TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt và sử dụng GTM 2024

21:56 | 04/09/2023
Bài viết này Vinalink Academy sẽ giới thiệu cho bạn về Google Tag Manager là gì, lợi ích của công cụ này và hướng dẫn cài đặt GTM siêu dễ cho website của bạn. 

Google Tag Manager là gì? 

Khái niệm Google Tag Manager (GTM)

Google Tag Manager (GTM) ra đời vào cuối năm 2012

Google Tag Manager (GTM) là một công cụ miễn phí của Google giúp bạn cài đặt, lưu trữ và quản lý các thẻ tiếp thị (marketing tags) mà không cần phải chỉnh sửa mã code trên trang web.

Marketing Tags là các đoạn mã nhỏ được sử dụng để theo dõi hành động của người dùng và thu thập dữ liệu. Một trong những ví dụ phổ biến nhất là Google tag, thường được sử dụng để cài đặt Google Analytics và các dịch vụ khác của Google. Ngoài ra, các thẻ khác như sự kiện Google Analytics, mã theo dõi chuyển đổi Google Ads, Meta Pixel và các thẻ remarketing (tiếp thị lại) cũng là những ứng dụng thông dụng của thẻ tiếp thị.

Thông thường, khi cài đặt thẻ thủ công, bạn cần thêm mã vào mã nguồn của trang web. Tuy nhiên, với GTM, bạn có thể cài đặt và quản lý các thẻ này một cách dễ dàng từ bên trong giao diện GTM mà không cần chạm vào mã trang web. GTM sẽ chỉ chèn các đoạn mã hoặc thẻ tiếp thị khi cần thiết, giảm thiểu rủi ro làm hỏng hoặc mất dữ liệu khi thử nghiệm và chỉnh sửa trang web. Rất tiện lợi phải không nào? 

Google Tag Manager để làm gì?

Google Tag Manager được sử dụng để quản lý và triển khai các thẻ tiếp thị trên website mà không cần phải chỉnh sửa mã code. Điều này giúp bạn dễ dàng tích hợp với các công cụ và nền tảng tiếp thị khác như:

Với GTM, bạn có thể theo dõi hầu hết mọi loại sự kiện hoặc hành vi người dùng mà bạn mong muốn. Một số ví dụ về các sự kiện thường được theo dõi bao gồm:

  • Nhấp vào liên kết

  • Nhấp vào nút

  • Gửi biểu mẫu

  • Chuyển đổi (Conversions)

  • Giỏ hàng bỏ quên

  • Thêm sản phẩm vào giỏ

  • Xóa sản phẩm khỏi giỏ

  • Tải xuống tệp

  • Hành vi cuộn trang

  • Lượt xem video

  • Hiệu suất nút kêu gọi hành động (CTA)

  • Nhấp vào mục lục (TOC)

  • Các sự kiện tùy chỉnh

Nhờ tính dễ sử dụng và các tính năng bảo mật tích hợp, GTM còn giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhà phát triển và plugin, giúp người quản lý website có thể thao tác linh hoạt hơn trong việc quản lý các thẻ và theo dõi dữ liệu.

Lợi ích khi sử dụng Google Tag Manager

Google Tag Manager có nhiều tác dụng trong việc làm đo lường

Google Tag Manager có nhiều tác dụng trong việc đo lường

Một lợi ích tuyệt vời nhất đó chính là nó MIỄN PHÍ thay vì sử dụng các công cụ khác phải trả phí ở bên ngoài và một số lợi ích khác như:

  • Quản lý nhiều tag khác nhau: Google Tag Manager sinh ra giúp quản trị viên Website có thể quản lý các tag ở một nơi, giúp việc làm việc với Website trở nên dễ dàng và hiệu quả. 

  • Giảm sự phụ thuộc vào coder: Khi GTM được cài lên Web, bạn có thể thêm trực tiếp các thẻ mới thông qua GTM, không phải chỉnh sửa code thủ công trên web. 

  • Xem trước và sửa lỗi khi add tag mới: Khi add tag mới lên GTM, bạn có thể xem trước và sửa lỗi nếu cần trước khi cài đặt lên web trực tiếp. Điều này giúp bạn tránh mất công sức trong việc thử nghiệm bằng cách sửa code web hoặc dùng một web phụ để thử nghiệm. 

  • Phân quyền: chỉ có những người được uỷ quyền có thể thực hiện add tag mới trên trên GTM. 

  • Không gian làm việc cho team quản trị web: Google Tag Manager cho phép nhiều không gian làm việc để các thành viên trong team quản trị web có thể làm việc đồng thời mà không ảnh hưởng đến nhau. 

Sự khác nhau giữa Google Analytics và Google Tag Manager

Cách cài đặt và sử dụng Google Tag Manager

GTM và GA4 là 2 công cụ khác nhau

Google Tag Manager là một nền tảng giúp bạn quản lý và triển khai các đoạn mã theo dõi JavaScript trên trang web của bạn. Các đoạn mã này thường được gọi là "thẻ tags." Trong số các thẻ tags đó, có cả mã theo dõi của Google Analytics. GTM không thực hiện chức năng phân tích dữ liệu mà chỉ đóng vai trò trung gian để gửi dữ liệu từ trang web của bạn đến các công cụ phân tích và tiếp thị khác, bao gồm cả Google Analytics. 

Mặt khác, Google Analytics là một công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ, cung cấp báo cáo và thông tin quan trọng về hoạt động của trang web. Nó không chỉ thu thập dữ liệu từ trang web, mà còn tổ chức và hiển thị chúng dưới dạng báo cáo dễ đọc. Bạn có thể theo dõi số lượt truy cập, nguồn gốc tiếp cận của khách hàng, hành vi của họ trên trang web và nhiều thông tin quan trọng khác thông qua Google Analytics. 

Nếu bạn muốn sử dụng Google Analytics mà không sử dụng Google Tag Manager, bạn vẫn có thể thêm mã theo dõi của Google Analytics trực tiếp vào code web của bạn. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm tính linh hoạt trong việc quản lý và triển khai nếu cần thay đổi và đòi hỏi sự phụ thuộc từ phía coder. 

Google Tag Manager hoạt động như thế nào?

Google Tag Manager hoạt động dựa trên một đoạn mã JavaScript duy nhất được thêm vào trang web của bạn. Đoạn mã này hoạt động như một "container" chứa tất cả các thẻ (tags) mà bạn muốn quản lý.

Quy trình hoạt động cụ thể của GTM

  1. Lắng nghe tương tác của người dùng: GTM sử dụng các "listeners" để phát hiện các hành động của người dùng, như việc xem trang hay nhấp chuột.

  2. Kiểm tra và đối chiếu: Khi người dùng thực hiện một hành động, GTM sẽ kiểm tra xem hành động đó có khớp với các điều kiện kích hoạt (triggers) đã được cài đặt trong GTM hay không.

  3. Kích hoạt thẻ: Nếu hành động khớp với một trigger, thẻ tương ứng sẽ được kích hoạt. Ví dụ, thẻ có thể là đoạn mã theo dõi Google Analytics hoặc các nền tảng tiếp thị khác, hoặc có thể là một sự kiện cụ thể như lượt xem trang nào đó.

  4. Chèn mã và xử lý dữ liệu: Khi thẻ được kích hoạt, đoạn mã tương ứng sẽ được chèn vào mã trang web. Sau đó, thẻ sẽ xử lý dữ liệu liên quan và gửi về các dịch vụ bên thứ ba, chẳng hạn như Google Analytics hay Meta Pixel.

  5. Chỉ kích hoạt khi cần thiết: GTM chỉ chèn và thực thi thẻ khi một người dùng kích hoạt điều kiện cụ thể. Điều này giúp giảm lượng mã trên trang web, từ đó giảm nguy cơ sai sót khi triển khai.

Các thành phần quan trọng trong GTM

  1. Tags (Thẻ): Là các đoạn mã nhỏ từ các nền tảng phân tích, tiếp thị, hoặc hỗ trợ, dùng để theo dõi hành động người dùng như nhấp chuột, xem trang, và gửi thông tin đến các công cụ như Google Analytics hay Facebook Pixel.

  2. Triggers (Kích hoạt): Là điều kiện hoặc tiêu chí để quyết định khi nào thẻ sẽ được kích hoạt. Ví dụ, một trigger có thể là lượt xem trang hoặc nhấp vào liên kết. Mỗi thẻ phải có ít nhất một trigger để GTM biết khi nào cần kích hoạt thẻ.

  3. Variables (Biến số): Là các thông tin bổ sung mà GTM cần để kích hoạt thẻ hoặc trigger. Chúng giúp xác định rõ hơn chức năng của thẻ hoặc trigger, chẳng hạn như lưu trữ mã ID của Google Analytics hoặc URL trang cụ thể để theo dõi lượt xem trang.

Nhờ quy trình hoạt động tự động và linh hoạt, Google Tag Manager giúp người dùng dễ dàng quản lý các thẻ tiếp thị, giảm sự phức tạp và rủi ro trong việc chỉnh sửa mã trang web.

Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager (GTM)


Video hướng dẫn cách cài đặt và cài đặt đo lường chuyển đổi bằng Google Tag Manager của giảng viên Tuấn Vũ

Để cài đặt Google Tag Manager (GTM) vào trang web, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Tạo tài khoản Google Tag Manager

  • Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn và truy cập Google Tag Manager.

  • Nhấp vào nút “Create Account” để tạo tài khoản cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.

  • Nhập tên tài khoản (Account Name) và chọn quốc gia của bạn. Google khuyến nghị mỗi doanh nghiệp chỉ tạo một tài khoản, cho dù bạn có một hay nhiều website. Tên tài khoản có thể là tên công ty của bạn.

Bước 2: Tạo Container

  • Nhập tên cho Container (tức là mã sẽ được thêm vào trang web của bạn). Thông thường, bạn sử dụng một container cho mỗi website, vì vậy tên container có thể là tên hoặc URL trang web của bạn.

  • Chọn nền tảng mục tiêu. Đối với các trang web, hãy chọn “Web”.

  • Nhấp vào “Create” để tạo tài khoản và container đầu tiên của bạn.

Bước 3: Chấp nhận điều khoản

Sau khi tạo tài khoản và container, bạn sẽ thấy hai cửa sổ bật lên.

  • Cửa sổ đầu tiên là điều khoản dịch vụ của Google. Đồng ý với các điều khoản bằng cách đánh dấu vào ô dưới cùng của trang và nhấp “Yes” ở góc trên bên phải.

  • Cửa sổ thứ hai hiển thị đoạn mã cần thêm vào trang web của bạn để cài đặt Google Tag Manager.

Bước 4: Chèn mã GTM vào trang web

Đoạn mã đầu tiên là mã JavaScript giúp GTM thu thập thông tin từ trang web. Bạn cần đặt đoạn mã này cao nhất có thể trong thẻ

của các trang web của mình.

Ví dụ:

thẻ head gtm

Đoạn mã gắn vào thẻ headtrong website

Đoạn mã thứ hai là một iframe HTML. Đặt đoạn mã này ngay sau thẻ


của trang web. Đoạn mã này đảm bảo GTM vẫn hoạt động ngay cả khi người dùng tắt JavaScript trong trình duyệt.

Ví dụ:

thẻ body gtm
Đoạn mã gắn vào thẻ body trong website

Bước 5: Hoàn tất cài đặt

Sau khi chèn đúng hai đoạn mã trên vào trang web, bạn đã cài đặt thành công Google Tag Manager và có thể bắt đầu sử dụng để quản lý các thẻ tiếp thị.

Bạn có thể kiểm tra đã cài đặt GTM đúng cách hay chưa, bạn có thể cài đặt công cụ Tag Assistant Legacy trên trình duyệt Google Chrome của mình. Sau khi cài đặt xong, truy cập trang web của bạn và nhấp vào biểu tượng Tag Assistant trên thanh công cụ của trình duyệt. 

Nếu biểu tượng Tag Manager hiển thị màu vàng hoặc xanh, bạn đã cài đặt Google Tag Manager thành công. Tuy nhiên, nếu màu đỏ hiển thị, bạn cần kiểm tra lại vị trí đặt mã code trên trang web của mình để đảm bảo GTM hoạt động đúng. 

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink Academy về Google Tag Manager là gì và những thông tin có liên quan cùng hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager chi tiết. Hy vọng rằng với những kiến thức hữu ích được chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn quản trị Web của mình dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Call Zalo Messenger