TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Display Advertising: Khái niệm và ví dụ về quảng cáo hiển thị

14:11 | 01/04/2024

Với khả năng tiếp cận rộng rãi, nhắm mục tiêu chính xác và hiệu quả đo lường rõ ràng, Display Advertising đã trở thành một chiến lược marketing quan trọng cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Qua bài viết này, Vinalink Academy sẽ giới thiệu đến bạn từ A-Z về Display Advertising là gì nhé !

Display Advertising là gì?

Display Advertising (Quảng cáo hiển thị)

Display Advertising (Quảng cáo hiển thị)

Display Advertising (hay còn gọi là Quảng cáo hiển thị) là một hình thức quảng cáo trực tuyến sử dụng hình ảnh, video, văn bản để thu hút sự chú ý của người dùng trên các website, ứng dụng di động và mạng xã hội.

Các chiến dịch quảng cáo hiển thị thành công thường là sự kết hợp đa dạng thông qua hình ảnh, văn bản, GIF và video để tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Bằng cách tận dụng ngôn ngữ, thiết kế, hình dạng và kích thước của biểu ngữ, các nhà tiếp thị có thể tạo ra những quảng cáo độc đáo, thu hút sự chú ý từ khách hàng mục tiêu.

>>> Xem thêm: Tự học chạy quảng cáo trên Facebook từ A-Z

Ví dụ về Quảng Cáo hiển thị

Quảng cáo banner

  • Hình ảnh: Hình ảnh một chiếc điện thoại mới

  • Tiêu đề: "Điện thoại mới giảm giá 50%!"

  • Mô tả: "Chỉ trong tuần này, mua điện thoại mới với giá giảm 50%. Nhanh tay mua ngay!"

  • Lời kêu gọi hành động: "Mua ngay"

Quảng cáo văn bản

  • Tiêu đề: "Tìm kiếm khóa học tiếng Anh online?"

  • Mô tả: "Học tiếng Anh online với giáo viên bản ngữ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi!"

  • Liên kết: "https://example.edu.vn/kham-pha-top-5-khoa-hoc-tieng-anh-online-tot-nhat-hien-nay/"

Quảng cáo video

  • Video: Video giới thiệu về một sản phẩm mới

  • Tiêu đề: "Giới thiệu sản phẩm mới: Máy giặt thông minh"

  • Mô tả: "Máy giặt thông minh với nhiều tính năng hiện đại. Xem video để tìm hiểu thêm!"

  • Lời kêu gọi hành động: "Tìm hiểu thêm"

Lợi ích khi chạy Display Ads

Chạy quảng cáo hiển thị đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Chạy quảng cáo hiển thị đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Quảng cáo hiển thị (Display Ads) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những điểm nổi bật:

  • Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Display Ads giúp bạn nhắm mục tiêu người dùng dựa trên sở thích, hành vi, nhân khẩu học và vị trí địa lý. Nhờ vậy, bạn có thể tiếp cận những người dùng có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng mới.

  • Tăng nhận thức thương hiệu: Hiển thị quảng cáo đến nhiều người dùng hơn giúp tăng nhận thức về thương hiệu, tạo ấn tượng và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Việc này góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Display Ads khuyến khích người dùng truy cập website hoặc sử dụng ứng dụng của bạn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng. Chiến dịch quảng cáo hiệu quả sẽ thu hút khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng họ thành khách hàng trung thành.

  • Theo dõi hiệu quả: Bạn có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và tối ưu hóa cho phù hợp. Việc theo dõi tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CVR) và các chỉ số khác giúp sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa chi phí.

  • Chi phí hợp lý: Display Ads có hai hình thức thanh toán chính: chi trả cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) và chi trả cho mỗi lần hiển thị (CPM). Bạn có thể thiết lập ngân sách phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình, đồng thời theo dõi hiệu quả chi tiêu và tối ưu hóa chi phí quảng cáo.

Ngoài những lợi ích trên, Display Ads còn có tính linh hoạt, khả năng sáng tạo và khả năng tích hợp với các kênh marketing khác.

Các loại định dạng quảng cáo Display Ads

Vinalink Academy sẽ giới thiệu đến bạn 6 loại hình quảng cáo Display Ads phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay: 

Banner quảng cáo 

Banner quảng cáo là loại hình quảng cáo phổ biến nhất trong Google. Định dạng quảng cáo này thường xuất hiện dưới dạng hình ảnh hoặc hình ảnh động với kích thước đa dạng, thường được đặt ở đầu trang, cuối trang hoặc bên lề trang web. Banner quảng cáo thu hút sự chú ý của người dùng bằng hình ảnh bắt mắt và thông điệp ngắn gọn, súc tích.

Rich Ads (Quảng cáo đa phương tiện)

Rick Media Ads

Rick Media Ads

Rich Ads là loại hình quảng cáo sử dụng các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh và tương tác để thu hút sự chú ý của người dùng. Rich Ads có nhiều dạng thức khác nhau như:

  • Quảng cáo HTML5: cho phép sử dụng các hiệu ứng chuyển tiếp, hoạt ảnh và tương tác phức tạp.

  • Quảng cáo Lightbox: xuất hiện khi người dùng nhấp chuột vào một hình ảnh hoặc liên kết, hiển thị nội dung quảng cáo chi tiết hơn.

  • Quảng cáo In-page video: hiển thị video quảng cáo trực tiếp trên trang web.

Interstitial Ads (Quảng cáo trung gian)

Interstitial Ads

Interstitial Ads

Interstitial Ads là loại hình quảng cáo xuất hiện toàn màn hình trước khi người dùng truy cập vào nội dung của trang web. Loại hình quảng cáo này thường được sử dụng để quảng bá các sản phẩm mới, các sự kiện quan trọng hoặc các chương trình khuyến mãi.

Khi người dùng truy cập vào trang web hoặc ứng dụng, Interstitial Ads sẽ xuất hiện toàn màn hình. Người dùng có thể tắt quảng cáo sau một thời gian chờ hoặc nhấp vào quảng cáo để truy cập vào trang đích.

Video Ads

Quảng cáo dưới dạng Video

Quảng cáo dưới dạng Video

Forrester Research cho biết video giúp tăng 43% tỷ lệ nhấp chuột so với văn bản. Do đó, sử dụng video để truyền tải thông điệp là một sự khôn ngoan của các nhà tiếp thị.

Video Ads là loại hình quảng cáo sử dụng video để truyền tải thông điệp quảng cáo. Video Ads có thể được hiển thị trên YouTube, các trang web có tích hợp video hoặc trong các ứng dụng di động.

Chẳng hạn, Chiến dịch "Write the Future" giúp Nike tăng nhận thức thương hiệu và doanh số bán hàng sản phẩm giày bóng đá. Video "Write the Future" đạt hơn 7,8 triệu lượt xem chỉ trong một tuần, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó về lượt xem của một quảng cáo video.

Interactive Ads (Quảng cáo tương tác)

Quảng cáo tương tác

Quảng cáo tương tác

Quảng cáo tương tác là loại hình quảng cáo cho phép người dùng tương tác trực tiếp với quảng cáo bằng cách click chuột, di chuột, nhập liệu, hoặc cử chỉ khác. Loại hình quảng cáo này mang đến trải nghiệm thú vị và hấp dẫn hơn so với quảng cáo truyền thống, giúp thu hút sự chú ý của người dùng và tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu.

Expandable Ads (Quảng cáo mở rộng)

Expandable Ads là loại hình quảng cáo banner có thể mở rộng kích thước khi người dùng nhấp chuột hoặc di chuột qua quảng cáo. Loại hình quảng cáo này cung cấp thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp thu hút sự chú ý của người dùng và tăng khả năng chuyển đổi.

Theo IAB, Expandable Ads có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn 60% so với quảng cáo banner truyền thống. Hay nghiên cứu của EyeTrackShop sử dụng công nghệ theo dõi ánh mắt để nghiên cứu cách người dùng tương tác với quảng cáo. Kết quả cho thấy người dùng dành nhiều thời gian hơn để xem Expandable Ads so với quảng cáo banner truyền thống.

Hướng dẫn tối ưu Display Ads

Theo Google Ads, dưới đây là các bước tối ưu hóa chiến dịch hiển thị của doanh nghiệp bạn: 

Bước 1: Thiết lập chiến lược hiển thị

  • Thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi: Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu bằng cách thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi trên trang web và ứng dụng của bạn. Kiểm tra thường xuyên hoạt động theo dõi lượt chuyển đổi để đảm bảo sự chính xác. 

  • Chọn mục tiêu của chiến dịch: Xác định một mục tiêu cụ thể dựa trên các mục tiêu của bạn. Điều này giúp bạn tập trung và đo lường hiệu quả của chiến dịch.

  • Sử dụng tính năng Đặt giá thầu thông minh: Áp dụng tính năng Đặt giá thầu thông minh để tự động hoá và tối ưu hoá giá thầu. Điều này giúp bạn linh hoạt điều chỉnh giá thầu theo từng phiên, từ đó nâng cao khả năng thành công của chiến dịch.

Bước 2: Tiếp cận đối tượng mục tiêu đúng thời điểm

  • Kích hoạt tính năng tối ưu hóa: Đảm bảo tính năng này được kích hoạt trong cài đặt của chiến dịch quảng cáo của bạn. Tính năng này sẽ giúp tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu để đưa ra quyết định thông minh về việc phân phối quảng cáo.

  • Thêm các lựa chọn không bắt buộc: Ví dụ, phân khúc đối tượng hoặc từ khoá. Điều này cung cấp thông tin chi tiết hơn về đối tượng mục tiêu của bạn và giúp hệ thống tối ưu hóa tiêu chí nhắm mục tiêu một cách chính xác hơn.

Bước 3: Tạo quảng cáo

  • Tải lên các thành phần quảng cáo: Tải lên hình ảnh, dòng tiêu đề, biểu trưng, video và nội dung mô tả phù hợp với quảng cáo của bạn. Đảm bảo rằng các thành phần này liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn quảng cáo.

  • Sử dụng các lựa chọn định dạng nâng cao: Tận dụng tính năng nâng cao thành phần, video được tạo tự động và định dạng gốc để tạo ra các phiên bản quảng cáo đa dạng và thu hút. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận và chuyển đổi của quảng cáo.

  • Cung cấp thông tin đa dạng: Đảm bảo rằng bạn cung cấp giá, tiêu đề và hình ảnh có liên quan cho toàn bộ danh mục sản phẩm của bạn. 

  • Thử nghiệm và tối ưu hoá thường xuyên: Liên tục thử nghiệm và tối ưu hoá các phiên bản quảng cáo mới mẻ bằng cách sử dụng các hình ảnh và thành phần mẫu quảng cáo khác nhau. Quá trình này giúp bạn tìm ra những yếu tố hoạt động tốt nhất và cải thiện hiệu suất của chiến dịch.

Bước 4: Đo lường hiệu quả chiến dịch

  • Sử dụng báo cáo và mô hình phân bổ: Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách các chiến dịch hiển thị của bạn đã ảnh hưởng đến hành động của người dùng. Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu từ tài khoản của bạn giúp xác định quảng cáo nào đã thúc đẩy lượt chuyển đổi. 

  • Xem xét tất cả lượt chuyển đổi: Khi đánh giá hiệu suất, hãy xem xét tất cả các lượt chuyển đổi bao gồm lượt chuyển đổi từ lượt xem được thực hiện (EVC) và lượt chuyển đổi từ lượt xem hết (VTC). Những lượt chuyển đổi này cho biết thời điểm người dùng xem nhưng không tương tác với quảng cáo của bạn, sau đó hoàn thành một hành động quan trọng trên trang web của bạn.

  • Kiểm tra giai đoạn xem lại được sử dụng: Kiểm tra và điều chỉnh giai đoạn xem lại được sử dụng trong các lượt chuyển đổi, VTC hoặc EVC mà bạn đang theo dõi. Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp hoặc chu kỳ mua sản phẩm, bạn có thể quyết định điều chỉnh những chế độ cài đặt này từ chế độ mặc định.

  • Bật tính năng tự động gắn thẻ trong Google Analytics: Điều nãy sẽ đảm bảo bạn nhận được dữ liệu chi tiết nhất về Google Ads. Việc này giúp bạn tìm hiểu cách người dùng tương tác với trang web của bạn và đánh giá hiệu suất của chiến dịch hiển thị.

Lưu ý khi triển khai chiến dịch Display Ads

Để chiến dịch Display Ads của bạn thành công và thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể, bạn hãy “bỏ túi” những lưu ý dưới đây: 

  • Xác định mục tiêu chiến dịch: Mục tiêu có thể là tăng độ nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc thúc đẩy chuyển đổi. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn lựa chọn chiến lược phù hợp và đo lường hiệu quả chiến dịch hiệu quả.

  • Lựa chọn đối tượng mục tiêu phù hợp: Hiệu quả của chiến dịch Display Ads phụ thuộc vào việc nhắm mục tiêu chính xác đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng các tiêu chí như nhân khẩu học, sở thích, hành vi,... để tạo ra các nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

  • Thiết kế banner quảng cáo thu hút: Banner quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ thực hiện hành động. Hãy đảm bảo rằng banner của bạn có thiết kế đẹp mắt, nội dung ngắn gọn, súc tích và CTA (kêu gọi hành động) rõ ràng.

  • Lựa chọn định dạng quảng cáo phù hợp: Display Ads cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như banner, video, text,... Hãy thử nghiệm các định dạng khác nhau để xem định dạng nào hiệu quả nhất cho chiến dịch của bạn. Kết hợp Display Ads với các kênh quảng cáo khác như Search Ads, Social Ads,... để tạo hiệu ứng cộng hưởng và tăng hiệu quả chiến dịch.

  • Lựa chọn vị trí đặt banner hiệu quả: Bạn có thể đặt banner quảng cáo trên Mạng hiển thị Google (GDN) hoặc các website cụ thể. Mỗi vị trí đặt banner có ưu và nhược điểm riêng, hãy cân nhắc lựa chọn vị trí phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu của bạn.

  • Theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch: Việc theo dõi hiệu quả chiến dịch là vô cùng quan trọng để bạn có thể điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa hiệu quả. Hãy theo dõi các chỉ số như số lần hiển thị, nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,... để đánh giá hiệu quả chiến dịch và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về Display Advertising là gì và các thông tin liên quan đến quảng cáo hiện thị, hy vọng bài viết giúp bạn lựa chọn được loại hình quảng cáo phù hợp với chiến dịch Marketing của mình.

Khoá học Google Ads của Vinalink Academy

Khoá học Google Ads của Vinalink Academy

Nếu muốn tự tay tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị lên mạng quảng cáo lớn nhất hiện nay là Google, tham khảo ngay khoá học Google Ads được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ giúp bạn setup cũng như tối ưu chiến dịch một cách hiệu quả nhất.

Call Zalo Messenger