TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

5 Tiêu chí đánh giá nhân viên dành cho nhà lãnh đạo

15:16 | 14/09/2021
Hoạt động quản trị nhân sự của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được việc đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của nhân viên. Từ những đánh giá này để đưa ra quyết định về khen thưởng hay kỷ luật, xây dựng chương trình đào tạo nếu cần thiết. Bài viết sau đây tổng hợp những tiêu chí đánh giá nhân viên cần thiết cho một doanh nghiệp, cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để lập bảng tiêu chí riêng cho doanh nghiệp của mình nhé.

1.  Vì sao cần đánh giá nhân viên?

Mỗi vị trí công việc đều cần có những tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc hàng tháng, hàng quý. Việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ năng lực của mỗi nhân viên, giúp phân bổ nhân sự hiệu quả.
Vì sao cần đánh giá nhân viên
Đánh giá nhân viên - phân bổ công việc phù hợp
- Đánh giá quá trình thử việc của nhân viên. Đây là thời điểm cần thiết và phổ biến trong mỗi doanh nghiệp. Mỗi nhân viên sẽ có một khoảng thời gian thử việc, thông thường là 2 tháng, một số doanh nghiệp yêu cầu thử việc 3 hay 4 tháng. Kết thúc thời gian này, lãnh đạo cần đánh giá năng lực, hiệu quả công việc để đưa ra quyết định có lựa chọn nhân viên đó vào làm việc chính thức hay không.

- Đánh giá định kỳ: Toàn thể nhân viên của công ty sẽ được đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý, theo năm… Đánh giá này có thể là theo quy trình, theo hợp đồng lao động để xét tăng lương hay đánh giá để làm căn cứ đưa ra các thông báo khen thưởng, kỷ luật…

- Đánh giá khi hết hạn hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động thường có thời hạn, trước thời hạn đó người lãnh đạo cần đánh giá lại hiệu quả công việc của nhân sự để xem có tiếp tục tái ký hợp đồng lao động này hay không.

Xem thêm: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dành cho nhà lãnh đạo

2. 5+ Tiêu chí đánh giá nhân viên

Để người lãnh đạo có những đánh giá công tâm, minh bạch và chính xác năng lực từng nhân viên, sẽ cần một bảng tiêu chí cụ thể. Bảng tiêu chí vừa giúp người đánh giá có căn cứ xem xét, chấm điểm vừa cơ sở để đối chiếu giữa hai bên nếu xảy ra trường hợp nhân viên không đồng ý với kết quả được đánh giá. Tuỳ từng đặc điểm, văn hóa doanh nghiệp mà hệ thống tiêu chí sẽ khác nhau. Tuy nhiên sau đây sẽ là một hệ thống tiêu chí cơ bản mà gần như doanh nghiệp nào cũng cần có.

2.1 Thái độ làm việc

Thái độ luôn là yếu tố cần có trong bảng đánh giá nhân viên mới, nhân sự lâu năm cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Đánh giá thái độ dựa trên sự tôn trọng cấp trên, khách hàng và đồng nghiệp.
  • Tính trung thực của nhân viên
  • Nhiệt tình trong công việc
  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng
  • Chuyên cần, đúng giờ
  • Ý chí cầu tiến
  • Lạc quan trong công việc
  • Cẩn trọng trong công việc
Thái độ làm việc
Thái độ làm việc

2.2 Tác phong làm việc

Yếu tố tác phòng làm việc trong bảng tiêu chí đánh giá nhân viên nhằm đánh giá cách mà nhân viên thể hiện hình ảnh của bản thân. Người thành công luôn chăm chú đến tác phong, phong thái làm việc vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc, ảnh hưởng tới các cuộc giao tiếp với mọi người xung quanh, nhất là khách hàng. Các điểm để đánh giá: 
  • Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng đồng phục quy định
  • Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc 
  • Nhanh nhẹn, linh hoạt
tác phong làm việc chuyên nghiệp
Tác phong làm việc chuyên nghiệp

2.3 Mức độ hoàn thành KPI

Xem xét mục tiêu phát triển dài hạn và ngắn hạn của một nhân sự, xem tỷ lệ hoàn thành công việc thông qua hệ thống KPI đã được đưa ra từ trước. Theo mức độ hoàn thành công việc, dựa vào kết quả của công việc được hoàn thành để đánh giá năng lực của từng cá nhân. Có thể dựa vào KPI về tài chính như doanh số, lợi nhuận thu về để có cơ sở xét khen thưởng, kỷ luật… Với các nhân sự có chức vụ, cần xem xét khả năng quản lý đội nhóm, mức độ hoàn thành công việc của toàn nhóm, của từng thành viên có đồng đều 
Mức độ hoàn thành KPI
Mức độ đảm bảo hoàn thành KPI

Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

2.4 Hiệu quả công việc

Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới. Đánh giá hiệu quả công việc luôn là yếu tố không thể thiếu để xem xét năng lực một nhân viên.
Hiệu quả công việc
Hiệu quả thực hiện công việc

2.5 Khả năng phát triển trong công việc

Khả năng phát triển trong công việc giúp lãnh đạo xem xét liệu nhân sự đó có thể đồng hành và cống hiến cho công ty về lâu dài hay không. Thông qua khả năng hoàn thành KPI, hiệu quả hoàn thành các công việc đã được giao đánh giá được một phần, ngoài ra cần đánh giá về:
  • Nhân viên đạt được mục tiêu theo thời gian đã đề ra hay là chậm trễ hơn
  • Nguyện vọng của nhân viên khi tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu các khó khăn mà nhân viên còn vướng mắc
kHĂ NĂNG PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG VIỆC
Khả năng phát triển trong công việc
Trong bảng đánh giá nhân viên, nhà lãnh đạo cần xem xét đánh giá các tiêu chí theo từng mức độ khác nhau để có thể đạt khác nhau như Xuất sắc, Tốt, Khá, TB, Kém. Dựa vào bảng đánh giá này, nhà lãnh đạo sẽ có thể nhìn nhận toàn diện về năng lực làm việc của nhân viên từ đó có những sự phân bổ nhân lực phù hợp đem lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
mẫu bảng đánh giá nhân viên
Mẫu bảng đánh giá nhân viên
Trên đây là 5 tiêu chí đánh giá nhân viên quan trọng dành cho nhà lãnh đạo. Ngoài những tiêu chí này, bạn có thể đưa thêm một vài nội dung đánh giá khác phù hợp với yêu cầu của các vị trí công việc cụ thể, để đánh giá nhân viên toàn diện nhất. Truy cập ngay Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Call Zalo Messenger