Tại sao phân tích đối thủ cạnh tranh lại quan trọng?
Trước khi đến với các bước phân tích đối thủ cạnh tranh chúng ta cùng điểm qua những lý do khiến hoạt động này trở nên quan trọng đến như vậy.
Nếu làm tốt, phân tích đối thủ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và doanh nghiệp của mình và đối thủ thông qua con mắt khách hàng. Từ đó bạn sẽ phân tích và đưa ra cách khắc phục cũng như các chiến dịch marketing phù hợp nhất cho từng tệp đối tượng.
Ngoài ra, phân tích đối thủ cạnh tranh tốt và bài bản còn đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn như:
Hiểu thị trường hơn
Nếu như đối thủ của bạn là người đã đi trước, cũng đã có những thành tựu và lượng khách hàng trung thành nhất định. Khi phân tích chiến lược kinh doanh và các chiến dịch tiếp thị sẽ giúp bạn hiểu chính xác hơn về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, khi phân tích đối thủ bạn còn biết được chính xác những ý tưởng, xu hướng đã và đang xảy ra trên thị trường. Nếu phân tích tốt bạn sẽ có thêm khả năng dự đoán, “đi tắt đón đầu” với các xu hướng mới.
Hiểu đối thủ hơn
Khi phân tích website của đối thủ cũng như các kênh social mà đối thủ đang triển khai bạn sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, những mục tiêu chiến lược và cách thực hiện của đối thủ qua từng giai đoạn phát triển.
Từ đó, bạn sẽ đưa ra các nhận định về cơ hội cũng như thách thức cho thương hiệu của mình và xây dựng chiến lược phù hợp nhất.
Dự đoán trước những rủi ro
Không chỉ biết được điểm mạnh, điểm yếu mà khi phân tích đối thủ bạn sẽ hiểu được các mối đe dọa và thách thức mà đối thủ mang lại cho thương hiệu của mình. Biết được điều này, doanh nghiệp bạn sẽ dự đoán trước và có các biện pháp đề phòng những rủi ro có thể gặp phải.
Tìm “khoảng trống” thị trường
Nếu phân tích tốt và tìm ra những phân khúc mà đối thủ chưa khai thác hết, thương hiệu của bạn sẽ có thêm những cơ hội kinh doanh mới. Hãy nhanh chóng “lấp đầy” các khoảng trống đó và bạn sẽ thành công khi làm đủ tốt.
>>> Xem thêm ngay: Các bước thu thập Insight khách hàng đúng - đủ - nhanh chóng
>>> Xem ngay: Chiến lược marketing MIX
6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh mà mọi Marketer cần biết
Với kinh nghiệm thực chiến trên hàng nghìn dự án lớn nhỏ, Vinalink đã tổng hợp lại cho bạn tham khảo 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả mà mọi marketer cần phải biết:
Tìm kiếm và lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Google và các trang thương mại điện tử phổ biến (nơi phân phối sản phẩm) chính là các công cụ giúp bạn tìm kiếm và lập ra danh sách các đối thủ cạnh tranh.
Một số tiêu chí để có thể lựa chọn các đối thủ cạnh tranh một cách chính xác hơn là:
-
Sự tương đồng về sản phẩm/dịch vụ kinh doanh
-
Sự tương đồng về mô hình kinh doanh
-
Sự tương đồng về đối tượng khách hàng, phân khúc giá cả
-
Sự tương đồng về thời gian tham gia thị trường
Phân loại 4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing
Các đối thủ cạnh tranh có thể phân thành các loại như sau:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là khi hai bên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau, cùng nhắm tới một đối tượng khách hàng, cùng mô hình phân phối, cùng mục đích về lợi nhuận và tăng trưởng thị phần.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là một công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống như công ty của bạn, nhưng lại khác về nhóm khách hàng mục tiêu.
Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh: Pizza Hut và Burger King cùng kinh doanh về đồ ăn nhanh nhưng lại phục vụ 2 sản phẩm khác nhau, khác nhau về nhóm khách hàng mục tiêu nên 2 thương hiệu này chỉ là đối thủ gián tiếp của nhau.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm cho cùng một đối tượng giống bạn nhưng không bán cùng một loại sản phẩm hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn dưới bất kỳ hình thức nào được gọi là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Muốn thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh một cách chính xác, bạn nên tự đặt ra 1 bộ câu hỏi:
Về sản phẩm
-
Sản phẩm của họ là gì? Có giống sản phẩm của bạn không?
-
Phân khúc giá sản phẩm của họ?
-
Các USP của họ có hơn bạn không?
-
Các từ khóa nào để mô tả sản phẩm của họ là gì?
Về thương hiệu
-
Thương hiệu họ có cùng khách hàng mục tiêu giống bạn?
-
Họ có phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn?
-
Rank Google của họ ra sao?
Về Marketing
-
Các kênh quảng bá cho sản phẩm?
-
Các hình thức triển khai cho từng kênh?
-
Có triển khai marketing offline không? Triển khai ra sao?
-
Những chiến dịch truyền thống đã và đang chạy của họ? Bạn học được gì từ họ qua các chiến dịch này?
Về website
Về khách hàng
-
Khách hàng có tương tác với họ không? Tương tác tốt không?
-
Các loại nội dung nào nhận được phản hồi tốt từ khách hàng?
-
Họ đang sử dụng nền tảng nào để tương tác chủ yếu?
Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh cơ bản
Sau khi thu thập đủ dữ liệu về đối thủ cạnh tranh hãy sắp xếp những dữ liệu vào một bảng mẫu để dễ dàng phân tích và chia sẻ.
Trong bảng phân tích này, các thông tin về đối thủ sẽ được phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau, tùy theo từng kiểu bảng mẫu mà bạn dùng sẽ có sự khác biệt. Bạn có thể tham khảo các bảng phân tích sau đây:
Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi có bảng tổng hợp các thông tin, muốn phân tích hiệu quả đối thủ cạnh tranh bạn cần lựa chọn mô hình phân tích phù hợp. Một vài mô hình phân tích phổ biến mà nhiều Marketer áp dụng đó là:
SWOT- phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
SWOT là một trong những mô hình phân tích phổ biến nhất hiện nay
>>> Xem chi tiết: Swot là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình của Michael Porter cho rằng cường độ cạnh tranh trên thị trường chịu tác động của 5 lực lượng chính
>>> Xem chi tiết: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Phân tích chi tiết + ứng dụng)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM - điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của chính công ty
Lập bảng báo cáo
Bước cuối cùng của quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh là lập báo cáo hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Bảng báo cáo càng chi tiết càng giúp bạn theo dõi dễ dàng.
Những lưu ý quan trọng khi phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh bạn cần “bỏ túi” những lưu ý quan trọng sau đây nếu muốn có bảng phân tích hiệu quả và tối ưu nhất:
-
Phân tích website đối thủ không phải việc làm một lần rồi thôi mà cần liên tục cập nhật những thông tin mới khi các đối thủ sự thay đổi nào
-
Chú ý đến cả quá trình khi xem xét các dữ liệu của đối thủ để tìm ra điểm tiến bộ, điểm chưa được của họ và tránh lặp lại sai lầm
-
Xác định định hướng và mục tiêu ngay từ đầu khi tổng hợp các phân tích cạnh tranh
-
Không lập báo cáo trên những điều bạn “nghĩ”, hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể bằng các con số
-
Và cuối cùng, hãy đầu tư vào chất lượng thông tin, chọn lọc thông tin hữu ích, tránh dài dòng rắc rối.
Mẫu bảng so sánh đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là một mẫu bảng so sánh đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí quan trọng:
Tiêu chí |
Công ty của bạn |
Đối thủ 1 |
Đối thủ 2 |
Đối thủ 3 |
Tên công ty |
|
|
|
|
Sản phẩm/Dịch vụ chính |
|
|
|
|
Giá bán trung bình |
|
|
|
|
Chất lượng sản phẩm |
|
|
|
|
Thị phần |
|
|
|
|
Đối tượng khách hàng |
|
|
|
|
Mức độ nhận diện thương hiệu |
|
|
|
|
Chiến lược marketing |
|
|
|
|
Kênh phân phối chính |
|
|
|
|
Sự đa dạng của sản phẩm |
|
|
|
|
Dịch vụ khách hàng |
|
|
|
|
Ưu điểm nổi bật |
|
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
|
Giá trị thương hiệu |
|
|
|
|
Sự đổi mới/sáng tạo |
|
|
|
|
Mẫu bảng này giúp bạn dễ dàng so sánh các yếu tố quan trọng giữa công ty bạn và các đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp hơn. Bạn có thể điều chỉnh các tiêu chí để phù hợp với ngành và mục tiêu cụ thể của mình.
>>> Tham khảo ngay Khóa học Digital Marketing Plan để biết cách nghiên cứu, phân tích đối thủ và thấu hiểu thị trường trong buổi 2 về "MARKET RESEARCH - THẤU HIỂU THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG"
10 công cụ phân tích website đối thủ cạnh tranh
1. SEMrush - Xem traffic đối thủ
Đo lường website: website | ranking, advertising, authority, social media
2. Ahrefs - công cụ phân tích từ khóa đối thủ
Đo lường website | ranking | authority
3. Alexa - phân tích website SEO
Báo cáo thông tin trang web không giới hạn. Đo lường website | ranking, advertising, authority, traffic.
4. Buzzsumo
Đo lường các chỉ số trên website | social media, links
5. FollowerWonk - công cụ đánh giá miễn phí
Đo lường Twitter: cho bạn biết người theo dõi đang ở đâu, thời gian hoạt động, mức độ ảnh hưởng
6. Majestic
Đo lường chỉ số cho website | bảng xếp hạng, quảng cáo, thẩm quyền
7. MOZ / Link Explorer
Đo lường mức độ phổ biến liên kết của website
8. Similarweb - so sánh website SEO
Đo lường chỉ số trên website | ranking, traffic, social media
-
Phiên bản miễn phí: 5 kết quả cho mỗi số liệu và 3 tháng dữ liệu lưu lượng truy cập
-
Phiên bản trả phí: Số liệu không giới hạn, chi phí có thể thương lượng
9. Searchmetrics
Đo lường các chỉ số ranking website, quảng cáo, thẩm quyền
10. Serpstat
Đo lường website | ranking, authority, social media, quảng cáo
Người xưa thường có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã biết chính xác những lợi ích to lớn khi tiến hành phân tích đối thủ và cách thực hiện chi tiết. Chúc bạn thành công !
>>> Hướng dẫn lập kế hoạch marketing hiệu quả từ A-z
>>> Xem thêm: Cách nghiên cứu thị trường và phân khúc phân đoạn thị trường