TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết từ A-Z

20:38 | 30/10/2021
Định vị thương hiệu là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp lên kế hoạch gây ấn tượng với khách hàng của mình. Do đó mà các chiến lược định vị thương hiệu cần được đầu tư xây dựng bài bản, chi tiết. Theo dõi ngay hướng dẫn quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu từ A-Z trong bài viết dưới đây.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là những hoạt động được thực hiện nhằm xây dựng và cải thiện lại hình ảnh, vị trí thương hiệu trong tâm trí của khách hàng được xét dựa trên các giá trị, điểm độc đáo riêng cũng như tạo nên thế mạnh nổi trội hơn so với đối thủ. Định vị một thương hiệu sẽ giúp cho sản phẩm, thương hiệu gắn liền với hình ảnh riêng để dễ ghi nhớ đi sâu và nhận thức của khách hàng. 
Định vị thương hiệu là gì
Định vị thương hiệu là gì?

Các phương pháp định vị thương hiệu

Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh cụ tể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp định vị thương hiệu phù hợp nhất. Các phương pháp định vị thương hiệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị theo chất lượng
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước của khách hàng
  • Định vị dưa vào vấn đề và giải pháp

Xem thêm: Chiến lược phân phối sản phẩm là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả

Ý nghĩa của định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong một chiến dịch Branding, và có ý nghĩa đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Việc định vị này giúp doanh nghiệp được khách hàng quan tâm, chú ý và ghi nhớ các thông điệp, các sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.
Ý nghĩa của định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu - Khẳng định vị thế trong tâm trí của khách hàng
Sợi dây gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên chắc chắn. Từ hoạt động này, thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn, lưu giữ trong tiềm thức và khi có yếu tố nào liên quan đến thương hiệu họ đều nghĩ về sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp.

Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Phân biệt Marketing 4P và Marketing 7P

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết từ A-Z

Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cần phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bởi những chiến lược định vị ban đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp. Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu gồm 5 bước chi tiết như sau:
Quy trình định vị thương hiệu
Quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định được đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình là ai. Nhóm khách hàng mục tiêu này đang quan tâm đến vấn đề gì, họ cần hỗ trợ giải pháp nào, đặc điểm nhân khẩu học ra sao… Có thể phác thảo nên một bản chân dung khách hàng để phục vụ hoạt động định vị thương hiệu tốt hơn.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, bạn cần hiểu rõ về họ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng nên đừng lơ là bỏ qua bước này. Đây chính là đối thủ có thể cướp đi tệp khách hàng tiềm năng của bạn và cũng có thể là đơn vị cho bạn nhiều bài học, kiến thức giá trị. 

Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm

Những thuộc tính nào có tác động tới quyết định mua hàng của khách thì đều cần được nghiên cứu. Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được để xác định đúng điểm bán hàng độc nhất, đặc tính nổi trội nhất của sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt tạo nét riêng cho thương hiệu. Thêm vào đó là các đặc điểm bổ trợ khác.

Bước 4: Xác định phương pháp định vị phù hợp

Đã hiểu mình rõ người, bạn cần xác định được phương pháp định vị phù hợp nhất với mục đích, đặc điểm doanh nghiệp của mình. 

Bước 5: Định vị thương hiệu

Quy trình định vị thương hiệu có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào bước đi cuối cùng này.
Có thể sử dụng một sơ đồ định vị để dễ hình dung về vị trí thương hiệu của bạn đang ở đâu trong sơ đồ này. Các thành phần của sơ đồ là đặc tính nổi bật của thương hiệu. Từ đó sẽ xây dựng nên những chiến dịch truyền thông quảng bá nhằm khẳng định hình ảnh thương hiệu đi kèm ý nghĩa định vị đến khách hàng một cách rõ ràng nhất, dễ nhớ nhất, ấn tượng nhất.

Xem thêm: Quy trình xây dựng chiến lược Marketing khác biệt thời đại 4.0

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được ấn tượng tốt với khách hàng, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững sau này. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích. 
Call Zalo Messenger