Để có thể phát triển chiến lược marketing thì việc xây dựng Content Direction là vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vinalink Academy tìm hiểu Content Direction là gì? Cũng như biết thêm các yếu tố quan trọng để xây dựng Content Direction hiệu quả là như thế nào nhé !
Content Direction được hiểu là định hướng cho nội dung
Content Direction (hay Định hướng nội dung) là kim chỉ nam dẫn dắt toàn bộ chiến lược nội dung của bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Việc triển khai Content Direction phải dựa trên mục tiêu, ngân sách, hoàn cảnh và chiến lược Marketing của nhóm làm việc hoặc doanh nghiệp của bạn.
Để xây dựng được một Content Direction chuẩn thì phải xác định được những điều sau:
Target Audience: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
Customer insight: Cái nhìn của các khách hàng mục tiêu.
Content Type – hình thức nội dung: Văn bản, hình ảnh, video, infographic,...
What: Nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến.
Ideas: Ý tưởng phát triển.
Ví dụ: nếu bạn muốn đến công ty ABC và chưa từng đến đó trước đây, công việc đầu tiên của bạn sẽ là tìm kiếm trên Google Map để xác định điểm đến, khoảng cách, đường đi qua những con đường nào, vòng xoay, và phương tiện di chuyển như xe máy hay taxi.
Có nhiều trường hợp cần thiết phải xây dựng Content Direction
Dưới đây là các thời điểm nên xây dựng Content Direction cho doanh nghiệp:
Thương hiệu đổi mới, hoặc tái định vị: Trong trường hợp này bạn sẽ cần xây dựng Content Direction để thích nghi định hướng mới. Bởi vào thời điểm doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu, những nội dung xây dựng trước đó cũng cần phải thay đổi. Việc điều chỉnh Content Direction sẽ còn phụ thuộc vào đường hướng phát triển mới, ngân sách và kế hoạch mới.
Thương hiệu mới, hoặc chuẩn bị ra mắt thị trường: Với một thương hiệu đang chuẩn bị ra mắt, việc lập ra Content Direction chính là bước vô cùng quan trọng. Ví dụ như để tăng độ nhận diện của thương hiệu, thì Content Direction sẽ phải xây dựng nội dung xung *quanh mục tiêu đó. Gồm các công việc như là phân bố tỉ lệ content cho giai đoạn branding cũng như đối tượng muốn hướng đến.
Các chiến dịch ngắn hạn trên sàn thương mại điện tử: Một người tiêu dùng online chắc chắn không còn lạ lẫm với các chiến dịch sale như là 11.11 hay 12.12,... Ở trên các sàn thương mại điện tử như là Shopee, Lazada, Tiki,... Để xây dựng các chiến dịch ngắn hạn như trên thì cần có một kế hoạch Content Direction cụ thể theo mục tiêu đề ra.
Xây dựng Content Direction cho các kênh truyền thông: Bạn cũng cần phải có kế hoạch cụ thể để xây dựng các kênh Marketing của doanh nghiệp như Facebook hay website. Để xây dựng được Content Direction hiệu quả thì cần phải chính xác các nội dung, chủ đề cần triển khai đúng với từng giai đoạn nhất định.
Triển khai hoạt động Marketing hoặc Marketing thuê ngoài: Thường thì với các chiến dịch Marketing lớn, dài hạn thì sẽ được Content lâu năm như Manager hay Leader sẽ đảm nhiệm xây dựng Content Direction. Tiếp đến là chuyển xuống cho các bộ phận bên dưới thực hiện hoặc là gửi bản phác thảo Content Direction đến cho dịch vụ Marketing thuê ngoài để mọi thứ đồng nhất với nhau.
Content Direction (Định hướng nội dung) và Content Angle (Góc nhìn nội dung) là hai khái niệm quan trọng trong chiến lược content marketing. Tuy nhiên, hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn với nhau.
Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa Content Direction và Content Angle:
Mục đích
Content Direction: Xác định chiến lược tổng thể cho nội dung của bạn, bao gồm mục tiêu, đối tượng mục tiêu, thông điệp và giá trị cốt lõi.
Content Angle: Xác định cách tiếp cận cụ thể cho từng bài viết hoặc phần nội dung.
Phạm vi
Content Direction: Áp dụng cho toàn bộ chiến dịch nội dung hoặc một khoảng thời gian dài.
Content Angle: Áp dụng cho từng bài viết hoặc phần nội dung riêng lẻ.
Mức độ chi tiết
Content Direction: Mang tính chiến lược, tổng quan.
Content Angle: Mang tính thực tế, cụ thể.
Ví dụ phân biệt
Content Direction: Mục tiêu của chiến dịch nội dung là tăng nhận thức về thương hiệu mới trong vòng 3 tháng.
Content Angle: Bài viết blog đầu tiên sẽ giới thiệu lịch sử hình thành và sứ mệnh của thương hiệu.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể ví Content Direction như bản đồ chỉ đường, còn Content Angle như cách bạn lái xe trên con đường đó.
Để xây dựng được Content Direction hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố cơ bản
Để xây dựng được Content Direction hiệu quả, bạn cần các yếu tố sau đây:
Khi xây dựng Content Direction thì xác định khách hàng mục tiêu là bước rất quan trọng. Để xác định được khách hàng mục tiêu thì bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn dành cho đối tượng đó. Bạn có thể dựa vào một số yếu tố như là độ tuổi, sở thích, giới tính,...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phân biệt được khách hàng mục tiêu với người tiêu dùng. Trong một số trường hợp thì người tiêu dùng không phải là đối tượng đưa ra quyết định mua hàng, cũng không phải là đối tượng nội dung bài viết bạn muốn hướng đến.
Bạn cần phải xác định được điểm nổi bật, giá trị sản phẩm/dịch vụ, ngoài ra là điểm yếu so với các đối thủ của mình. Nhờ đó mà có thể tạo ra được những nội dung thực tế, có giá trị và truyền tải thông điệp phù hợp đến cho khách hàng.
Khi bạn đã hiểu rõ sản phẩm của mình, hãy đối chiếu lại với nhu cầu của khách hàng để giúp họ hiểu được điều nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Bởi vì bạn cần phải đánh đúng insight của khách hàng mục tiêu. Điều cần tập trung là thứ khách hàng muốn, chứ không phải thứ bạn có.
Xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy) là bước không thể thiếu trong mỗi bản kế hoạch Content Direction. Bạn cần phải xác định, cũng như là có chiến lược cụ thể cho các nội dung của mình như chiến thuật, giọng văn, quy tắc,... cho các nội dung của bạn.
Bởi vì content không chỉ đơn giản là câu chữ, mà nó còn có cả hình ảnh, bố cục nội dung,... Nội dung cần phải có giọng điệu, ngôn ngữ phù hợp với điều mà thương hiệu muốn hướng đến.
Trong bước này, bạn cần phải tìm kiếm ý tưởng cho nội dung được định hướng trên các công cụ tìm kiếm như là Google, Bing, hoặc là các trang báo online, báo giấy,... Ngoài ra, bạn cũng cần phải tham khảo các ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn khách quan nhất.
Bạn cần phải lên kế hoạch đo lường chi phí, ước tính khoản đầu tư cho nội dung và cả chiến dịch mình mong muốn. Điều này sẽ giúp cho quá trình triển khai nội dung của bạn trơn tru và đạt hiệu quả nhất.
Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về Content Direction là gì? Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm được định hướng nội dung của mình để sản xuất content hiệu quả.
>>> Tham gia ngay Khóa học 3C - Content Marketing tại Vinalink để tạo ra những Content siêu Viral nhé