TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Heading là gì? Hướng dẫn đặt thẻ Heading tối ưu SEO hiệu quả

Để một bài viết đạt được hiệu quả tốt thì Heading là yếu tố không thể thiếu. Bạn có biết headings là gì không nhỉ? Hãy cùng Vinalink Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây, cũng như học cách đặt thẻ headings tối ưu nhất cho SEO.

1. Heading là gì?

Headings là gì?

Heading là yếu tố quan trọng trong một bài viết

Heading là các thẻ (tag) từ H1 đến H6, được sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Thứ tự ưu tiên của các thẻ Heading trong SEO cũng khác nhau, ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6.

Bạn có thể hình dung các thẻ Heading như là các tiêu đề trong phần mục lục của cuốn sách. Với H1 là tên cuốn sách, H2 là tên các chương và H3 đến H6 là những mục nhỏ hơn trong các chương của cuốn sách đó.

Việc đặt các thẻ Heading sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được phần nào trong nội dung của bạn là quan trọng và chúng đang được kết nối với nhau như thế nào.

>>> Xem ngay:

2. Tại sao cần phải tối ưu thẻ Heading?

Hãy cùng xem vai trò của thẻ Heading cho SEO như thế nào nhé: 

Cấu trúc bài viết mạch lạc, rõ ràng

Thẻ headings là gì

Heading giúp bài viết thêm rõ ràng

Vai trò của Heading chính là chỉ dẫn người đọc trong đến từng nội dung của bài viết. Nó giúp cho người đọc biết được là nội dung đoạn văn nói về gì. Để bài viết có cấu trúc mạch lạc, có sự liên kết nhất.

Bạn nên xây dựng Heading có yếu tố thu hút, để người đọc muốn tìm hiểu nội dung. Người viết thường xem Heading như là một mồi nhử, phần nào khiêu khích tò mò của người đọc. Nhưng chú ý, Heading cũng cần đảm bảo đúng trọng tâm, ngắn gọn và dễ hiểu.

Tăng khả năng tiếp cận

Một bài viết có cấu trúc Heading tốt, sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận với độc giả. Bởi Heading sẽ thường có cỡ chữ to và nổi bật hơn nội dung thông thường. Nhờ vậy mà người đọc có thể nắm bắt nội dung từng đoạn dễ dàng, dễ hiểu.

Khi người đọc cảm thấy nội dung dễ hiểu, tất nhiên tỷ lệ chuyển đội mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ cũng cao hơn. Còn một bài viết lan man, người đọc không hình dung được cấu trúc sẽ dễ chán nản và thoát ra.

Giúp tăng điểm SEO

Việc sử dụng Heading không chỉ giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung, mà còn giúp tối ưu SEO OnPage. Sử dụng Heading giúp nhấn mạnh từ khóa chính, làm rõ nội dung muốn truyền đạt giúp Googlebot đọc và hiểu rõ nội dung của bạn hơn.

3. Hướng dẫn kiểm tra thẻ Heading trong website

Dưới đây là 2 cách đơn giản để kiểm tra thẻ Heading mấy trong bài viết:

Tìm thẻ Heading qua mã nguồn trang

Hãy bấm vào bất kì khoảng trống nào trên website và chọn Kiểm tra.

Sau đó bấm tổ hợp phím CTRL + Shift + C rồi di chuột đến thẻ Heading cần kiểm tra.

Kiểm tra Source của website

Kiểm tra Source của website

 

Kiểm tra theo cách này thì đó là Heading 2

Kiểm tra theo cách này thì đó là Heading 2

Sử dụng Extension hỗ trợ SEO

Có 2 công cụ mà các SEOer thường dùng để kiểm tra Heading là SEOQuake và Webdeveloper

Kiểm tra thẻ Heading bằng SEOQuake

Mở trang cần kiểm tra thẻ Heading => chọn DIAGNOSIS => Kéo xuống dòng Headings

Kiểm tra thẻ Heading trên website bằng SEOQuake

Kiểm tra thẻ Heading trên website bằng SEOQuake

Check thẻ Heading bằng Webdeveloper

Cài đặt công cụ Webdeveloper vào Google Chrome: TẠI ĐÂY

Mở trang cần kiểm tra heading => chọn tabs Outline => chọn dòng Outline Headings

Kiểm tra thẻ Heading bằng extension Webdeveloper

Kiểm tra thẻ Heading bằng extension Webdeveloper

4. Hướng dẫn cách đặt Heading tối ưu SEO

Cách tạo headings giúp tăng điểm SEO

Sử dụng các yếu tố nổi bật cho Heading

Vinalink Academy sẽ hướng dẫn tối ưu các thẻ Headings sao cho thân thiện với bộ máy tìm kiếm:

Thẻ Heading 1

  • Thẻ H1 phải đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu và bao gồm toàn bộ nội dung của bài viết.

  • H1 phải chứa từ khóa chính.

  • Mỗi bài viết chỉ được phép có duy nhất một thẻ H1.

  • Có thể đặt thẻ Heading 1 vào phần tiêu đề của bài viết

Thẻ Heading 2

  • Thẻ H2 chính là con của thẻ H1 và giúp bài viết có bố cục mạch lạc và rõ nghĩa hơn.

  • H2 chứa từ khóa chính và chèn kèm thêm LSI keywords.

  • Phải có từ 2 thẻ H2 trở lên để đảm bảo tính logic cho bài viết.

Thẻ Heading 3

  • H3 có vai trò làm rõ nghĩa cho H2.

  • Cần phải có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên để đảm bảo tính logic. (Trong một số trường hợp có thể sử 1 thẻ H3 dưới 1 thẻ H2)

  • In đậm thẻ H3 và chèn LSI keywords vào H3.

Thẻ Heading 4, 5, 6

  • Các thẻ H4, H5, H6 sẽ giúp chia nhỏ và làm rõ nội dung bài viết tốt hơn.

  • Thẻ H5, H6 thường được sử dụng ở một số bài có số lượng chữ lớn.

Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về thẻ Heading là gì và các tối ưu thẻ này để cải thiện chất lượng SEO của website, hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị.

Khoá học SEO Vua by Vinalink Academy - Giảng viên: Tiến Hà

Khoá học SEO Vua by Vinalink Academy - Giảng viên: Tiến Hà

Nếu vẫn còn mập mờ và chưa biết cách tối ưu website của mình ra sao, tham khảo ngay khoá học SEO Vua của Vinalink Academy được giảng dạy bởi thầy Tiến Hà giúp các bạn tối ưu Onpage để thân thiện với công cụ tìm kiếm Google.
Call Zalo Messenger