>>> Xem thêm:
>>> Xem thêm:
Content angle là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm “Content angle là gì”, chúng ta cùng xem ví dụ dưới đây:
Bạn được sếp giao cho nhiệm vụ viết bài cho từ khóa “khóa học làm bánh”. Bạn gặp bác Google, bác Facebook để hỏi về từ khóa này thì được đưa ra 1 loạt các câu trả lời như sau:
-
Khóa học làm bánh cho người mới bắt đầu.
-
Những ai không nên tham gia khóa học làm bánh
-
Ca sỹ XYZ khoe sản phẩm đầu tay sau khi tham gia khóa học làm bánh cực chất.
-
Làm thế nào để ghi điểm với mẹ chồng tương lai trong lần đầu ra mắt? (Nội dung hướng đến khóa học làm bánh)
Content angle là “cách nói”, chứ không phải “nói gì”
Như vậy là cùng một từ khóa/nhóm chủ đề, có rất nhiều ý tưởng khác nhau để truyền tải thông tin đến người đọc tùy thuộc vào mục đích và cá tính của thương hiệu. Đây chính là các Content angle.
Content angle là cách triển khai một chủ đề lớn dưới những góc độ khác nhau hoặc thông qua những góc nhìn, tình huống, nhân vật khác nhau. Mục đích của Content angle là để định hướng nội dung trước khi triển khai chi tiết.
Nhiệm vụ quan trọng của Content angle là làm thế nào để nội dung của thương hiệu/doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hấp dẫn, nổi bật giữa một biển thông tin hỗn độn.
Vị trí của Content angle trong cấu trúc cơ bản của một kế hoạch Content marketing
Biết được khái niệm “Content angle là gì” mới chỉ là phần ngọn, để hiểu được tận gốc bạn cần nhìn được trong một kế hoạch content marketing tổng thể xem content angle nằm ở vị trí/bước nào.
Hãy tưởng tượng việc lập một kế hoạch Content marketing giống như xây một ngôi nhà thì sẽ có quy trình như sau:
-
Bước 1: Nền móng của 1 kế hoạch Content marketing bao gồm: (1) nghiên cứu khách hàng mục tiêu & nghiên cứu doanh nghiệp/sản phẩm, (2) tìm ra insight (sự thật ngầm hiểu) của khách hàng mà phù hợp với mục đích của doanh nghiệp, và (3) lựa chọn thông điệp chủ đạo (Big idea) cho toàn bộ chiến dịch Content marketing.
-
Bước 2: Bước tiếp theo sau khi đã có Big idea cho chiến dịch Content marketing, chúng ta sẽ xác định các nhóm chủ đề để triển khai cho Big idea đó. Các nhóm chủ đề này được gọi là Content pillar – được coi như xương sống để đảm bảo các nội dung triển khai về sau đi đúng hướng, truyền tải thông điệp nhất quán, và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
-
Bước 3: Mỗi nhóm chủ đề lớn (Content pillar) sẽ có nhiều cách khác nhau để thể hiện chúng. Người làm content sẽ phân tích ở các góc độ khác nhau để đa dạng hóa nội dung khi triển khai từng chủ đề. Đây chính là Content angle.
Phân biệt Content angle với Content pillar
Tưởng chừng đơn giản nhưng rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa Content angle với Content pillar. Thậm chí đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa Content angle và các hình thức triển khai sản xuất content như: video, infographic, ảnh, bài viết.
Để dễ hình dung hơn về “Content angle là gì”, chúng ta cùng phân tích 1 ví dụ:
Một cửa hàng chay chuyên về nấm chuẩn mới mở và đang cần thực hiện các hoạt động Content Marketing cho chiến dịch khai trương sắp tới:
-
Tên thương hiệu: Bếp chay nhà Nấm
-
Sản phẩm: các món chay làm từ nấm, hình thức đặt hàng online.
-
Mục tiêu chiến dịch: xây dựng nhận biết về thương hiệu mới khai trương, kêu gọi mọi người đặt hàng online qua app hoặc gọi hotline.
-
Thông điệp chủ đạo (Big idea): Bếp chay nhà Nấm khai trưởng online tại Đà Nẵng, lựa chọn mới cho những thực khách mê món chay dinh dưỡng từ nấm.
-
Content pillar gồm: Nhóm chủ đề Khai trương; Nhóm chủ đề về nấm; Nhóm chủ đề Dinh dưỡng.
Content angle triển khai cụ thể:
Content angle là gì: các Content angle phát triển cho từng Content pillar
Các loại Content angle lôi cuốn độc giả
Như đã nêu trong phần “Content angle là gì”, có thể thấy việc lựa chọn các Content angle trong mỗi chiến dịch marketing để thương hiệu ghi điểm trong lòng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý một số dạng Content angle dễ thu hút được độc giả. Tuy nhiên, việc sử dụng Content angle nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng độc giả, ngân sách, đặc điểm và mục tiêu của từng thương hiệu trong từng chiến dịch Content marketing.
1. Content angle nêu rõ lợi ích cho khách hàng
Tất nhiên rồi, bất kỳ ai mua 1 sản phẩm hay dịch vụ nào cũng đều vì nó mang lại lợi ích cho họ. Hãy chỉ ra các lợi ích mà sản phẩm của bạn mang đến cho khách hàng. Lợi ích ở đây có thể là lợi ích lý tính (đến từ cấu tạo/chức năng của sản phẩm) hoặc lợi ích cảm tính.
Trở lại với ví dụ Bếp chay nhà Nấm ở trên và cùng phân tích về lợi ích cho khách hàng như sau:
-
Lợi ích lý tính: giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, đảm bảo bữa ăn ngon và dinh dưỡng cho cả nhà.
-
Lợi ích cảm tính: cho phụ nữ thêm thời gian chăm sóc bản thân và gia đình từ đó gia đình êm ấm hạnh phúc hơn, xây dựng hình tượng phụ nữ hiện đại vừa đảm đang vừa làm việc hiệu quả.
2. Content angle dạng “làm thế nào” với hướng dẫn cụ thể
Content angle: hướng dẫn
“Làm thế nào”, “Hướng dẫn cách” luôn là những cụm từ khóa được sử dụng thường xuyên trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, dạng bài hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay hướng dẫn các bước thực hiện một công việc nào đó sẽ luôn là một Content angle hữu ích đối với người đọc. Đặc biệt đối với các sản phẩm dạng kỹ thuật, sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới thì các hướng dẫn cụ thể dạng video sẽ được khách hàng quan tâm hơn cả.
Fun fact: “Làm thế nào để theo dõi zalo của chồng” cũng là một câu hỏi mà bác Google được “chất vấn” không ít lần.
3. Content angle dạng câu chuyện thương hiệu
Content angle: câu chuyện thương hiệu
Không ít sản phẩm/dịch vụ trên thị trường ghi dấu ấn trong lòng khách hàng nhờ những nội dung truyền cảm hứng từ câu chuyện về thương hiệu, về người sáng lập thương hiệu, hay về chính văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. Đừng chỉ dùng những con số nghe có vẻ to tát để “khoe” về doanh nghiệp, hãy biến chúng thành các câu chuyện để chạm tới cảm xúc của khách hàng.
Đối với các chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp, Content angle về văn hóa nội bộ và môi trường làm việc tại doanh nghiệp, về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cực kỳ hữu ích trong chiến lược thu hút nhân tài.
4. Content angle dạng chia sẻ từ chuyên gia
Content angle: Chia sẻ từ chuyên gia
Khi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được chuyên gia trong ngành đánh giá cao thì chắc chắn sản phẩm/dịch vụ đó sẽ tiến một bước dài tới niềm tin của khách hàng. Đối với các sản phẩm hay giải pháp mới tại thị trường, đặc biệt có liên quan tới yếu tố sức khỏe thì chắc chắn không thể bỏ qua dạng Content angle này trong chiến lược Content marketing.
Ngoài ra, mỗi chuyên gia đều có thể có một lượng người theo dõi nhất định. Vì vậy, điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới khách hàng mục tiêu và thậm chí tạo ra hiệu ứng lan truyền hiệu quả.
5. Content angle về so sánh
Cuộc sống luôn có nhiều thứ phải lựa chọn và ai cũng muốn chọn cho mình một thứ tốt nhất. Sẽ thật tuyệt nếu có bài viết so sánh cụ thể các lựa chọn mà độc giả đang băn khoăn, thay vì phải đi tìm thông tin của từng loại. Các content dạng so sánh luôn dễ ghi điểm đối với người đọc và khiến họ đưa ra quyết định (mua hàng) nhanh hơn.
Lưu ý rằng các bài viết dạng so sánh cần dựa trên những góc nhìn đa chiều, tập trung vào lợi ích của người đọc, nếu không thì bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu tính khách quan và mang tính cá nhân quá cao.
Hiện nay trong giới làm content có không ít người không hiểu hoặc hiểu không đúng Content angle là gì. Thậm chí nhiều người chỉ quan tâm làm sao content "câu like" thật nhiều mà không quan tâm cuối cùng doanh nghiệp/thương hiệu đó đọng lại gì trong tâm trí khách hàng. Điều này là do chúng ta đang chạy theo việc "làm content ngắn hạn".
Hiểu được "Content angle là gì và một kế hoạch Content marketing là như thế nào" giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cho bạn bạn đi đúng hướng ngay từ đầu và tối ưu hiệu quả cho cả chiến dịch content.
>>> Tham gia ngay: Khóa học Content Marketing tại Vinalink ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi nhất nhé
>>> Xem thêm: