Cost Per Click (CPC) là gì?
Khái niệm CPC - Cost Per Click
CPC (Cost Per Click) là một mô hình doanh thu quảng cáo trực tuyến mà các trang web sử dụng để tính phí cho các nhà quảng cáo dựa trên số lần khách truy cập nhấp vào quảng cáo hiển thị được đặt trên website của họ.
Đây cũng được xem là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo như: Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads,.... CPC càng thấp, chi phí quảng cáo càng tiết kiệm và lợi nhuận càng cao.
>>> Xem thêm: CPM là gì?
CPC bao nhiêu là tốt?
Không có một con số cụ thể nào để định nghĩa CPC tốt hay xấu, vì CPC phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành, đối tượng khách hàng, mục tiêu quảng cáo, thời điểm quảng cáo, mức độ cạnh tranh,... Mức chi phí nhấp chuột được coi là tốt khi việc chạy quảng cáo của bạn đạt được những mục đích kinh doanh với chi phí ở mức tối thiểu (trong mức bạn chấp nhận được, thường phải thấp hơn so với những lợi ích bạn nhận được từ quảng cáo). Cụ thể, một mức CPC tốt phải đáp ứng những điều sau:
-
Chi phí đầu tư hợp lý: Đầu tư một số tiền vừa đủ để đạt được mục tiêu hiệu quả chiến dịch, nhưng không được quá cao để tránh tình trạng lãng phí (thậm chí là lỗ).
-
Đạt hiệu quả tiếp thị: Mức CPC tốt nhất là khi bạn có được tỷ lệ chuyển đổi cao hoặc đạt được mục tiêu tiếp thị từ mỗi lượt nhấp với chi phí thấp.
-
Tối ưu hóa lợi nhuận: Mức chi phí nhấp chuột tốt là khi chiến dịch đem lại lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các chi phí.
Ưu nhược điểm quảng cáo CPC
Mỗi hình thức quảng cáo đều có những cơ hội và rủi ro - CPC cũng không phải ngoại lệ. Trước khi chạy hình thức quảng cáo này, các “Ads thủ” cần lưu ý những ưu nhược điểm dưới đây để có những cân nhắc thật phù hợp:
Ưu điểm:
-
Bạn chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn, không phải trả tiền cho số lần hiển thị quảng cáo (Impression).
-
Bạn có thể kiểm soát ngân sách quảng cáo của mình bằng cách đặt giới hạn ngân sách hàng ngày, hàng tháng hoặc cho mỗi từ khóa.
-
Bạn có thể đo lường được hiệu quả của quảng cáo bằng cách theo dõi số lượt nhấp, số lượt chuyển đổi, chi phí trên mỗi chuyển đổi, ROAS,...
-
Bạn có thể thoải mái tùy chỉnh khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình bằng cách chọn từ khóa, địa lý, thời gian, thiết bị, ngôn ngữ, v.v. phù hợp với nhu cầu và hành vi của họ.
Nhược điểm
-
Do quảng cáo CPC được tính theo giá thầu cao nhất, nếu bạn chạy Ads vào thời điểm có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng quảng cáo thì chi phí nhấp chuột có thể sẽ rất cao, và giảm khả năng xuất hiện của quảng cáo của bạn với các khách hàng tiềm năng..
-
Bạn có thể gặp rủi ro chạy Ads thua lỗ nếu target sai đối tượng mục tiêu dẫn đến các lượt nhấp không chất lượng, khả năng chuyển đổi kém..
-
Bạn có thể gặp rủi ro về mặt kỹ thuật như bị khoá tài khoản, quảng cáo bị gắn cờ, quảng cáo “không cắn tiền” nếu chưa có nhiều kinh nghiệm tự chạy Ads CPC.
Hướng dẫn tính CPC (Cost Per Click)
Bạn có thể tính CPC bằng công thức sau:
CPC = Tổng chi phí trên thực tế/Số lần nhấp
Ví dụ, nếu bạn có hai lần nhấp với chi phí là 3000 đồng và 1000 đồng, tổng chi phí là 4000 đồng. Áp dụng công thức ta tính được:
CPC = 4000/2 = 20000 đồng.
Công thức tính CPC trên phản ánh chi phí trung bình mà bạn thực sự phải trả trên thực tế cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Chỉ số CPC trung bình có thể khác với CPC tối đa - là số tiền tối đa bạn sẵn lòng chi trả cho mỗi lần nhấp. Việc theo dõi chiến dịch quảng cáo liên tục sẽ giúp bạn đánh giá chi phí hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đồng thời điều chỉnh chiến lược để tối ưu hóa hiệu quả tối ưu nhất.
Hướng dẫn cách tối ưu giảm CPC trong chiến dịch quảng cáo Google Ads
Có 2 cách để tối ưu giá thầu CPC trong chiến dịch quảng cáo Google Ads:
Tối ưu điểm chất lượng
Điểm chất lượng là một thang điểm từ 1-10 đánh giá chất lượng quảng cáo của bạn so với các nhà quảng cáo khác. Nếu điểm của bạn cao hơn hơn so với các nhà quảng áo khác thì mẫu quảng cáo của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn giúp cải thiện CTR, từ đó giá CPC sẽ theo đó và giảm xuống mức tốt nhất.
Bạn có thể cải thiện điểm chất lượng của mình theo các cách sau:
-
Mức độ liên quan của quảng cáo: Mẫu quảng cáo của bạn phải nhìn thật bắt mắt và phù hợp với mục đích tìm kiếm của khách hàng tiềm năng
-
Trải nhiệm trang đích: Trang đích phải phù hợp với đối tượng nhấp vào quảng cáo. Ví dụ: quảng cáo cho "điện thoại Iphone 15" không nên dẫn đến trang đích là danh mục sản phẩm Iphone. Ngoài ra, tốc độ tải trang đích của bạn phải đủ nhanh trên thiết bị di động và máy tính để khách hàng không phải chờ quá lâu.
-
Cải thiện CTR: Bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo để làm cho quảng cáo hấp dẫn hơn đối với nhóm khách hàng mục tiêu, làm nổi bật các tính năng và lợi ích và trên hết hãy đảm bảo chi tiết quảng cáo của bạn phù hợp với từ khóa.
Nghiên cứu từ khoá
Khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, khách hàng của sẽ là người trực tiếp đi tìm từ khoá đó trên công cụ tìm kiếm. Hãy chắc chắn rằng từ khoá đó xuất hiện hoặc có liên quan trong mẫu quảng cáo để dẫn dắt khách hàng click vào website của mình.
Dưới đây là một số cách để tối ưu từ khoá cho chiến dịch quảng cáo:
-
Từ khóa đuôi dài: Nhắm mục tiêu các từ khóa cụ thể hơn, ít cạnh tranh hơn (ví dụ: "giày đi bộ đường dài chống thấm nước cho nam giới" thay vì chỉ "giày đi bộ đường dài").
-
Từ khóa phủ định: Thêm các từ bạn không muốn kích hoạt quảng cáo của mình để ngăn chặn các lần nhấp chuột không liên quan.
-
Loại từ khóa phù hợp: Sử dụng kết hợp các loại từ khóa phù hợp rộng, cụm từ và chính xác để cân bằng chi phí và phạm vi tiếp cận.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink Academy cho thắc mắc “CPC là gì?” và các tips giúp tối ưu chi phí nhấp chuột khi chạy quảng cáo. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể triển khai được quảng cáo CPC thành công với chi phí thấp nhất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự học chạy quảng cáo Facebook