Influencer marketing là gì?
Khái niệm Influencer Marketing
Influencer marketing là một hình thức marketing cho phép các doanh nghiệp hợp tác với những người có ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó nhằm tăng cường uy tín của thương hiệu, nâng cao doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể book một người nổi tiếng đăng nội dung quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang Facebook cá nhân của họ. Người hâm mộ thường sẽ có có xu hướng tin tưởng những thần tượng họ đang theo dõi trên các mạng xã hội, do đó, nếu influencer nói tốt về doanh nghiệp của bạn, tỷ lệ chuyển đổi của bạn khả năng rất cao sẽ được cải thiện.
>>> Xem thêm: Content Marketing là làm gì?
Ví dụ về Influencer marketing
Bài hát "Đi để trở về - Soobin Hoàng Sơn" luôn là ví dụ thành công nhất về Influencer Marketing
Ví dụ về Influencer Marketing trong chiến dịch "Đi để trở về" của Biti's:
1. Hợp tác với Soobin Hoàng Sơn:
-
Soobin Hoàng Sơn: Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng với lượng fan đông đảo, đặc biệt là giới trẻ.
-
Vai trò: Thể hiện ca khúc chủ đề "Đi để trở về" cho chiến dịch.
-
Kết quả: Ca khúc thu hút hơn 27 triệu lượt xem trên YouTube, góp phần lan tỏa thông điệp của chiến dịch đến đông đảo người trẻ.
2. Khai thác sức ảnh hưởng của các KOLs:
-
Biti's hợp tác với nhiều KOLs (Key Opinion Leader) trong các lĩnh vực khác nhau như: du lịch, thời trang, lifestyle, v.v.
-
Vai trò: Các KOLs chia sẻ trải nghiệm cá nhân về hành trình "Đi để trở về" của mình, kết hợp với giới thiệu sản phẩm Biti's Hunter.
-
Kết quả: Tăng độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm đến các đối tượng mục tiêu khác nhau.
3. Tạo hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội:
-
Khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyện "Đi để trở về" của bản thân.
-
Tổ chức các cuộc thi ảnh, video với hashtag #DiDeTroVe.
-
Kết quả: Tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút sự tham gia của đông đảo người dùng.
Ngoài ra, chiến dịch còn có các hoạt động Influencer Marketing khác như:
Kết quả:
Chiến dịch "Đi để trở về" của Biti's đã thành công vang dội với những con số ấn tượng:
-
Top 1 Trending YouTube trong nhiều tuần.
-
Hơn 100 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội.
-
Tăng trưởng doanh thu 200% so với cùng kỳ năm trước.
Chiến dịch này là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của Influencer Marketing trong việc:
-
Tăng nhận thức thương hiệu.
-
Lan tỏa thông điệp chiến dịch.
-
Kích thích nhu cầu mua hàng.
Influencer marketing có hiệu quả không?
Hiệu quả của một chiến dịch Influencer Marketing
Có thể nói rằng influencer marketing là một chiến lược hiệu quả hay không? Câu trả lời là còn tuỳ vào chiến lược của bạn. Nhưng nhìn chung, hình thức marketing này thường mang lại nhiều lợi thế rõ ràng cho doanh nghiệp. Đơn cử, theo Influencer Marketing Hub, các doanh nghiệp kiếm được trung bình 5,78 đô la cho mỗi đô la chi tiêu vào Influencer Marketing.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng những lợi ích khác khi áp dụng Influencer Marketing:
-
Tạo dựng uy tín và niềm tin cho thương hiệu nhanh chóng: Một trong những lý do khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm và dịch vụ của họ là họ thiếu sự uy tín, vị thế - đặc biệt là những thương hiệu “tân binh” mới gia nhập thị trường. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên đáng tin cậy và nhiều người biết đến. Bằng cách hợp tác với một influencer uy tín trong ngành, bạn có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
-
Nó tiết kiệm chi phí: Dù chi phí cho một hợp đồng với Influencer khá cao, nhưng nếu nhìn rộng ra cho cả chiến dịch Branding thì đây là phương án tiết kiệm chi phí, đồng thời đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nếu bạn hợp tác với những người phù hợp.
-
Nó thu hút những khách hàng tiềm năng chất lượng: Các chiến dịch influencer luôn có sẵn lượng cộng đồng theo dõi khá trung thành. Điều này giúp doanh nghiệp ngay lập tức tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng để khuyến khích họ dùng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi được hiệu quả.
-
Tăng cường sự nhận biết về thương hiệu: Bằng cách hợp tác với các influencer, bạn tiếp xúc ngay lập tức với hàng trăm nghìn người, thậm chí một số influencer có cả hàng triệu người theo dõi. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức marketing này để phát triển sự nhận biết về thương hiệu của mình trên thị trường.
Điểm yếu của Influencer marketing
Dù có nhiều ưu điểm, nhưng Influencer marketing không phải là không có điểm yếu. Việc hợp tác với một Influencer không phù hợp với loại sản phẩm/dịch vụ có thể khiến chi phí đầu tư trở nên không đạt được hiệu quả như mong đợi. Ví dụ, một cầu thủ bóng đá nam sẽ thường không phải là lựa chọn phù hợp để quảng bá cho các brand mỹ phẩm chẳng hạn.
Ngoài ra, việc đầu tư cho Influencer marketing cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng truyền thông thương hiệu nếu KOLs/thần tượng dính “phốt” như: có những hành vi gây sốc, không đúng chuẩn mực; những hành vi trong quá khứ bị phanh phui; vi phạm pháp luật.... gây ra làn sóng phẫn nộ của công chúng, làm ảnh hưởng liên đới đến các thương hiệu mà họ hợp tác.
Một ví dụ mới nhất đầu năm 2024 gần đây là scandal cầu thủ Lee Kang in với đội trưởng Đội tuyển Hàn Quốc đã gây ra sự phẫn nộ & tẩy chay của công chúng xứ sở Kim Chi. Khi đó, hàng loạt thương hiệu đã phải cắt hợp đồng và gỡ hình ảnh cầu thủ này trên các phương tiện truyền thông của mình để tránh bị liên luỵ. Đồng thời, doanh số bán áo của PSG in tên của cầu thủ này sụt giảm chóng mặt, bất chấp trước đây có số lượng áo bán ra cao nhất Câu lạc bộ.
Bạn có nên áp dụng chiến lược Influencer marketing cho thương hiệu mình?
Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực B2B và B2C đều có thể hợp tác với influencer để gia tăng ảnh hưởng của mình trên thị trường. Miễn là chiến dịch Influencer marketing của bạn được lên ý tưởng và triển khai phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu bạn khả năng cao sẽ có những bước cải thiện sự uy tín và doanh số hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp B2C, bạn sẽ ngay lập tức tiếp cận một tệp khách hàng tiềm năng lớn là những người fan hâm mộ/người theo dõi trung thành, giúp thương hiệu ngay lập tức tạo được hiệu ứng về sự uy tín cũng như gia tăng doanh số nhanh chóng trong thời gian ngắn
Tuy nhiên trên thực tế, hình thức marketing này vẫn chưa được sử dụng nhiều bởi các doanh nghiệp B2B. Do đó, nếu lĩnh vực hoạt động của bạn là B2B, hãy suy nghĩ về influencer nào có thể giúp bạn tăng cường nhận biết thương hiệu và tạo khả năng tiếp cận tốt hơn tới nhóm khách hàng tiềm năng của bạn.
Cách thực hiện chiến lược Influencer marketing hiệu quả
Đặt hàng các KOL trong ngành về livestream bán hàng
Để tận dụng tối đa lợi ích của Influencer marketing, yếu tố quan trọng nhất bạn cần có một chiến lược rõ ràng và hợp lý nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh tốt nhất khi kết hợp với người có ảnh hưởng. Cụ thể hơn, dưới đây là một số gợi ý bạn nên tham khảo khi trển khai chiến lược Influencer marketing:
-
Xác định mục tiêu của bạn: Việc có những mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn trong chiến dịch của mình. Cụ thể, bạn có thể đặt những câu hỏi sau trong quá trình lên ý tưởng campaign Influencer marketing của mình: Bạn muốn đạt được gì với influencer marketing? Bạn có thể sử dụng những chỉ số nào để theo dõi hiệu suất chiến dịch của bạn? Bạn sẽ đánh giá thành công của chiến dịch influencer marketing của bạn như thế nào?
-
Xác định đối tượng mục tiêu của bạn: Bạn muốn bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho ai? Họ có những vấn đề/nỗi đau gì mà bạn có thể giải quyết? Những khách hàng tiềm năng bạn nhắm đến xuất hiện trên các kênh nào? Bằng cách trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ có hướng tiếp cận thị trường mục tiêu của mình một cách hiệu quả hơn.
-
Xác định ngân sách của bạn: Việc lập ngân sách rõ ràng sẽ giúp bạn tối ưu chi phí cho Influencer Marketing, tránh tình trạng “vỡ budget”, “thu không bù chi”.
-
Tìm kiếm những influencer phù hợp: Việc tìm kiếm influencer lý tưởng với ngành hàng/dịch vụ của bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Để trả lời cho vấn đề này, bạn nên đặt ra những câu hỏi sau: Bạn muốn hợp tác với KOLs như nào, mức độ nổi tiếng, họ có bao nhiêu người theo dõi? Họ có mối quan hệ như thế nào với người theo dõi của họ? Họ có “vết chàm” trong quá khứ hay có khả năng “tạo phốt” trong tương lai hay không?
-
Liên hệ và thương lượng với các influencer: Sau khi bạn đã chọn được những influencer mà bạn muốn hợp tác, bạn cần liên hệ và thương lượng với họ về phần việc bạn muốn họ làm và chi phí cho việc đó. Bạn nên lập hợp đồng bằng văn bản cùng những điều khoản chặt chẽ để đảm bảo rằng cả hai bên đều tuân thủ những điều đã thống nhất trong quá trình thoả thuận.
-
Theo dõi và đánh giá kết quả: Cuối cùng, bạn cần theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch influencer marketing của bạn trong và sau khi triển khai. Để trả lời được vấn đề này, bạn có thể đặt những vấn đề sau: Những mục tiêu đặt ra của bạn trước chiến dịch influencer marketing đã đạt được hay chưa? Bạn có nhận được những hưởng ứng phản hồi tích cực từ người dùng/công chúng hay không? Bạn có rút được những kinh nghiệm có thể cải thiện được hiệu quả của các chiến dịch sau hay không?
Lời khuyên khi làm việc với các KOLs, Influencer
Khi bạn làm việc với các KOLs/influencer, bạn cần lưu ý một số điều sau để có một chiến dịch marketing hợp tác với người nổi tiếng thành công:
-
Hợp tác với những influencer có giá trị phù hợp với thương hiệu của bạn: Những người này sẽ đại diện cho doanh nghiệp của bạn, vì vậy họ cần phải phù hợp với ngành hàng/dịch vụ họ đang quảng cáo để truyền thông điệp có sức nặng đến cho cộng đồng.
-
Không chỉ quan tâm đến số lượng người theo dõi: Số lượng người theo dõi không phải là yếu tố quan trọng nhất. Bạn nên quan tâm hơn đến mức độ tương tác giữa các influencer và người theo dõi của họ. Ví dụ, một chiến dịch với một người có một triệu người theo dõi nhưng có tỷ lệ tương tác thấp có thể không thành công bằng một chiến dịch với một người có một trăm nghìn người theo dõi nhưng có tỷ lệ tương tác cao.
-
Tạo ra nội dung chất lượng và phù hợp: Nội dung mà bạn cung cấp cho các influencer để đăng trên các trang mạng xã hội cần phải hấp dẫn, tự nhiên theo đúng văn phong họ thường dùng để giao tiếp với người theo dõi để tạo sự tin tưởng và kích thích công chúng thực hiện hành vi chuyển đổi như bạn mong muốn
-
Tuân thủ đúng quy định pháp luật về quảng cáo: Khi thực hiện book KOLs/Influencer, bạn cần lập hợp đồng nêu rõ các điều khoản liên quan để có tính ràng buộc hai bên tốt nhất. Đồng thời, những nội dung quảng cáo của bạn cần phải đưa ra những thông tin chân thực về sản phẩm/dịch vụ, tránh thổi phồng/bịa đặt để ngăn ngừa rủi ro pháp lý về quảng cao.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink Academy cho thắc mắc “Influencer marketing là gì?” và những vấn đề liên quan đến chiến lược này. Influencer Marketing là giải pháp giúp doanh nghiệp, đặc biệt là những thương hiệu mới có thể nhanh chóng củng cố vị thế và tiếp cận đến lượng lớn khách hàng tiềm năng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể tự thực hiện chiến dịch tiếp thị hợp tác với người nổi tiếng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất có thể. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: Digital Marketing là gì?