TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Performance Marketing: Khái niệm, ưu điểm và cách xây dựng

10:11 | 05/07/2024

“Half the money I spend on advertising is wasted; the trouble is I don’t know which half”. (Tạm dịch: Nửa số tiền tôi đã chi cho quảng cáo là lãng phí, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa nào) - John Wanamaker, câu nói của thương nhân người Mỹ nổi tiếng trong thế kỷ 19 đã nói lên sự lo lắng của các chủ doanh nghiệp qua nhiều thập kỷ. Marketing và quảng cáo rõ ràng là có hiệu quả nhưng hiệu quả ra sao thì ai cũng muốn biết.

Performance Marketing nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách tập chung vào các chiến dịch Marketing mà có thể đo lường được bằng số liệu chính xác. Thuật ngữ này, lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa những năm 1990 ngay sau khi Internet Marketing - 1 cú hích về cách làm branding của các công ty tiếp thị. Nếu được lựa chọn, thì tạo sao các chủ doanh nghiệp lại không đầu tư vào một kênh tiếp thị có hiệu quả và đem lại doanh thu cho mình?

Nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp mà chưa hiểu Performance Marketing là gì, xem ngày bài viết dưới đây của Vinalink Academy nhé !

Performance Marketing là gì?

Performance Marketing là một nhánh của tiếp thị kỹ thuật số, tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo dựa trên kết quả cụ thể mà chúng mang lại. 

Performance Marketing cho phép doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi đạt được một hành động cụ thể từ phía khách hàng, chẳng hạn như:

  • Mua hàng

  • Đăng ký dịch vụ

  • Điền thông tin liên hệ (leads)

  • Nhấp chuột vào quảng cáo

Điều này có nghĩa là ngân sách quảng cáo được sử dụng một cách hiệu quả hơn vì doanh nghiệp chỉ chi trả cho những kết quả thực tế thay vì chỉ đơn thuần là lượt hiển thị hoặc nhấp chuột mà không biết có đem lại lợi nhuận hay không.

Performance Marketing hoạt động như thế nào?

Performance Marketing hoạt động dựa trên việc đo lường và tối ưu hóa các kết quả cụ thể. Hai nền tảng phổ biến nhất cho các chiến dịch Performance Marketing tại Việt Nam là Google (hệ sinh thái của Google) và Meta (chủ sở hữu của Facebook và Instagram).

Ví dụ: nếu bạn là một cửa hàng điện máy, bạn có thể bắt đầu chi tiêu 20~30 triệu mỗi tháng trên Google để tiếp cận những người tìm kiếm từ khóa như "tủ lạnh panasonic" hoặc "điều hoà daikin". Nếu các quảng cáo nhắm vào "điều hoà daikin" mang lại nhiều doanh số nhất, bạn có thể điều chỉnh ngân sách để tập trung vào các từ khóa này hoặc mở rộng ngân sách để tăng doanh thu.

Mặc dù Performance Marketing thường gắn liền với việc trả tiền theo kết quả đạt được, nhưng mô hình trả tiền quảng cáo không phải là yếu tố quyết định xem một chiến dịch có phải là Performance Marketing hay không. Miễn là các quyết định trong chiến dịch dựa trên kết quả có thể đo lường, đó có thể được coi là Performance Marketing.

Performance Marketing hoạt động hiệu quả nhất khi bạn đã xác định được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của mình và hiểu rõ đối tượng khách hàng. Ví dụ, khi bạn đã có doanh số 100 triệu mỗi tháng và đang tăng trưởng lên 500~1 tỷ, đây là thời điểm lý tưởng để tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mới khởi nghiệp và đang tìm kiếm khách hàng đầu tiên, tối ưu hóa theo chi phí cho mỗi kết quả có thể chưa phải là thời điểm thích hợp.

Ưu điểm của Performance Marketing

Performance Marketing mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong bối cảnh tiếp thị số ngày càng phát triển mạnh mẽ. Có 4 ưu điểm nổi bật của Performance Marketing mà chúng ta có thể thấy rõ:

  • Chiến dịch hiệu quả về chi phí: Với Performance Marketing, bạn chỉ trả tiền cho các hành động cụ thể như nhấp chuột hoặc đăng ký, đảm bảo rằng mỗi đồng chi tiêu đều góp phần vào kết quả cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng ngân sách quảng cáo một cách thông minh hơn.

  • Khả năng đo lường: Các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp chuột, và chi phí cho mỗi lần chuyển đổi được theo dõi theo thời gian thực. Điều này cho phép bạn đánh giá và tối ưu hóa các chiến dịch nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả cao hơn.

  • Tiếp cận đúng đối tượng: Performance Marketing cho phép tinh chỉnh các chiến dịch để nhắm đến đối tượng cụ thể, giúp bạn đảm bảo rằng thông điệp của mình được truyền tải đúng lúc, đúng người và đúng hoàn cảnh.

  • Tính linh hoạt: Nếu chiến lược cần thay đổi, các chiến dịch Performance Marketing có thể dễ dàng điều chỉnh dựa trên dữ liệu quảng cáo. Bạn có thể mở rộng hoặc thu hẹp chiến dịch mà không tốn quá nhiều công sức, giúp chiến lược phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình.

4 loại hình chính trong Performance Marketing

Trong bối cảnh tiếp thị số hiện đại, các doanh nghiệp đầu tư vào bốn loại hình Performance Marketing chính sau đây:

Quảng cáo trên mạng xã hội

Đây là hình thức chạy quảng cáo trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và nhiều nền tảng khác. Các chiến dịch thường được thiết lập theo cấu trúc phễu: một chiến dịch nhắm vào những người dùng mới (gọi là prospecting) và một chiến dịch nhắm vào những người đã truy cập trang web nhưng chưa chuyển đổi (gọi là retargeting).

Không phải tất cả quảng cáo trên mạng xã hội đều là Performance Marketing, vì có khi chúng được dùng cho việc làm Branding hoặc đánh giá thị trường.

Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (SEM)

SEM liên quan đến việc chạy các chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing. Các chiến dịch thường được cấu trúc dựa trên loại tìm kiếm mà họ nhắm đến, chẳng hạn như sản phẩm họ bán, thương hiệu đối thủ, hoặc chính thương hiệu của họ. SEM hầu như luôn là Performance Marketing và hoàn toàn khác biệt so với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Influencer Marketing

Trước đây, Influencer Marketing không được coi là một phần của Performance Marketing, nhưng điều này đã thay đổi trong những năm gần đây. Với sự phát triển của các công cụ quản lý và hợp tác với người ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể theo dõi và tối ưu hóa các hợp tác với người ảnh hưởng, biến nó thành một hình thức tiếp thị dựa trên kết quả.

Viết bài PR

Tương tự như Influencer Marketing, nhưng thay vì trả tiền cho một người ảnh hưởng để nói về thương hiệu, bạn trả tiền cho một tờ báo hoặc trang tin để viết bài PR về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể kiểm soát được nội dung mà các bài báo này viết.

 

Chỉ số đo lường trong Performance Marketing

Để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Performance Marketing, doanh nghiệp cần theo dõi và phân tích một số chỉ số quan trọng. Dưới đây là 5 chỉ số phổ biến nhất:

CPC

CPC là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo của họ. CPC được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí theo lượt nhấp chuột (PPC), như Google Ads, Facebook Ads.Mức CPC tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như ngành nghề kinh doanh, đối tượng mục tiêu, vị trí quảng cáo. Tuy nhiên, nhìn chung, CPC càng thấp thì hiệu quả chiến dịch càng cao.

CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt nhấp chuột

CPM

CPM là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi 1.000 lần quảng cáo của họ được hiển thị trên một trang web hoặc ứng dụng. CPM được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị, như banner ads, video ads.

CPM = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượt hiển thị (x 1.000)

CPS

CPS là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi đơn hàng được tạo ra từ chiến dịch quảng cáo của họ. CPS được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing liên kết (affiliate marketing).

CPS = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng đơn hàng

CPL 

CPL là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead) được tạo ra từ chiến dịch marketing của họ. CPL được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing thu thập leads, như email marketing, landing page.

CPL = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng leads

CPA

CPA là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi khách hàng được mua hàng thông qua chiến dịch marketing của họ. CPA được sử dụng để đo lường hiệu quả tổng thể của chiến dịch marketing, bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc thu hút và chuyển đổi khách hàng.

CPA = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng khách hàng

Các bước xây dựng chiến dịch Performance Marketing

Để triển khai một chiến dịch Performance Marketing hiệu quả, việc tuân theo một quy trình cụ thể và chi tiết là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước cần thiết để xây dựng một chiến dịch Performance Marketing thành công.

Bước 1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Để xây dựng chiến dịch Performance Marketing thành công, việc xác định mục tiêu SMART là vô cùng quan trọng. Mục tiêu SMART cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được xác định một cách rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu. Ví dụ, thay vì nói "tăng doanh thu bán hàng", hãy cụ thể hóa bằng "tăng doanh thu bán hàng 20% trong 3 tháng".

  • Đo lường được (Measurable): Mục tiêu cần có thể đo lường được bằng các chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả. Ví dụ, "thu hút 10.000 leads chất lượng trong 6 tháng" là mục tiêu có thể đo lường được bằng số lượng leads thu hút được.

  • Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu cần đặt ra ở mức độ vừa thách thức vừa khả thi, dựa trên nguồn lực và khả năng thực tế của doanh nghiệp. Mục tiêu quá cao có thể khiến chiến dịch nản lòng và thất bại, trong khi mục tiêu quá thấp lại không mang lại nhiều ý nghĩa.

  • Phù hợp (Relevant): Mục tiêu cần phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc đặt ra mục tiêu không phù hợp sẽ khiến chiến dịch lãng phí nguồn lực và thời gian.

  • Có thời hạn (Time-bound): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để hoàn thành, giúp tạo động lực và thúc đẩy tiến độ thực hiện chiến dịch. Ví dụ, "nâng cao nhận diện thương hiệu 15% trong 1 năm" là mục tiêu có thời hạn cụ thể.

Bên cạnh việc đặt ra mục tiêu SMART, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Hiểu rõ hành vi, nhu cầu và sở thích của đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, sáng tạo nội dung thu hút và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.

Ngoài ra, việc lựa chọn các chỉ số đo lường phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chiến dịch. Một số chỉ số phổ biến bao gồm CPC (chi phí cho mỗi lần nhấp chuột), CPA (chi phí cho mỗi khách hàng mua hàng), ROI (tỷ suất sinh lời trên đầu tư). Việc theo dõi và phân tích các chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến dịch kịp thời để đạt được mục tiêu đề ra.

Bước 2. Chọn kênh phù hợp

Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch Performance Marketing. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau đây khi lựa chọn kênh:

  • Đối tượng mục tiêu: Hiểu rõ hành vi, sở thích và thói quen sử dụng internet của đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt để lựa chọn kênh phù hợp. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu là giới trẻ, doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

  • Mục tiêu chiến dịch: Mỗi kênh truyền thông đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, Google Ads là kênh hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch tìm kiếm trả phí, trong khi Facebook Ads phù hợp để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút lượng lớn traffic đến website. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chiến dịch để lựa chọn kênh phù hợp nhất.

  • Ngân sách: Mỗi kênh truyền thông đều có mức chi phí khác nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc ngân sách available để lựa chọn kênh phù hợp.

  • Kỹ năng và nguồn lực: Việc sử dụng hiệu quả một số kênh truyền thông đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ năng và nguồn lực nhất định. Ví dụ, SEO là kênh hiệu quả để thu hút traffic tự nhiên đến website, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm về SEO.

Bước 3. Triển khai chiến dịch

Để triển khai một chiến dịch hiệu quả, trước tiên cần lập kế hoạch chi tiết bao gồm việc xác định ngân sách, thời gian thực hiện, nội dung quảng cáo, trang đích (landing page) và lời kêu gọi hành động (CTA). Nội dung quảng cáo phải được tạo sao cho hấp dẫn, thu hút và phù hợp với đối tượng mục tiêu. 

Tiếp theo, thiết lập các chiến dịch quảng cáo trên các kênh đã chọn và liên tục theo dõi, tối ưu hóa hiệu quả của chúng. Cuối cùng, sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu quả chiến dịch, từ đó điều chỉnh ngân sách và nội dung quảng cáo cho phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 4. Đo lường, tối ưu hóa chiến dịch

Đo lường và tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing là quá trình liên tục diễn ra trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch. Doanh nghiệp cần theo dõi hiệu quả chiến dịch thường xuyên bằng các chỉ số đã xác định trước, phân tích dữ liệu để xác định điểm mạnh, điểm yếu và điều chỉnh chiến dịch phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dựa trên những thông tin này, cần điều chỉnh ngân sách, nội dung quảng cáo, trang đích (landing page) và lời kêu gọi hành động (CTA) sao cho phù hợp. Quá trình tối ưu hóa chiến dịch nên được thực hiện liên tục nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bước 5. Theo dõi và tối ưu hóa liên tục

Để đạt được hiệu quả tối ưu cho chiến dịch Performance Marketing, việc theo dõi và tối ưu hóa liên tục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần theo dõi hiệu quả chiến dịch thường xuyên bằng các công cụ phân tích dữ liệu, sau đó dựa trên dữ liệu thu thập được để điều chỉnh các yếu tố như ngân sách, nội dung quảng cáo và landing page một cách phù hợp.

FAQ Performance Marketing

Nhân viên Performance Marketing làm gì?

Nhân viên Performance Marketing chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị nhằm tăng cường việc thu hút khách hàng, tăng trưởng doanh thu, và nâng cao nhận diện thương hiệu. Họ giám sát các chiến dịch trên nhiều kênh Performance Marketing khác nhau như tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, tiếp thị qua email, quảng cáo hiển thị và retargeting. Họ theo dõi các chỉ số hiệu suất và tối ưu hóa chiến dịch để đạt hiệu quả tối đa, đồng thời theo dõi xu hướng và công nghệ mới trong ngành.

Performance Marketing có giống với Paid Marketing không?

Không, Performance Marketing và Paid Marketing không hoàn toàn giống nhau. Performance Marketing tập trung vào kết quả và lợi tức đầu tư (ROI), trong khi Paid Marketing là một loại hình của Performance Marketing liên quan đến việc trả tiền cho mỗi lượt nhấp, hiển thị hoặc chuyển đổi.

Performance Marketing có giống với SEO không?

Không, Performance Marketing khác với SEO. Performance Marketing tập trung vào các chiến lược mà bạn chỉ trả tiền khi có hành động cụ thể xảy ra, trong khi SEO là việc tối ưu hóa trang web để cải thiện thứ hạng tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm mà không phải trả tiền cho từng kết quả.

Performance Marketing khác gì với Digital Marketing?

Performance Marketing là một phần trong chiến lược Digital Marketing. Performance Marketing tập trung vào các chiến dịch mà bạn chỉ trả tiền dựa trên các hành động như nhấp chuột, đăng ký hoặc mua hàng. Trong khi đó, Digital Marketing bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị trực tuyến như Performance Marketing, SEO, tiếp thị nội dung, tiếp thị trên mạng xã hội và tiếp thị qua email.

Performance Marketing nghĩa là gì?

Performance Marketing là một loại hình tiếp thị trực tuyến mà nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các công ty tiếp thị hoặc nền tảng quảng cáo khi có kết quả cụ thể. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các đối tác tiếp thị khi các nỗ lực quảng cáo của họ mang lại kết quả, chẳng hạn như một lượt đăng ký, một lần mua hàng hoặc một hành động khác.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã được giải đáp thắc mắc về Performance marketing là gì. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả các chiến dịch quảng cáo bằng cách tập trung vào kết quả cụ thể và đo lường được. Sự kết hợp giữa việc phân tích dữ liệu và phản hồi nhanh chóng giúp doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả tiếp thị mà còn tối ưu hóa chi phí, từ đó đạt được sự phát triển bền vững và hiệu quả dài hạn.

Call Zalo Messenger