Tại sao phải nghiên cứu từ khóa trước khi làm SEO?
Keyword Research là bước quan trọng trong mỗi chiến dịch SEO
Nghiên cứu từ khóa là một phần không thể thiếu đối với chiến lược SEO của mọi doanh nghiệp trên Internet. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu mà còn định hướng cho chiến lược nội dung dài hạn của trang web và tránh lãng phí nguồn lực. Cụ thể, việc nghiên cứu từ khoá sẽ mang lại cho bạn những lợi ích nổi bật như sau:
-
Hiểu khách hàng hơn: Nghiên cứu từ khóa mang lại cho doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về khách hàng. Bằng cách phân tích động cơ tìm kiếm đằng sau các từ khóa mà khách hàng tra cứu trên Google, doanh nghiệp có thể nắm bắt được mong muốn và hành vi của họ để tối ưu hóa nội dung đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
-
Tạo chiến lược nội dung dài hạn: Nghiên cứu từ khóa còn giúp định hướng cho kế hoạch nội dung dài hạn của trang web. Bằng cách xác định các từ khóa chính và các từ khoá mở rộng, bạn có thể xây dựng một kế hoạch nội dung chi tiết và liên tục cập nhật để duy trì sự hấp dẫn và tính cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm của trang web.
-
Tối ưu lượng traffic: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn xác định được những bộ keyword có mức độ phổ biến và liên quan cao đối với lĩnh vực kinh doanh của mình. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng traffic trên công cụ tìm kiếm là những tệp khách hàng tiềm năng có nhu cầu hoặc có khả năng cao sử dụng sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó nâng cao khả năng chuyển đổi tốt hơn
-
Tránh những việc không hiệu quả: Việc nghiên cứu từ khóa giúp doanh nghiệp tránh lãng phí nguồn lực cho các hoạt động không hiệu quả. Bằng cách tập trung vào các từ khóa quan trọng và phù hợp với khách hàng mục tiêu, bạn có thể tối ưu hóa chiến lược Digital Marketing và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thu hút và tăng doanh số bán hàng.
Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 2024
Dưới đây là A-Z quy trình nghiên cứu từ khoá chuẩn giúp bạn có một chiến dịch SEO thuận lợi và gặt hái nhiều thành công trong năm 2024:
Bước 1: Lập danh sách những chủ đề chính liên quan đến sản phẩm/dịch vụ website bạn đang cung cấp
Ở bước đầu tiên này, bạn hãy tạo cho mình một file Excel và liệt kê ra những chủ đề nổi bật liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hoặc những vấn đề mà tệp khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm. Để dễ dàng nghĩ ra được chủ đề cho mình, bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng - nếu là họ thì bạn sẽ nghĩ hoặc quan tâm điều gì khi thực hiện truy vấn trên công cụ tìm kiếm. Bạn hãy viết một danh sách ngắn và đơn giản, tối đa từ 5 đến 10 chủ đề.
Chẳng hạn, một website bán điện máy thì có thể có các danh sách chung như sau:
-
Điều hoà
-
TV
-
Tủ lạnh
-
Máy giặt
-
Bình nóng lạnh
-
Máy lọc không khí
-
…
Bước 2: Mở rộng từng chủ đề chính thành các chủ đề nhỏ hơn/từ khóa liên quan
Khi bạn đã có danh sách những chủ đề cốt lõi trên, bạn cần xác định các từ khoá mà khách hàng tìm kiếm liên quan đến từng chủ đề đó thông qua các công cụ nghiên cứu từ khoá như Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,....
Tiếp tục ví dụ website điện máy ở trên, ở chủ đề “Điều hoà”, bạn có thể mở rộng các chủ đề con như sau:
-
Điều hoà 18000BTU
-
Điều hoà âm trần
-
Điều hoà inverter
-
Điều hoà 2 chiều
-
Điều hoà
-
….
Từ những chủ đề con này, bạn có thể tìm ra các chủ đề nhỏ hơn/keyword liên quan để mở rộng nội dung, gia tăng khả năng thu hút tệp khách hàng tiềm năng ghé thăm website mình.
Bước 3: Tìm kiếm từ khoá mở rộng
Những từ khoá mở rộng thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tuy nhiên chúng lại là những chủ đề khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm. Việc thiếu chú trọng đến nhóm từ khoá này có thể khiến bạn bỏ lỡ hàng chục, hàng trăm ngàn lượng traffic tiềm năng đến website của bạn. Để tìm kiếm từ khoá mở rộng, bạn cần biết vấn đề hoặc những điều khách hàng của bạn quan tâm để từ đó đưa ra chiến lược từ khoá mở rộng phù hợp.
Ví dụ: Nếu website của bạn cung cấp dịch vụ cửa hàng bán đồ điện máy, bạn có thể tìm kiếm các key liên quan như cách vệ sinh tủ lạnh tại nhà, cách sửa lỗi máy giặt tại nhà, cách làm mát nhà cửa,....
Bên cạnh đó đừng quên check Allintitle để xem từ khoá có quá cạnh tranh với một website mới như của bạn không nhé.
Bước 4: Lọc/nhóm từ khoá
Sau khi đã tổng hợp xong bộ từ khoá từ các bước đã đề cập ở trên, để tối ưu hoá khả năng cạnh tranh “lên TOP” công cụ tim kiếm, bạn cần thực hiện lọc và nhóm các từ khoá để hoàn chỉnh bộ keyword:
-
Nhóm các từ khoá có chung mục đích tìm kiếm: Một số từ khoá có thể khác nhau về mặt ký tự, nhưng chung mục đích tìm kiếm. Trong trường hợp này, bạn nên nhóm chúng lại để viết chung vào 1 content. Ví dụ, hai key “điện thoại iPhone 14 giá bao nhiêu” và “iPhone 14 giá bao nhiêu” đều có chung một mục đích tìm kiếm và bạn chỉ nên viết 1 bài content cho cả 2 key này.
-
Lọc các từ khoá: Bạn nên lọc các từ khoá có độ cạnh tranh cao và không có khả năng SEO lên (chẳng hạn như các key về bệnh, thuốc… trong khi website cần SEO không phải là bệnh viện, cơ sở y tế), các từ khoá có chứa tên thương hiệu đối thủ, các từ khoá có mục đích tìm kiếm không phù hợp,...
Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO
Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này, bao gồm Google Keyword Planner, SEMrush, Ahrefs,... Dưới đây là một số giới thiệu nhanh về một số công cụ nghiên cứu từ khóa SEO phổ biến nhất:
-
Google Keyword Planner: Đây là công cụ miễn phí do Google cung cấp cho người dùng Google Ads. Bạn có thể sử dụng nó để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, xem khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh của từ khoá,... Đồng thời, tool này có những bộ lọc rất chất lượng gồm: loại bỏ ý tưởng người lớn, lọc từ khoá thương hiệu,... giúp bạn có những bộ key chất lượng trong quá trình nghiên cứu.
-
SEMrush: Đây là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa SEO hàng đầu hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn tìm kiếm các từ khóa mà còn phân tích độ cạnh tranh, xu hướng, khả năng chuyển đổi và nhiều hơn thế nữa. Bạn cũng có thể sử dụng nó để theo dõi vị trí từ khóa của trang web của bạn và đối thủ cạnh tranh, phân tích lưu lượng truy cập, backlink, nội dung,...
-
Ahrefs: Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa SEO toàn diện, bạn có thể sử dụng Ahrefs để khám phá các từ khóa mới, xem khối lượng tìm kiếm, độ khó, CPC, lượt nhấp và nhiều chỉ số khác của các từ khóa. Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ này để thực hiện các phân tích phục vụ cho Audit SEO như: phân tích đối thủ cạnh tranh, backlink, nội dung, lỗi kỹ thuật,...
-
Keywordtool.io: Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa SEO sử dụng Google Autocomplete để tạo ra hàng ngàn từ khóa đuôi dài liên quan đến từ khóa gốc của bạn. Bạn có thể lọc, gom nhóm và xuất dữ liệu từ khóa ra file excel một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm kiếm từ khóa trên các nền tảng khác như YouTube, Amazon, Bing,...
Nghiên cứu từ khóa công đoạn không thể thiếu trong mọi chiến dịch SEO. Hy vọng, sau khi áp dụng quy trình nghiên cứu từ khóa được Vinalink Academy giới thiệu ở trên, bạn sẽ có một chiến dịch SEO thành công, lên TOP được nhiều từ khoá và chuyển đổi được nhiều doanh thu cho công ty mình.