Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner để làm SEO 2024
17:06 | 01/02/2024
Google Keyword Planner là một công cụ nằm trong Google Ads, cho phép bạn tìm kiếm và phân tích các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề hoặc đối tượng khách hàng của bạn. Google Keyword Planner cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về từ khóa như: Lưu lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng, mức độ cạnh tranh, giá thầu đề xuất, các từ khóa liên quan,... để lên được chiến dịch SEO hay quảng cáo của bạn.
Cùng Vinalink Academy tìm hiểu cách sử dụng Google Keyword Planner để lên được bộ từ khoá cho chiến dịch SEO của mình qua bài viết dưới đây nhé !
Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner 2024
Để sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khoá cho chiến dịch SEO, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Google Keyword Planner
Tuy là công cụ miễn phí nhưng bạn vẫn cần một tài khoản Google Ads để có thể sử dụng, nếu chưa có bạn hoàn toàn có thể tạo một cái (miễn phí luôn, chỉ cần điền một vàithông tin doanh nghiệp)
Giao diện Google Ads
Sau khi đăng nhập vào giao diện quản lý quảng cáo của Google Ads, chọn mục Công cụ rồi chọn Công cụ lập kế hoạch từ khoá (nếu để phiên bản tiếng anh thì sẽ là Tools rồi chọn Keyword Planner)
Lúc này sẽ có 2 công cụ là Khám phá các từ khoá mới và Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm giúp bạn có thể tìm được hàng nghìn từ khoá có lưu lượng search mỗi tháng.
Công cụ lập kế hoạch từ khóa - Google Keyword Planner
Lưu ý: Đây là công cụ hỗ trợ cho việc chạy quảng cáo Google Ads nên sẽ có một số thông tin cũng như chức năng thừa không liên quan tới việc làm SEO.
Tiếp theo, Vinalink Academy sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể tìm được từ khoá SEO chính xác cho mình nhé.
Bước 2: Tìm kiếm từ khoá
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner để chọn từ khoá SEO của giảng viên Tiến Hà
Sau khi đã mở được 2 công cụ ở bước 1, Vinalink Academy sẽ hướng dẫn bạn sử dụng chi tiết 2 công cụ này như thế nào nhé !
Công cụ Khám phá từ khoá mới trong Google Keyword Planner
Trong công cụ này sẽ có 2 tab là "Bắt đầu bằng các từ khoá" và "Bắt đầu bằng một trang web", bạn có thể chọn 1 trong 2 để nhận được kết quả:
Bắt đầu bằng các từ khoá: Điền vào đây các từ khoá liên quan tới doanh nghiệp của bạn (ví dụ như giao đồ ăn, giầy ống bằng da) để truy cập vào cơ sở dữ liệu của Google. Bạn có thể nhập nhiều các từ khoá liên quan tới doanh nghiệp (ví dụ: bạn bán điện thoại Iphone thì có thể nhập "iphone 15" "iphone 16" để có thêm từ khoá về 2 dòng máy này)
Bắt đầu bằng một trang web: Điền vào đây url của bạn hoặc của đối thủ, từ đó Google sẽ cho bạn các từ khoá liên quan tới url mà bạn đã cung cấp.
Sau đó bấm Nhận kết quả
Bước 3: Lọc kết quả từ khoá
Giờ là lúc lọc ra các loại từ khoá phù hợp với doanh nghiệp của bạn, kết qả sau khi bấm Nhận kết quả sẽ như thế này:
Tại trang danh sách từ khóa, bạn có thể sử dụng các bộ lọc để tinh chỉnh kết quả:
Văn bản từ khóa: Chỉ hiển thị các từ khóa chứa một từ hoặc cụm từ cụ thể mà bạn muốn.
Loại trừ từ khóa trong tài khoản của tôi: Loại bỏ các từ khóa mà bạn đã sử dụng trong quảng cáo.
Tìm kiếm hàng tháng trung bình: Sắp xếp theo số lượng tìm kiếm hàng tháng để chỉ xem các từ khóa có lượng tìm kiếm cao hoặc thấp. Không có con số chính xác mà chỉ trong một khoảng nhất định.
Cạnh tranh: Lọc theo mức độ cạnh tranh (Thấp, Trung bình, Cao). Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ số cạnh tranh ở đây chỉ áp dụng cho quảng cáo, không phải cho SEO.
Giá thầu trên trang đầu: Sử dụng giá thầu thấp để tìm các từ khóa có ý định thương mại cao.
Sau khi đã lọc xong từ khoá liên quan tới sản phẩm dịch vụ các bạn có thể tải về thành Google Sheet hoặc file CSV để sử dụng.
Bước 4: Chọn từ khoá cho chiến dịch SEO
Để chọn được từ khoá SEO bạn có thể dựa vào 3 tiêu chí sau:
Lượng tìm kiếm (Search Volume): Chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm trung bình cao. Từ khóa có lượng tìm kiếm cao hơn sẽ mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho trang web của bạn.
Ý định thương mại (Commercial Intent): Từ khóa có mức độ cạnh tranh và giá thầu cao thường có khả năng chuyển đổi tốt hơn thành khách hàng trả tiền. Điều này có nghĩa là người dùng tìm kiếm những từ khóa này có khả năng mua hàng cao hơn.
Cạnh tranh SEO tự nhiên (Organic SEO Competition): Xem xét mức độ cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Bạn cần phân tích các trang web đang xếp hạng ở trên TOP và đánh giá khả năng mình có thể vượt hoặc ít nhất là bằng họ.
Sau khi đã chọn được các từ khóa phù hợp, hãy lưu lại bộ từ khoá này để dễ dàng truy cập và quản lý cho các chiến dịch SEO tiếp theo. Bạn có thể phân loại theo nhóm hoặc chủ đề để tối ưu hóa việc sử dụng chúng.
Ưu điểm khi sử dụng Google Keyword Planner
Google Keyword Planner có nhiều ưu điểm so với các công cụ lập kế hoạch từ khóa khác trên thị trường, chẳng hạn như:
Miễn phí: bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào để sử dụng Google Keyword Planner, chỉ cần có một tài khoản Google Ads đăng ký từ Gmail miễn phí là hoàn toàn có thể nghiên cứu từ khoá. Đây là ưu điểm vượt trội nhất khi các công cụ nghiên cứu khác có chi phí rất đắt, giá từ hàng triệu đến hàng chục triệu mỗi tháng.
Chính xác: toàn bộ số liệu keyword đều được lấy chính chủ từ Google. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm là các thông tin trên công cụ này là hoàn toàn chính xác.
Đa dạng bộ lọc dữ liệu: bạn có thể lọc và phân loại các từ khóa theo nhiều tiêu chí khác nhau chẳng hạn như: ngôn ngữ, vị trí địa lý, mức độ cạnh tranh, ẩn/hiện từ khoá thương hiệu,...
Dễ sử dụng: bạn chỉ cần nhập topic mong muốn nghiên cứu và URL của website của bạn, Google Keyword Planner sẽ trả về cho bạn những từ khoá phù hợp nhất với ngành nghề bạn.
Xuất dữ liệu: toàn bộ từ khoá được nghiên cứu trên Google Keyword Planner đều có thể xuất ra dữ liệu bảng tính (.csv, Google Sheet) để bạn dễ dàng quản lý và phân tích.
Trên đây là A-Z cách sử dụng Google Keyword Planner mới nhất 2024 bạn cần nắm rõ để nghiên cứu từ khoá hiệu quả cho SEO và quảng cáo. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết của Vinalink Academy, bạn đã có thể sử dụng Google Keyword Planner một cách thành thục để có thể triển khai chiến dịch Digital Marketing thực sự hiệu quả. Chúc bạn thành công!
>>> Tham khảo: Khóa học SEO VUA - Content is King để học thêm về cách sử dụng các công cụ hỗ trợ lập từ khóa để viết được nội dung hiệu quả nhé !