Chiến lược phân phối là gì?
Chiến lược phân phối là việc doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch, sử dụng đa kênh với mục đích tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Một chiến lược phân phối hiệu quả là chìa khóa thành công của doanh nghiệp trong kế hoạch tăng trưởng doanh thu đồng thời giúp doanh nghiệp giữ được lòng trung thành, sự tin tưởng của khách hàng - yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
Chiến lược phân phối là gì?
>>Xem thêm:
TOP 3 chiến lược phân phối đỉnh cao cho doanh nghiệp
Trong thời đại 4.0, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc đưa ra các thông tin trên nền tảng internet. Quan trọng là bạn có thể tận dụng và lựa chọn được chiến thuật tối ưu nhất cho mình hay không mà thôi.
Đã qua rồi cái thời phân phối sản phẩm là bí mật, truyền thông chịu kiểm soát hoàn toàn bởi báo chí, TV, loa đài,...Ngày nay, mọi doanh nghiệp kể cả các công ty startup đều có cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng doanh thu miễn là bạn phải có kế hoạch marketing đặc biệt là các chiến lược phân phối phù hợp.
Bằng kinh nghiệm thực chiến qua hàng nghìn dự án lớn nhỏ, Vinalink Academy đã tổng hợp lại 3 chiến lược cùng 2 cách thức phân phối đỉnh cao dành cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Chiến lược phân phối đại trà
Chiến lược phân phối đại trà
Mục tiêu của chiến lược phân phối này rất đơn giản là đưa sản phẩm vào thị trường càng nhiều càng tốt, mở rộng độ phủ đến mức cao nhất có thể để nâng cao khả năng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ từ đó tăng khả năng bán hàng vượt trội.
Phần lớn các mặt hàng đã và đang áp dụng chiến lược này. Trong đó phải kể đến những siêu thị lớn, hệ thống cửa hàng tiện lợi, tạp hóa nhỏ cho các sản phẩm như thực phẩm sống, rau xanh, đồ dùng gia dụng, nước giải khát,...
Chiến lược phân phối độc quyền
Chiến lược phân phối độc quyền
Phân phối độc quyền là chiến lược chỉ áp dụng khi và chỉ khi nhà sản xuất nắm trong tay quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu/ kiểu dáng/ công thức và sản phẩm độc quyền.
Các nhà sản xuất có thể ký kết hợp đồng bán lẻ cho các bên phân phối khác. Lưu ý phương pháp này yêu cầu nhà sản xuất phải sở hữu tài sản thương hiệu đủ lớn và tính pháp lý vững chắc để thông qua hình thức nhượng quyền thương mại dễ dàng.
Ví dụ điển hình của chiến lược phân phối độc quyền đó là thương vụ BMW trao quyền phân phối tại Việt Nam cho Thaco.
Chiến lược phân phối chọn lọc
Chiến lược phân phối chọn lọc
Phân phối chọn lọc là một lựa chọn trung gian, giữa phân phối chuyên sâu và độc quyền. Với chiến lược này, hàng hóa sẽ được phân phối đến nhiều địa điểm nhưng không rộng rãi như phân phối đại trà mà hàng hóa sẽ được chọn lọc dựa trên bộ lọc do nhà sản xuất tạo dựng.
Bộ lọc do nhà sản xuất tạo dựng dựa trên những mong muốn về định vị sản phẩm, giá bán, chiến thuật thương hiệu,...Đây là chiến lược phù hợp với các sản phẩm cao cấp, có giá trị cao, các phiên bản giới hạn,..
Ví dụ như: Các mẫu siêu xe phiên bản giới hạn được bán tại một số đại lý, thị trường nhất định.
TOP 2 cách thức phân phối tối ưu nhất
Cách thức phân phối trực tiếp
Nhà sản xuất trực tiếp bán và gửi sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không qua trung gian nào cả gọi là cách thức phân phối trực tiếp.
Có một số cách khác nhau để thực hiện phương pháp này, chẳng hạn:
-
Các tổ chức có thể chọn cách tiếp cận hiện đại, phù hợp xu thế như: web thương mại điện tử, app,....Hoặc phân phối trực tiếp thông qua các cách thức kinh điển như catalogue hoặc đặt hàng qua điện thoại.
-
Khi thực hiện chiến lược phân phối trực tiếp yếu tố quan trọng nhất bạn cần quan tâm là số tiền đầu tư phải cần thiết và phù hợp, tránh lãng phí.
Cách thức phân phối gián tiếp
Phân phối gián tiếp là việc doanh nghiệp sử dụng bên “trung gian” trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Trong chiến lược phân phối, các “con buôn” không hề mang nghĩa xấu, ngược lại họ đều đóng vai trò quan trọng, là cầu nối hữu ích để phổ biến hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng dựa trên thói quen và sở thích của người tiêu dùng.
Những cách thức thực hiện phân phối gián tiếp bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạp hoá, chợ truyền thống,...
Mẹo chọn chiến lược phân phối phù hợp cho doanh nghiệp
Các chiến lược phân phối đỉnh cao mà bạn có thể áp dụng rất đa dạng. Nhưng không phải chiến lược nào cũng mang lại thành công và hiệu quả như mong muốn. Quan trọng bạn cần nghiên cứu chiến lược hoạt động tốt nhất cho sản phẩm/hàng hóa của mình.
Doanh nghiệp có thể chọn chiến lược phân phối phù hợp dựa trên:
-
Đối tượng khách hàng: phân tích insights và đưa ra chiến lược phù hợp
-
Sản phẩm, định vị thương hiệu: sản phẩm của bạn thuộc dòng nào, bạn định hướng thương hiệu của mình là giá rẻ hay cao cấp, cần khách hàng săn đón
-
Thị trường: nghiên cứu và đánh giá thị trường, đối thủ cùng phân khúc rồi đưa ra lựa chọn phù hợp
Một số phần mềm phân phối phổ biến nhất hiện nay
Một vài phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và quản lý chiến lược phân phối hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức hơn hẳn các cách truyền thống đó là:
-
Phần mềm quản lý đơn hàng bán hàng cho phép quá trình đặt hàng, lên đơn, vận chuyển được diễn ra tự động.
-
Các công cụ CRM giúp hỗ trợ người dùng xem thông tin khách hàng trong thời gian thực, các sản phẩm hiện đang được chờ đợi và phương thức thanh toán.
-
Thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các công ty phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến, nâng cao doanh thu vượt trội.
-
Quản lý hàng tồn kho giúp xem xét công suất, sự thiếu hụt và lượng hàng tồn kho.
Thông qua bài viết trên, Vinalink đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về chiến lược phân phối thông minh cho doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là “hành trang” tuyệt vời giúp bạn chinh phục đỉnh cao trong lĩnh vực kinh doanh đang theo đuổi!
VINALINK ACADEMY
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING LỚN NHẤT VIỆT NAM
Gọi ngay tới Hotline để nhận tư vấn chi tiết
>>> Xem thêm: