TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Top 13+ cách tiếp cận khách hàng online/ trực tiếp cho doanh nghiệp

Khách hàng chính là người mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả, tạo lòng tin và thiện cảm cho người dùng chính là việc quan trọng để thực hiện tư vấn và chốt đơn hàng, thúc đẩy doanh thu vượt trội.

Bài viết dưới đây Vinalink đã tổng hợp 13 cách tiếp cận khách hàng thông minh áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
 
Cách tiếp cận khách hàng

Khó khăn khi tiếp cận khách hàng


Hầu hết các doanh nghiệp mới còn non trẻ hoặc các doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn khi tiếp cận khách hàng mục tiêu. Một số khó khăn khi tiếp cận khách hàng thường là:
  • Chưa tìm được ra tệp khách hàng tiềm năng
  • Chưa xây dựng chính sách ưu đãi khách hàng
  • Không xây dựng thương hiệu
  • Không cung cấp được các giá trị cho khách hàng
  • Chưa tạo được trải nghiệm tốt cho khách hàng
  • Chiến lược giá chưa hợp lý

Cách tiếp cận khách hàng online

 
Chúng ta đang sống trong thời đại chuyển đổi số với sự phát triển bùng nổ của internet và các kênh truyền thông online. Nếu không chuyển hướng sang các kênh marketing online, doanh nghiệp bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng đấy!

Vậy tiếp cận khách hàng online có những cách nào phổ biến và dễ áp dụng nhất?
 

1.1. Viết Blog

 
 
Cách tiếp cận khách hàng online
Khách hàng vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp cho vấn đề của mình hoặc có một nhu cầu nào đó cần được đáp ứng và họ thường tìm kiếm câu trả lời cho mình bằng cách search trên công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.

Nếu bạn làm thỏa mãn khách hàng bằng các bài blog có chiều sâu, nội dung giá trị với những thông tin thực sự hữu ích thì đây là 1 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng hiệu quả. 

Họ sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn, có thể chưa phát sinh chuyển đổi ngay nhưng ít nhất bạn đã tạo được ấn tượng tốt và có thể nuôi dưỡng tệp khách hàng này thành tệp khách mang lại doanh thu trong tương lai.
 

1.2. Pay-per-click advertising - Triển khai các chiến dịch quảng cáo

 
Pay Per Click (PPC) hay còn có một số tên khác như Paid search, Search engine advertising là hoạt động marketing online phổ biến khác giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng nhưng mất phí.

Pay per click hiểu đầy đủ là “Trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột”. Mỗi khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, nhà tiếp thị sẽ mất phí trên mỗi lượt nhấp. 

Qua đo lường các chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ xác định được đối tượng khách hàng có nhu cầu hay không có nhu cầu, từ đó tối ưu lại để tiết kiệm chi phí.
 

1.3. SEO - Tối ưu công cụ tìm kiếm

 
Trái ngược với PPC, SEO là cách tiếp cận khách hàng online không mất phí (Organic Search). 

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) bao gồm toàn bộ hành động, phương pháp để cải thiện thứ hạng hiển thị của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập (Traffic) tự nhiên vào website mà không mất bất kỳ chi phí nào.

1.4. Sử dụng Email Marketing

 
Một cách tiếp cận khách hàng online khá thông dụng nữa đó là Email Marketing (Tiếp thị qua thư điện tử). 

Email Marketing đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược online marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng tiềm năng chất lượng. Tuy nhiên, nội dung mail cần được trau chuốt tỉ mỉ từ title đến body để gia tăng lượt click, tránh vào spam.
 

1.5. Social Media Marketing - Truyền thông qua các kênh mạng xã hội


Social Media Marketing - Tiếp thị qua mạng xã hội là một phương pháp Marketing hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất là trong bối cảnh người dùng mạng xã hội mỗi ngày đang đạt con số khổng lồ.

Social Media rõ ràng là những nền tảng tuyệt vời để doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp để thu hút họ và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
 
Cách tiếp cận khách hàng online

1.6. Marketing Automation - Tự động hóa tiếp thị

 

Marketing Automation hay còn gọi là Tự động hóa tiếp thị là hoạt động sử dụng phần mềm để hỗ trợ cho các chiến dịch marketing online nhằm cải thiện hiệu quả và mức độ phù hợp của quảng cáo cho từng tệp khách hàng cụ thể.

Doanh nghiệp thường dùng Marketing Automation với các chiến dịch để  ghi lại và lưu trữ thông tin của khách hàng như: họ tên, số điện thoại, email đến số lần truy cập,...
 

1.7. Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết


Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing là một thỏa thuận trong đó Nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ trả hoa hồng cho một Đối tác bên ngoài để có lưu lượng truy cập hoặc doanh số bán hàng tạo ra từ các lượt giới thiệu của đối tác bên ngoài.

Càng nhiều đối tác bên ngoài lượt tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ càng cao, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
 
Cách tiếp cận khách hàng online
>>> Xem chi tiết về Tiếp thị liên kết

1.8. Lập group dành riêng cho khách hàng

Việc lập group riêng dành cho khách hàng của mình là một cách để bạn tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 

“Theo một báo cáo của trang Forbes, khoảng 80% khách hàng tiềm năng sẽ tin tưởng vào những đánh giá trực tuyến và các phản hồi của người dùng thực tế hiện đang sử dụng sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp”.

Vì vậy việc sở hữu 1 group riêng với những chia sẻ, đánh giá chân thực là 1 chiến lược tiếp cận khách hàng thông minh đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
 

Cách tiếp cận khách hàng trực tiếp

 

Bên cạnh các cách tiếp cận khách hàng online thì việc triển khai các chiến dịch bằng cách truyền thông vẫn đang phát huy tác dụng một cách khá hiệu quả.
 

2.1. Billboard ads - Quảng cáo ngoài trời

 
 
Cách tiếp cận khách hàng trực tiếp
Nếu bạn đang muốn branding thì quảng cáo ngoài trời là cách tiếp cận khách hàng truyền thống nhưng vẫn hiệu quả. Quảng cáo càng ấn tượng càng thu hút đám đông thì thương hiệu của bạn càng được nhiều người biết đến. Chi phí khá cao nên bạn cần cân nhắc chiến dịch thật hợp lý.
 

2.2. Tổ chức sự kiện

 

Qua việc tổ chức sự kiện, doanh nghiệp có thể chia sẻ tới khách hàng những thông tin bổ ích cho các vấn đề mà họ quan tâm đồng thời hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhằm mang lại ấn tượng tốt và phản hồi tích cực từ khách.
 

Cách tiếp cận khách hàng thông qua việc hợp tác

 

Có rất nhiều doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua việc hợp tác, bao gồm:
 

3.1. Hợp tác với KOLs

 

Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
KOL - Key Opinion Leader là những người có sức ảnh hưởng ở 1 hoặc 1 số lĩnh vực nào đó, được một số lượng lớn công chúng theo dõi và tin tưởng.  

Khi hợp tác với KOLs, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được đến một số lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua lượng fan hùng hậu của KOLs mà doanh nghiệp hợp tác.
 

3.2. Hợp tác với những đối tác kinh doanh

 

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác kinh doanh khác là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng hiệu quả trên mục tiêu cả 2 cùng có lợi.
 

Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
 

Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản là các công ty, tổ chức, doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu và sử dụng, mua bán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của bạn.

Tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp thường khó và phức tạp hơn khách hàng cá nhân. Họ không dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, không dễ bị đánh lừa. Hãy đưa ra những chiến dịch phù hợp và thông minh cho tệp khách hàng này vì hơn cả đây là tệp khách hàng lớn, có khả năng mang lại doanh thu khủng cho bạn trong thời gian lâu dài.

Nhằm giúp bạn tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, Vinalink đã tổng hợp lại top 13 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các hình thức online, offline, hợp tác, doanh nghiệp,...hy vọng bạn đã có thêm những “hành trang kiến thức” hữu ích.
 
VINALINK ACADEMY
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING LỚN NHẤT VIỆT NAM

Gọi ngay tới Hotline để nhận tư vấn chi tiết: 
 
 
Call Zalo Messenger