TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

6+ Kinh nghiệm bán hàng online cho người mới bắt đầu

Bạn là một Gen-Z năng động và tràn đầy nhiệt huyết, luôn nảy ra ý tưởng kinh doanh riêng để có thể có thêm thu nhập. Tuy nhiên những so lo lắng và những lời khuyên từ người khác làm bạn bối rối không biết bắt đầu từ đâu? Hãy dành một chút thời gian để khám phá 6+ kinh nghiệm quý giá dành cho những người mới bắt đầu bán hàng online qua bài viết của Vinalink Academy dưới đây nhé !

6+ kinh nghiệm bán hàng online cho người mới bắt đầu kinh doanh

Việc kinh doanh online không yêu cầu nhiều vốn và không bị các chị phí cố định như mặt bằng cửa hàng, chi phí điện nước cửa hàng,..... Tuy nhiên, đa số người tiếp cận theo hướng tự phát hoặc tập trung vào các chiến lược ngắn hạn dẫn tới không thể phát triển thêm khi đến một ngưỡng nhất định. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn có được một chiến lược dài hạn và phát triển công việc bán hàng online một cách bền vững hơn.

Kinh nghiệm xác định sản phẩm kinh doanh

Chọn đúng sản phẩm để bán là điều quan trọng bậc nhất

Chọn đúng sản phẩm để bán là điều quan trọng bậc nhất

Bước quan trọng nhất trước khi bắt đầu kinh doanh online là xác định sản phẩm mà bạn muốn bán. Có thể bạn chọn sản phẩm dựa trên sở thích cá nhân, xu hướng thị trường, sản phẩm phổ biến hoặc dựa trên nguồn vốn hiện có.

  • Chọn sản phẩm dựa trên sở thích cá nhân: hãy tránh chọn những sản phẩm quá cá nhân, có nhu cầu thị trường hạn chế và không phù hợp với xu hướng hiện tại vì sẽ rất khó bán và dễ gây chán nản khi bán hàng.

  • Chọn sản phẩm dựa trên xu hướng thị trường: bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với xu hướng hiện tại hoặc những mặt hàng đang hot trên thị trường. Để thành công trong việc này, bạn cần phải cảm nhận được xu hướng và nắm bắt các sự kiện, xu thế mới để là người đi tiên phong.

  • Chọn sản phẩm phổ biến: hãy chọn những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng. Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả, bạn nên kết hợp với các tiện ích khác để tạo sự độc đáo so với các đối thủ cùng phân khúc.

  • Chọn sản phẩm dựa trên nguồn vốn có sẵn: kinh doanh online không chỉ đơn thuần về mua hàng và bán hàng, mà còn yêu cầu một số công đoạn khác. Vì vậy, khi chọn sản phẩm dựa trên nguồn vốn hiện có, hãy đảm bảo không ảnh hưởng đến các chi phí khác trong quy trình kinh doanh.

Kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng uy tín, chất lượng

Tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng khi bán hàng online

Tìm kiếm được nguồn hàng chất lượng khi bán hàng online

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có của bạn. Để đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm, bạn cần tìm nguồn hàng chất lượng và uy tín khi mới bắt đầu kinh doanh. Với sự phát triển của internet, tìm kiếm nguồn hàng không còn là vấn đề khó khăn nữa, bạn có thể tìm thấy nguồn hàng đa dạng từ cao tới thấp.

Ngoài ra, mặc dù giá cả có thể là lợi thế lớn để tạo ra lợi nhuận cao, nhưng hãy nhớ rằng sản phẩm rẻ có thể thu hút ngay khách hàng mua một lần hoặc hai lần là bỏ đi ngay. Sản phẩm có giá phải chăng, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn sẽ thu hút khách hàng sẵn sàng chi trả và trở thành khách hàng thân thiết với shop của bạn ngay lập tức.

Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Một kinh nghiệm quan trọng tiếp theo trong việc khởi nghiệp bán hàng online là xác định khách hàng mục tiêu - những khách hàng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm bạn cung cấp. Khi sản phẩm của bạn được giới thiệu đến đúng đối tượng này, việc quảng bá trở nên hiệu quả hơn và giao dịch cũng dễ dàng hơn.

Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố sau:

  • Phân khúc thị trường: xác định theo vùng địa lý, tiêu chí nhân khẩu học, tâm lý và hành vi mua hàng.

  • Dung lượng thị trường: là phạm vi và số lượng khách hàng tiềm năng trong mô hình kinh doanh của bạn. Quy mô kinh doanh có thể lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nguồn lực và mục tiêu của bạn.

  • Hành vi mua hàng: bao gồm nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá, quyết định mua hàng, và việc đánh giá sau khi đã mua sản phẩm.

Việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung vào nhóm đối tượng quan trọng nhất và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tiếp thị để tăng khả năng bán hàng thành công.

Kinh nghiệm chọn kênh bán hàng online

Có rất nhiều nền tảng để lựa chọn bán hàng

Có rất nhiều nền tảng để lựa chọn bán hàng

Internet đang ngày càng phát triển, và trong bối cảnh của thời gian giãn cách xã hội trong năm vừa qua, mua sắm online đã được thúc đẩy trên nhiều kênh online khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể bán hàng trên nhiều kênh, và dưới đây là 7 kênh bán hàng chủ lực hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • TikTok: TikTok đã trở thành một nền tảng video ngắn vô cùng thành công trong năm 2021 và 2022. Với hàng chục triệu người dùng cùng với sự thành công của Tiktok Shop, Tiktok dự kiến sẽ tiếp tục thành công trong năm 2023.

  • YouTube: Khách hàng đã chán ngấy với việc phải đọc một bài mô tả sản phẩm dài và dành thời gian nhiều hơn cho việc xem video review sản phẩm. Đây là xu hướng giúp bạn bán hàng thành công trong các năm sắp tới. Hãy tạo ra video ngắn giới thiệu sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng hoặc video đánh giá sản phẩm để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, quảng cáo trên YouTube cũng giúp bạn tiếp cận với số lượng lớn khách hàng potential một cách hiệu quả.

  • Facebook: Facebook vẫn là kênh bán hàng chủ lực không thể bỏ qua trong năm 2023 và đi kèm với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do người người nhà nhà khi muốn bán hàng online thì luôn tìm đến Facebook đầu tiên. Ngoài việc giải trí và cập nhật thông tin, Facebook cũng hỗ trợ việc mua sắm trực tuyến. Nền tảng này liên tục phát triển các tính năng để người bán hàng nâng cao trang bán hàng cũng như quảng cáo.

  • Zalo: Zalo đã cập nhật và hoàn thiện hệ thống Pages, cho phép bạn tham gia vào các trang, nhóm và bán hàng trực tuyến ngay trên điện thoại di động. Với 83% người dùng điện thoại di động đã cài đặt Zalo tại Việt Nam và khả năng tiếp cận tới 100% quảng bá Marketing trên ứng dụng này, Pages Zalo trở thành mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển kinh doanh trực tuyến.

  • Sàn thương mại điện tử (TMĐT): Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm của khách hàng đã thay đổi nhiều, đặc biệt là đối với khách hàng thế hệ Gen Z. Người mua hiện nay không còn quan niệm mua hàng bên ngoài nữa, thay vào đó, họ tận hưởng việc mua sắm trực tuyến. Sàn TMĐT cho phép khách hàng so sánh giá và đặt hàng với sự thuận tiện tuyệt đối. Vì vậy, nổi lên cơ hội bán hàng online hiệu quả và thịnh vượng cho các cửa hàng truyền thống.

  • Website: Nếu bạn có nguồn kinh phí và muốn tập trung vào số lượng sản phẩm cụ thể và phát triển bền vững, việc bán hàng qua website là sự lựa chọn tuyệt vời. Website là nền tảng cơ bản để cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Bạn có thể triển khai website giống như một cửa hàng trực tuyến: cho phép khách hàng mua hàng và thanh toán trực tuyến trên website. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang theo đuổi một hướng đi chuyên nghiệp và bền vững.

  • Ứng dụng di động (App): Thống kê cho thấy hơn 66 triệu người ở Việt Nam trong số họ sử dụng mạng xã hội (hơn 90%) và điện thoại di động (65%) để mua sắm. Do đó, việc kinh doanh trên ứng dụng di động mang lại tiềm năng rõ ràng. Ứng dụng di động cho phép sản phẩm/dịch vụ của bạn gần gũi hơn với khách hàng mà không gặp phải các rào cản không thời gian và không gian.

Tóm lại, việc phát triển bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn tiếp cận và khai thác tiềm năng của nhiều kênh trực tuyến khác nhau, mang lại hiệu quả và thành công trong kinh doanh trực tuyến.

Tham khảo ngay:

+ Khoá học Facebook Marketing cơ bản đến nâng cao

Khoá học quảng cáo Google Adwords siêu tốc

Kinh nghiệm quảng cáo sản phẩm

Bên cạnh việc chọn sản phẩm, nguồn hàng và định mức giá phù hợp, để tăng nhận diện thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, bạn cũng cần thực hiện một số công đoạn khác. Một trong số đó là triển khai các chiến dịch marketing online. Dưới đây là những chiến dịch phổ biến mà bạn có thể tham khảo để quảng bá cho sản phẩm:

  • SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp bạn cải thiện vị trí và hiển thị website của mình trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy bạn khi họ tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn.

  • Google Ads: Google Ads cho phép bạn hiển thị quảng cáo trên các kết quả tìm kiếm và mạng lưới quảng cáo của Google. Đây là một cách hiệu quả để đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng tiềm năng và tăng lượng truy cập vào trang web của bạn.

  • Facebook Ads: Facebook Ads là một phương tiện quảng cáo mạnh mẽ trên nền tảng Facebook. Bạn có thể xác định mục tiêu đối tượng khách hàng nhắm đến, đồng thời hiển thị quảng cáo của mình trên dòng thời gian và trang thông tin của người dùng Facebook.

  • Zalo Ads: Zalo Ads cung cấp các công cụ giúp bạn quảng cáo trên ứng dụng Zalo. Bạn có thể tạo ra quảng cáo hiển thị trong cuộc trò chuyện, tin nhắn, hoặc trên các trang khác trên Zalo để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Những chiến dịch trên đều mang lại lợi ích riêng và có thể phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Bằng cách sử dụng một hoặc nhiều công cụ này một cách hiệu quả, bạn có thể tăng cường sự nhận diện thương hiệu của mình và thu hút khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm của mình.

Kinh nghiệm chăm sóc và mở rộng tệp khách hàng

Hãy cố gắng làm hài lòng và gần gũi với khách hàng nhất có thể

Hãy không quá tập trung vào việc xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn mà bỏ qua khách hàng đã có, cũng cần xây dựng niềm tin và cam kết.

Hãy chăm sóc khách hàng từ trước khi mua hàng, trong quá trình mua hàng và sau khi mua hàng, luôn lắng nghe ý kiến và đánh giá của khách hàng. Nhờ những đóng góp đó, bạn sẽ biết được điểm mạnh nào cần duy trì và phát triển, cùng những điểm yếu cần cải thiện để trở nên tốt hơn.

Hãy cẩn thận trong việc định giá, áp dụng các mức giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng một cách hợp lý. Đồng thời, cung cấp các gói dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo cho họ cảm giác được quan tâm và chăm sóc khi đến mua sắm tại cửa hàng của bạn.

Hãy nghiên cứu và hiểu về đặc tính của khách hàng. Điều này sẽ là nền tảng giúp bạn mở rộng và tập trung vào các đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại hiệu quả bán hàng trực tuyến.

>>> Xem thêm: Cộng tác viên bán hàng online là gì?

Kinh nghiệm nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bước trước đối thủ một bước sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt đột phá và thu hút sự chú ý của khách hàng đến cửa hàng của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu nghiên cứu và phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, hiểu được cách họ hoạt động và quảng bá sản phẩm của mình. 

Ngoài ra, thương trường có thể trở nên không lành mạnh và bạn sẽ đối mặt với những cuộc cạnh tranh không đáng có. Cụ thể, các vấn đề bảo mật như hack tài khoản, tấn công fanpage, hoặc cướp khách hàng thông qua các bình luận. Để tránh những sự cố không mong muốn này, bạn cần tăng cường bảo mật cho cửa hàng của mình.

Hiện nay, trên các nền tảng như Facebook, Google,... đã cập nhật các chính sách bảo mật và hướng dẫn chi tiết. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo để nắm bắt các biện pháp bảo mật.

Lời khuyên bán hàng online từ các doanh nghiệp đã thành công trên thế giới

Để trở thành một người bán hàng trực tuyến thành công, hãy tìm lợi điểm bán hàng độc nhất của bạn. Dù cho bạn hoạt động trong ngành nghề nào, đã có hàng ngàn công ty khác đang làm chính điều bạn đang làm. Một số trong số những công ty này đã bán hàng online từ nhiều năm trước và đã tích luỹ được những yếu tố quý giá mà bạn, một công ty mới thành lập, không có. Vậy làm thế nào để cạnh tranh? Phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn và khám phá những điểm mà họ không có mà bạn lại có. Khi tôi mới bắt đầu, tôi nhận ra rằng hầu hết các công ty trong lĩnh vực VoIP không có đánh giá từ người dùng được xác minh. Như kết quả, nhiều khách hàng tiềm năng cảm thấy nghi ngờ về tính chính xác của họ. Chúng tôi đã biến điều này trở thành một phần cốt lõi của mô hình của chúng tôi và qua các năm, chúng tôi đã tích luỹ được hơn 20.000 đánh giá từ người dùng đã được xác minh, giúp tạo niềm tin trong khách hàng tiềm năng để họ sẵn lòng tiếp thu những đề xuất từ chúng tôi.
Reuben Yonatan, Get VoIP

Giảm thiểu xung đột với khách hàng là yếu tố số 1 quyết định liệu bạn có thành công trong việc bán sản phẩm trực tuyến hay không. Làm mọi thứ bạn có thể để đảm bảo khách hàng của bạn có được trải nghiệm tốt nhất có thể, bắt đầu với thông tin khách hàng cần để mua hàng, chẳng hạn như mô tả sản phẩm mạnh mẽ với vị trí phù hợp, hình ảnh, video cho đến lời chứng thực và đánh giá của khách hàng, chi tiết về thuế, vận chuyển và giao hàng. Nếu bạn giải thích rõ ràng cách sản phẩm của bạn giải quyết các vấn đề khó khăn của khách hàng và giúp họ dễ dàng mua hàng, thì bạn đã đi được 90% con đường bán hàng online thành công.
- Jonathan Pipek, Product Marketing Manager

Lời khuyên tốt nhất của tôi để bán hàng trực tuyến là hãy để ý lợi nhuận của bạn. Bạn sẽ nghĩ phải cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng miễn phí vì các nhà bán lẻ lớn cũng vậy, nhưng khi bạn làm như vậy, chi phí vận chuyển kết hợp với vật tư đóng gói sẽ làm giảm hoàn toàn lợi nhuận của bạn. Nếu bạn không cẩn thận, bạn thực sự có thể mất tiền.
- Bret Bonnet, Quality Logo Products

Theo:  Score.org

Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về 6+ Kinh nghiệm bán hàng online cho người mới bắt đầu giúp bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình ngay hôm nay. Hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị.

Nếu muốn xây dựng và phát triển một hệ thống bán hàng online bài bản, tham khảo ngay: Khóa huấn luyện kinh doanh online (KDOL) BMS dành cho chủ shop & tiểu thương by Vinalink Academy.

Call Zalo Messenger