Meta Description là gì?
Meta Description là một đoạn văn bản có độ dài 155-160 ký tự nằm phía bên dưới tiêu đề trang trên bảng kết quả tìm kiếm. Chúng chức năng mô tả ngắn gọn nội dung của bài viết, giúp người dùng hiểu sơ bộ về trang trước khi có quyết định truy cập.
Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “Vinalink Academy” vào thanh tìm kiếm của Google, bạn được dẫn đến trang kết quả của SERP như sau.
Meta description hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm
Theo ví dụ trên ảnh, dòng Meta Description sẽ là: “Vinalink - Trung tâm nghiên cứu và đào tạo Digital marketing cơ bản……..”
>>> Xem thêm: SEO Onpage là gì?
Hướng dẫn cách kiểm tra Meta Description của trang
Có hai cách đơn giản để bạn dễ dàng kiểm tra Meta Description trên website, cụ thể:
Sử dụng view-source
-
Bước 1: Trên trang web bạn muốn kiểm tra Meta Description, bạn bấm chuột phải và chọn View Page Source.
-
Bước 2: Một tab mới chứa toàn mã code sẽ hiện ra, bạn tiếp tục bấm tổ hợp phím Ctrl + F (với Windows) hoặc Cmd + F (nếu là máy Mac) và paste đoạn mã sau: “”.
-
Bước 3: Trình duyệt web sẽ giúp bạn tìm ra được đoạn Meta Description của trang mà bạn muốn kiểm tra.
Sử dụng SEOquake
Kiếm tra thẻ Meta Description trên SEOquake
SEOquake là một công cụ SEO miễn phí, dạng tiện ích mở rộng cho trình duyệt Chrome, Firefox, Edge,... SEOquake giúp bạn phân tích các yếu tố SEO của một trang web, bao gồm cả meta description. Để kiểm tra thẻ meta này trên SEOquake, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau:
-
Bước 1: Cài đặt SEOquake Extension tại Chrome Webstore hoặc Firefox Browser Add-ons.
-
Bước 2: Mở trang web bạn muốn kiểm tra Meta Description. Sau đó nhấp vào biểu tượng SEOquake trên thanh công cụ bên cạnh Address Bar (thanh địa chỉ)
-
Bước 3: Một bảng pop-up của SEOquake hiện ra, bạn tiếp tục bấm nút “Diagnosis”.
-
Bước 4: Một tab mới của SEOquake hiện ra, bạn tìm dòng chữ “Meta Description” là thấy được nội dung thẻ meta của trang web này.
Tại sao Meta Description quan trọng cho SEO
Meta Description quan trọng cho SEO bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm đọc của khách hàng và khả năng hiểu nội dung của bot công cụ tìm kiếm, cụ thể như sau:.
-
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Meta Description giúp tăng CTR (click-through-rate) hiệu quả bằng cách cung cấp một bản tóm tắt hấp dẫn và thuyết phục về nội dung của trang web, kích thích sự tò mò và hứng thú của người dùng. Ngoài ra, meta description cũng giúp độc giả không bị nhầm lẫn nội dung muốn truyền tải của Web, tránh tình thất vọng về nội dung khi không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, từ đó giảm thiểu chỉ số Bounce rate và tăng time-on-site.
-
Giúp Google hiểu nội dung hơn: Với nhiệm vụ chính là bản tóm tắt nội dung web, Google sẽ sử dụng Meta Description như một trong các yếu tố để trong việc dùng bot để “cào” nội dung. Một Meta Description xúc tích, dễ hiểu, chứa từ khoá chính và gắn bó mật thiết đến nội dung sẽ giúp Google hiểu trang hơn - từ đó dễ dàng index và lên top hơn.
Hướng dẫn viết Meta Description tối ưu SEO
Để thu hút người dùng và tối ưu hóa SEO, bạn có thể tham khảo cách viết Meta Description với những đầu mục sau:
Có từ khóa chính
Meta Description có chưa từ khoá sẽ được in đậm trong kết quả tìm kiếm
-
Thêm từ khóa chính của trang web vào meta description để thu hút người dùng tìm kiếm cụm từ đó.
-
Google sẽ tô đậm từ khóa trong kết quả tìm kiếm, giúp trang web nổi bật hơn.
-
Nên sử dụng 1-2 từ khóa chính và đặt chúng ở càng gần đoạn đầu meta description càng tốt.
Dễ đọc
-
Viết mô tả ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu người tìm kiếm.
-
Tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa, khiến mô tả khó đọc và gây cảm giác spam.
-
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tự nhiên như khi nói chuyện.
Nội dung hấp dẫn
Viết Meta description dễ đọc, liên quan tới nội dung bài viết đích.
-
Tạo nội dung thu hút để khuyến khích người dùng click vào trang web.
-
Nêu bật lợi ích, giá trị mà trang web mang lại cho người dùng.
-
Sử dụng các động từ mạnh, tính từ miêu tả hấp dẫn.
Độ dài hợp lý
Nếu description quá dài, kết quả tìm kiếm sẽ không hiện thị hết và chỉ hiện "..."
-
Giới hạn mô tả trong 150-160 ký tự để hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm.
-
Đặt các từ khóa quan trọng ở đầu mô tả để đảm bảo hiển thị.
-
Tránh viết mô tả quá dài dòng, gây nhàm chán cho người đọc.
Không trùng lặp
-
Viết mô tả riêng cho từng trang web, tránh sao chép nội dung.
-
Google có thể phạt trang web nếu sử dụng mô tả trùng lặp.
-
Nên sử dụng các công cụ kiểm tra trùng lặp để đảm bảo tính độc đáo.
Trên đây là A-Z giải đáp của Vinalink Academy cho thắc mắc “Meta Description là gì?” và những mẹo viết thẻ mô tả tối ưu SEO nhất. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ có thể viết những Meta Description độc đáo, ấn tượng và giúp content lên TOP hiệu quả nhất.