1. Brand Positioning - Định vị thương hiệu là gì?
Trong cuốn sách “Positioning: The Battle for Your Mind” của Al Ries và Jack Trout đã nêu rất rõ việc định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp sở hữu một thị trường ngách cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng các chiến lược khác nhau về giá, về quảng cáo, phân phối, bao bì và cả đối thủ.
Mục tiêu của định vị thương hiệu là tạo ra những ấn tượng độc đáo, nét cá tính riêng biệt, gắn kết khách hàng với giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
Định vị thương hiệu vẫn sẽ diễn ra dựa trên những cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Thay vì để những suy nghĩ của khách hàng phát triển theo hướng không tốt và khó kiểm soát, gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Tại sao bạn không chủ động lên chiến lược định vị thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả?
2. Brand Positioning Statement - Tuyên ngôn định vị và Tagline
Tuyên ngôn định vị được sử dụng chủ yếu trong nội bộ và rất dễ bị nhầm lẫn với Slogan hay Tagline.
Thực tế, Brand Positioning Statement là định hướng cho các quyết định về marketing cũng như hoạt động của công ty. Brand Positioning Statement giúp bạn đưa ra các quyết định có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Ngược lại, Tagline sẽ hỗ trợ cho chiến lược marketing, các Tagline chỉ được sử dụng để kích hoạt thương hiệu trong não bộ của khách hàng, không cần quá nghiêm túc cũng không cần quá liên quan.
Chỉ cần khách hàng nghe thấy hoặc nhìn thấy một cụm từ (tagline) và lập tức liên tưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp là bạn đã thành công.
Nếu tagline có thể có rất nhiều thì slogan của 1 thương hiệu chỉ có 1 và sẽ gắn bó với thương hiệu xuyên suốt. Slogan thường là thứ giúp thương hiệu trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?”
Ví dụ về tuyên ngôn định vị thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng
- Mercedes-Benz: The Best Or Nothing (Tốt nhất hoặc không là gì)
- BMW: The ultimate driving machine (Cỗ máy lái xe tối thượng)
- L’Oreal: Because you’re worth it (Vì bạn xứng đáng)
- Nike: Just do it
- Coca-Cola: Taste the feeling (Uống cùng cảm xúc)
- Biti's: Nâng niu bàn chân Việt
- Viettel: Hãy nói theo cách của bạn
Slogan có thể dài nhưng độ nhận diện thương hiệu và khả năng ghi nhớ vẫn hiệu quả. Slogan giúp thương hiệu truyền tải được lợi ích của khách hàng nhận được là gì khi chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có Mission - tầm nhìn nhiệm vụ của thương hiệu và Vision - sứ mệnh của thương hiệu cùng là 2 thuật ngữ mà bạn nên quan tâm để có 1 bộ nhận diện thương hiệu trọn vẹn và đồng nhất.
3. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Theo 1 nghiên cứu của Onbrand và Bynder, 89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm đến việc xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên các trải nghiệm của khách hàng. 77% nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B thừa nhận Brand Positioning là công cụ tối thượng để doanh nghiệp phát triển.
Cụ thể, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu với doanh nghiệp được thể hiện ở:
3.1 Tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp
Nhiều thương hiệu luôn có lượng khách hàng ổn định, họ sẵn sàng mua sản phẩm mà không cần quan tâm giá cả chỉ bởi sản phẩm là của thương hiệu A,B,C,...Đó là vì doanh nghiệp đã xây dựng thành công ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu của họ trong đầu khách hàng.
Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng được 1 tệp khách hàng trung thành, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
3.2 Trợ thủ đắc lực để mở rộng doanh nghiệp
Chiến lược định vị thương hiệu tốt ngay từ đầu sẽ là trợ thủ đắc lực để doanh nghiệp mở rộng quy mô trong tương lai. Bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí để làm thương hiệu nữa mà vẫn có độ uy tín nhất định với khách hàng.
3.3 Doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ
Ở những bước đầu của chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp xác định đối thủ và xu hướng trên thị trường rất rõ ràng. Từ những số liệu này bạn sẽ phân tích, đánh giá và hoạch định chiến lược cụ thể để tiếp cận khách hàng hiệu quả.
4. Quy trình 6 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Để lên được 1 chiến lược định vị thương hiệu thành công bạn cần xác định được điểm độc đáo và khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng phân khúc).
Vinalink đã tổng hợp lại quy trình 6 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thành công cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Xác định cách thương hiệu tự định vị cho chính nó
- Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Thấu hiểu định vị của thương hiệu đối thủ
- Xây dựng điểm nổi bật và các ý tưởng định vị dựa trên giá trị
- Xây dựng tuyên ngôn định vị
- Kiểm tra sự hiệu quả của tuyên ngôn định vị
*Lưu ý: Như đã đề cập “Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.”
Và 4 yếu tố chính để làm nên 1 tuyên ngôn định vị thương hiệu thành công, hiệu quả đó là:
- Mô tả hành vi và nhân khẩu học của nhóm khách hàng mục tiêu
- Xác định thị trường - mức độ tương quan giữa thương hiệu và khách hàng
- Cam kết của thương hiệu
- Lý do để tin tưởng
Việc lên một chiến lược định vị thương hiệu không phải là công việc dễ dàng làm trong ngày 1 ngày 2. Định vị thương hiệu đòi hỏi quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng, đối thủ và cả nội tại của công ty. Hy vọng những chia sẻ chi tiết trên đây của Vinalink sẽ hữu ích với bạn!
VINALINK ACADEMY
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING LỚN NHẤT VIỆT NAM
Gọi ngay tới Hotline để nhận tư vấn chi tiết:
>>> Xem thêm: