POSM không còn là thuật ngữ xa lạ với những ai thuộc với lĩnh vực Marketing Offline. Nó là một cách tiếp thị hiệu quả và mang lại lợi ích rõ ràng cho các cửa hàng. Vậy thực tế POSM là gì? POSM gồm những gì? Và làm thế nào để tối ưu hiệu suất bán hàng sử dụng POSM? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vinalink Academy để tìm hiểu nhé !
Khái niệm POSM trong bán hàng
POSM (viết tắt của Point of Sale Materials) là các vật dụng dùng để trưng bày hoặc quảng cáo sản phẩm/dịch vụ ngay tại điểm mua sắm. Các POSM này chứa đựng thông tin quảng cáo, giúp khách hàng hiểu về sản phẩm và gây hứng thú mua hàng.
Đây là một phương pháp tiếp thị giúp truyền đạt thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng ngay tại nơi bán hàng. POSM trở thành yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thuật ngữ này ngày càng được biết đến rộng rãi và đã trở thành chiến lược kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
POSM là gì và có bao nhiêu hình thức POSM đang được áp dụng trong chiến lược marketing ngày nay? POSM không giới hạn về kích thước, hình dáng hay loại sản phẩm nhất định. Dựa vào vai trò và ứng dụng của POSM trong lĩnh vực bán lẻ, chúng được chia thành một số loại như sau:
Poster: POSM loại này thường được dán ở quầy thu ngân, cửa sổ hoặc lối vào tại các cửa hàng. Mục đích chính là để nổi bật các chương trình khuyến mãi mà cửa hàng bạn đang triển khai, hướng tới việc thu hút sự chú ý của khách hàng trong khu vực đó.
Danglers: Dễ dàng để phát hiện những POSM tại những gian hàng hoặc khu vực giảm giá của sản phẩm gia dụng hay hàng hóa tiêu dùng. Mặc dù chúng được coi là loại POSM khá cơ bản, nhưng chúng vẫn đảm bảo truyền tải đúng thông điệp và không gian trình diễn.
Divider: Divider là một công cụ quảng cáo phổ biến trong các hoạt động truyền thông tại các siêu thị và trung tâm thương mại. Đó là một biển quảng cáo nhỏ được đặt tại nơi trưng bày sản phẩm, nhằm mục đích nắm bắt sự quan tâm của khách mua sắm.
Standee: Đây là một loại POSM rất thông dụng tại các hội chợ và triển lãm vì nó nhẹ, dễ mang theo và có khả năng truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Booth: Loại POSM này trở thành lựa chọn quen thuộc cho các thương hiệu trong ngành thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm khi họ muốn giới thiệu sản phẩm mới. Đây như một gian hàng di động, có bàn trưng bày đạo đáo, thường xuất hiện tại các trường học hay công ty để kích thích sự quan tâm và khuyến khích mọi người tham gia nhận phần quà.
Leaflet: Đây là dạng POSM tương tự như tờ rơi về việc truyền đạt thông tin, nhưng gọn gàng và tiện lợi hơn, thích hợp cho khách hàng tại triển lãm và sự kiện với khả năng gấp gọn.
POSM có tác động to lớn đến ngành truyền thông
Có 3 ý nghĩa sau:
Các POSM như tờ rơi và standee hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp và thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. POSM đóng một vai trò quan trọng trong Trade Marketing. Tại cửa hàng Circle K, nhiều POSM được trưng bày tại quầy thanh toán, kích thích mua sắm. Sự chênh lệch giữa giá và ưu đãi thường khiến khách hàng quyết định mua, chứng tỏ POSM có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.
Nghiên cứu đã chứng minh con người nhớ hình ảnh lâu hơn âm thanh, đặc biệt khi nó ấn tượng và lặp lại. POSM, dù có nhiều hình thức, mang một thông điệp thương hiệu đồng nhất. Chính vì vậy, các gian hàng thường có vật dụng với màu sắc và thông điệp giống nhau để tạo ấn tượng mạnh mẽ. Nhiều thương hiệu sử dụng POSM thiết thực như mũ bảo hiểm hay túi giấy làm quà tặng, phát huy hiệu suất quảng cáo mà không tốn kém thêm.
POSM có chi phí thấp hơn quảng cáo online và in ấn tờ rơi, thường tập trung tại điểm bán với các standee, poster và booth. Chúng dễ di chuyển, hiệu quả và có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất truyền thông cho thương hiệu.
4 lưu ý khi làm POSM
Để triển khai một chiến dịch hiệu quả với POSM, doanh nghiệp nên chú ý đến những yếu tố quan trọng sau để đạt được kết quả tốt nhất:
Hiểu rõ sản phẩm: Để truyền tải giá trị và điểm nổi bật của sản phẩm, bạn cần có thông điệp chính xác, ấn tượng và rõ ràng. Điều này chỉ có thể thực hiện khi bạn hiểu rõ sản phẩm mình đang bán. Việc hiểu sản phẩm cũng giúp bạn quảng cáo nó một cách nổi bật và lựa chọn đúng hình thức POSM, như việc xác định liệu sản phẩm cần mẫu thử hay các booth là cần thiết hay không.
Quan sát và đánh giá tình hình thực tế: POSM thường được đặt tại các điểm bán và cần được lựa chọn dựa trên địa điểm, diện tích và khả năng tiếp cận. Đối với sản phẩm FMCG tại siêu thị, bạn nên ưu tiên sử dụng Divider, Wobbler và Gondola End thay vì Standee hay tờ rơi. Hãy chọn POSM nổi bật, thu hút nhưng không ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Thiết kế và thông điệp là những yếu tố quan trọng: Thiết kế ấn tượng là yếu tố quan trọng cho POSM; nó giúp thu hút khách hàng và tăng khả năng chọn lựa sản phẩm lên đến 70%. Để đạt hiệu quả, POSM cần có thông điệp rõ ràng, dễ nhớ và kết nối với khách hàng. Mặc dù không luôn chuyển đổi tức thì, nhưng nó cần tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu. Thông điệp cần ngắn gọn, súc tích và kích thích sự quan tâm và mua sắm của khách hàng.
Theo dõi hành vi khách hàng và đánh giá chiến lược POSM: POSM có tác động lớn tới hành vi của khách hàng. Để hiệu quả, việc đặt POSM nên dựa trên nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Đánh giá khách hàng tiếp cận và phản ứng với POSM và sản phẩm tại các điểm bán sẽ giúp tối ưu hóa chiến dịch. Ngoài ra, việc quản lý và đánh giá chương trình khuyến mãi qua phần mềm sẽ giúp loại bỏ sai sót và tăng hiệu quả triển khai chương trình.
Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về khái niệm POSM là gì trong bán hàng, hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết chia sẻ của về Marketing của chúng tôi qua chuyên mục thư viên kiến thức để update kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé !
>>> Tham khảo: Khoá huấn luyện kinh doanh số thực chiến giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng online.