàng hóa.

Mô hình kinh doanh Marketplace vô cùng quen thuộc với chúng ta đó chính là các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo,...

2. Cách phân loại Marketplace phổ biến hiện nay

Hiện nay, Marketplace có thể phân chia thành các loại khác nhau dựa theo từng tiêu chí phân loại. Các mô hifnnh Marketplace phổ biến phải kể đến như:

2.1 Phân loại dựa vào đối tác kinh doanh

Dựa vào đối tác kinh doanh là cá nhân hay doanh nghiệp mà marketplace được phân loại thành C2C Marketplace và B2C Marketplace.
 
Phân loại Marketplace
Phân loại dựa vào đối tác kinh doanh

- C2C Marketplace là mô hình kết nối giữa các cá nhân, hộ kinh doanh với người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch. Bất kỳ ai có sản phẩm đều có thể trở thành người bán hàng trên Marketplace. Nhóm đối tượng này có ít chi phí để chạy marketing và chưa có nhiều kênh khác hỗ trợ bán hàng.
 
Mô hình C2C
Mô hình Marketplace B2C áp dụng tại Shopee

- B2C Marketplace là mô hình kết nối giữa các doanh nghiệp, nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu Việt Nam tới người tiêu dùng. Để nhận biết được B2C và C2C bạn có thể nhìn thấy thông qua danh mục Mall như Shoppe Mall, Lazala Mall,.... Đây là nơi bán hàng dành cho các doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
 
Mô hình shopee mall
Mô hình Marketplace áp dụng tại Shopee Mall

2.2 Phân loại dựa vào sản phẩm

Dựa theo sản phẩm kinh doanh, Marketplace có thể chia thành các loại phổ biến như sau:
- Marketplace dọc: cung cấp các loại sản phẩm cùng loại từ nhiều nhà cung cấp khác nhau
- Marketplace ngang: cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau nhưng tượng tự về ngành hàng, sản phẩm có đặc điểm giống nhau
- Marketplace hỗn hợp: bán đa dạng tất cả các loại sản phẩm khác nhau
    Xem thêm: Tìm kiếm mặt hàng kinh doanh dễ bán, lãi cao

3. Ưu điểm của mô hình phát triển Marketplace

Không thể phủ nhận được khi bán hàng trên Marketplace, bạn có thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Đây chính là cơ hội bán hàng tuyệt vời dành cho bạn mà không phải kênh bán hàng nào cũng có thể làm được.

Bên cạnh đó, marketplace giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí Marketing, chi phí quản lý, chi phí logistics. Từ đó, gia tăng được doanh thu, lợi nhuận hơn hẳn các hình thức thông thường. Mọi hoạt động giờ đây đều được thực hiện trên sàn giao dịch điện tử nên khấu xử lý khá nhanh chóng và tiện lợi dành cho tất cả đối tượng.

 
Ưu điểm của Marketplace
Ưu điểm của mô hình phát triển Marketplace

Khách hàng khi mua các sản phẩm trên trang thương mại điện tử uy tín sẽ yên tâm hơn về các chính sách bán hàng mà Marketplace đưa ra. Vì vậy, với một doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu rieng thì việc bán hàng qua marketplace sẽ là kênh nâng cao thương hiệu cực kỳ hiệu quả.

Bán hàng trên Marketplace đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Rất nhiều thương hiệu đã tìm đến giải pháp bán hàng hiệu quả này với mong muốn tiếp cận nhiều hơn đối tượng khách hàng của mình. Son song với đó, bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Bởi khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng so sánh giá cả, ưu đãi giữa các sản phẩm để cân nhắc lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất cho mình.
   Xem thêm: Trở thành VUA BÁN HÀNG tăng doanh thu X3 lần với khóa Facebook Marketing

4. Tiềm năng phát triển của Marketplace trong tương lai

Thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, hứa hẹn là xu hướng kinh doanh mới ở hiện tại và cả tương lai. Marketplace bắt đầu nhen nhóm tại Việt Nam từ năm 2013. Nhưng cho đến thời điểm này, trải qua 8 năm hình thành và phát triển, Marketplace đã thực sự trở nên lớn mạnh. Không chỉ xuất hiện thêm nhiều sàn thương mại điện tử mà số lượng người bán, người mua cũng gia tăng chóng mặt.
 
Tiềm năng phát triển của Marketplace
Tiềm năng phát triển của Marketplace trong tương lai

Marketplace chính là mô hình mà doanh nghiệp đang đi tìm kiếm bấy lâu nay. Thay đổi cách thức bán hàng và tiếp cận khách hàng là một trong những phương thức giúp nhiều doanh nghiệp có được thành công như hiện nay.

Sự hình thành và phát triển của marketplace đã giúp ích rất nhiều cho cả người bán và người mua. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Marketplace. Hãy tham gia ngay vào mảnh đất marketplace màu mỡ này để tìm kiếm con đường kinh doanh mới cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

 
Call Zalo Messenger