TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Content Creator: Khái niệm, kỹ năng, ngành học và mức lương

Trong ngành Marketing thì không ai có thể phủ nhận độ hot của Content Creator. Hiện nay đây có thể được xem là một ngành nghề “ăn tiền” và có tiềm năng vô cùng lớn cho các bạn trẻ. Nếu muốn dấn thân vào nghề này thì bạn cần hiểu rõ Content Creator là gì và những kỹ năng cần có. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Vinalink Academy nhé !

1. Content Creator là gì?

Content Creator hay người sáng tạo nội dung là những cá nhân sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra những sản phẩm truyền cảm hứng. Các sản phẩm này có thể là bài viết, hình ảnh, poster, video clip, và nhiều hình thức khác. Hiện nay, những người làm công việc như Writer, Copywriter, Youtuber, TikToker, Blogger, Podcast Host, Biên Tập Viên,... đều được coi là những Content Creator.

Content Creator là người sáng tạo nội dung thu hút khán giả

Content Creator là người sáng tạo nội dung thu hút khán giả

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sáng tạo nội dung ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có nhiều Content Creator hợp tác trong một nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận các vai trò phù hợp và tạo ra đa dạng nội dung nhằm tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

>>> Xem thêm: Content Marketing là gì?

2. Mô tả công việc của Content Creator

Dưới đây là một số công việc cụ thể mà Content Creator thực hiện:

  • Đánh giá thương hiệu: Người sáng tạo nội dung có thể tham gia vào việc đánh giá thương hiệu một cách toàn diện, bao gồm giọng nói, tông điệu, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược đối thủ và đề xuất những chiến lược tiềm năng.

  • Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO): Người sáng tạo nội dung cần hiểu về kiến thức và kỹ thuật cơ bản về SEO để áp dụng vào việc sáng tạo content, mặc dù không phải là vai trò chính trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

  • Lên ý tưởng nội dung: Content Creator thường tham gia vào quá trình lên ý tưởng nội dung. Có thể làm việc độc lập hoặc cùng nhóm với các nhà sáng tạo nội dung khác, người sáng tạo cần xác định rõ mục tiêu và đối tượng mà nó hướng tới.

  • Viết nội dung/Copywriting: Viết nội dung là một công việc phổ biến trong sáng tạo nội dung. Content được viết tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng độc giả và nền tảng đăng tải. Copywriting là viết nội dung quảng cáo với mục tiêu cuối cùng là bán hàng. Nó bao gồm viết bài trên mạng xã hội, blog hoặc case study.

  • Thiết kế - Design: Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo nội dung. Hình ảnh được thiết kế đẹp mắt và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khán giả. Thiết kế hình ảnh cũng liên quan mật thiết đến việc xác định thương hiệu. Các sản phẩm thiết kế thông thường bao gồm quảng cáo, banner, infographics và nhiều hơn nữa.

  • Sản xuất video: Video là một dạng content thu hút người xem hiệu quả nhất hiện nay. Các Content Creator chuyên về video có thể thực hiện các công việc như lên ý tưởng video, viết kịch bản, tham gia quay phim, chỉnh sửa và nhiều công việc khác.

  • Chỉnh sửa nội dung: Sau khi tạo ra nội dung, việc chỉnh sửa là quyết định liệu sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Đây là một công việc quan trọng và một kỹ năng mà bất kỳ Content Creator nào cũng cần có. Chỉnh sửa nội dung bao gồm việc xem xét, đánh giá, tìm lỗi và cải thiện nội dung về cả hình thức lẫn chất lượng.

  • Tiếp thị nội dung: Người sáng tạo nội dung có thể tiếp cận khán giả mục tiêu thông qua các kỹ thuật tiếp thị nội dung như SEO off-page, email marketing, chia sẻ trên mạng xã hội và nhiều hơn nữa.

3. Kỹ năng cần có của Content Creator

Content creator cần những gì?

Những kỹ năng cần có nếu muốn thành Content Creator chuyên nghiệp

Để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp thì bạn cần trau dồi kiến thức, kỹ năng mỗi ngày. Dưới đây là một số kỹ năng cần có giúp bạn xây dựng ước mơ thành một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp:

Kỹ năng đọc - viết

Đây là chìa khóa để thành công trong nghề sáng tạo nội dung. Việc đọc và viết tốt sẽ giúp bạn truyền tải ý tưởng và thông điệp một cách hiệu quả. Hãy đọc nhiều thể loại và thử sức với các phong cách và cấu trúc viết khác nhau để nâng cao kỹ năng này.

Kỹ năng quan sát, phân tích

Kỹ năng này giúp bạn cảm nhận và hiểu sự vật, sự việc để có góc nhìn đa chiều. Qua việc cắt xẻ và kết nối thông tin, bạn có thể lọc ra những thông tin hữu ích. Hãy rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích để trở thành một Content Creator xuất sắc.

Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo không chỉ là yếu tố bẩm sinh mà còn là một kỹ năng có thể rèn luyện. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cải biên những ý tưởng đã có để tạo ra phiên bản mới và tốt hơn. Thực hiện nhiều lần để nâng cao kỹ năng sáng tạo của bạn và tham gia vào các hoạt động như workshop để trau dồi thêm.

Kỹ năng tư duy hình ảnh 

Nếu ý tưởng của bạn hấp dẫn nhưng không được thể hiện qua hình ảnh, giá trị của nội dung sẽ giảm đi đáng kể. Với hầu hết người dùng, hình ảnh chiếm tỷ lệ lớn trong việc tiếp nhận thông tin. Do đó, nâng cao kỹ năng thẩm mỹ, hiểu về nguyên tắc thiết kế và góc nhìn của người tiếp nhận nội dung là điều cần thiết cho một Content Creator.

Những kỹ năng trên là những yếu tố quan trọng nhất đối với một Content Creator thành công. Hãy rèn luyện và phát triển chúng để trở thành một Content Creator xuất sắc.

4. Học ngành gì để làm Content Creator?

Thông thường, trên các trang tuyển dụng việc làm, hoặc tại các đơn vị tuyển dụng vị trí Content Creator thường yêu cầu bạn học các ngành như:

  • Ngành Văn học.

  • Ngành PR - Quan hệ công chúng.

  • Ngành Báo chí - Truyền thông.

  • Ngành Marketing

  • Những ngành liên quan đến lĩnh vực xã hội nhân văn.

>>> Tham gia ngay: Khóa học content marketing có chứng chỉ tại Vinalink - Trung tâm đào tạo marketing hàng đầu tại Việt Nam

5. Mức lương và lộ trình thăng tiến của Content Creator

Mức lương

Hiện nay, mức lương của Content Creator dao động từ 7 - 15 triệu đồng + % hoa hồng (tùy vào khối lượng công việc và đơn vị tuyển dụng).

Lộ trình thăng tiến

Content Creator là một ngành nghề đang thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Ngoài ra, việc tuyển dụng Content Creator cũng trở nên cấp thiết, dẫn đến mức độ cạnh tranh không kém phần gay gắt.

Dù đảm nhận bất kỳ vị trí công việc nào, đều có một lộ trình thăng tiến cụ thể và vị trí Content Creator cũng không ngoại lệ. Thông thường, các cấp bậc thăng tiến trong ngành Content Creator bao gồm:

  • Content Creator Intern (Thực tập sinh) : Đây  là vị trí phù hợp cho các bạn sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn và trải nghiệm thực tiễn trong công việc Content Creator. Vị trí này tập trung chủ yếu vào tinh thần học hỏi và thường được hỗ trợ về chi phí, khoảng 3 triệu/tháng.

  • Content Creator Fresher (Nhân viên mới): Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập, nếu đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể trở thành Content Creator Fresher. Vị trí này cũng ứng đối với những người có kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm. Tùy thuộc vào doanh nghiệp, bạn sẽ được hướng dẫn và thực hành để nâng cao kỹ năng làm việc.

  • Senior Content Creator (Chuyên viên Content): Đây là vị trí dành cho những người đã có kinh nghiệm từ 2-3 năm trong ngành. Vị trí này yêu cầu kiến thức chuyên môn và khả năng giải quyết các tình huống tốt. Ngoài ra, Senior Content Creator cần có khả năng hỗ trợ quản lý và đào tạo các thành viên trong nhóm.

  • Lead of Content (Trưởng phòng Content): Đây là vị trí dành cho những người có kinh nghiệm từ 5-6 năm trở lên. Để đảm nhận vị trí này, bạn cần phản ứng nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, đưa ra chiến lược nội dung phù hợp và là người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả của dự án.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ khái niệm Content Creator là gì và các vấn đề liên quan tới các nhà sáng tạo nội dung. Mong rằng bạn đã có được hướng đi đúng đắn với bản thân.

>>> Xem thêm: Học viết content chuẩn SEO chi tiết từng bước

Call Zalo Messenger