TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

SEO website là gì? Tổng quan về học SEO Website dành cho Newbie

17:42 | 20/08/2021
SEO website là gì? SEO website là làm gì? Nếu bạn là một Newbie muốn tìm hiểu kỹ hơn về học SEO website thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những kiến thức tổng quan về SEO trước khi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Theo dõi bài viết dưới đây cùng Vinalink Academy để hiểu hơn về SEO website nhé.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách SEO website hiệu quả nhất

SEO website là gì?

seo là gì?
SEO là gì?

SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật nhằm đưa trang web của một tổ chức hoặc dự án lên trang 1 trong kết quả tìm kiếm khi người dùng nhập bất kỳ từ khóa nào liên quan đến trang web đó. SEO là một trong những công việc quan trọng trong Digital Marketing.

SEO và Google Ads có gì khác nhau?

Search Engine Optimization (SEO) và Google Ads có những khác biệt sau:

  • SEO tập trung vào cải thiện hạng mục tự nhiên (organic ranking) của trang web trên công cụ tìm kiếm. Trong khi đó, Google Ads là dịch vụ quảng cáo trả phí để xếp hạng trang web cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

  • SEO là một quá trình dài hơi và mang tính bền vững, trong đó tối ưu hóa trang web để thu hút người dùng tự nhiên. Trong khi đó, Google Ads cung cấp hiệu quả ngay lập tức khi bạn bỏ ra số tiền để quảng cáo.

  • SEO không yêu cầu chi phí trực tiếp cho việc tối ưu hóa trang web, nhưng yêu cầu công sức và kiến thức về SEO. Trái lại, Google Ads đòi hỏi ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng để chạy quảng cáo.

Cả SEO và Google Ads có thể điều chỉnh và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, phương pháp và quy trình của hai loại quảng cáo này khác nhau.

Nhân viên SEO là làm gì?

Nghề SEO là làm gì
Nghề SEO là làm gì?

Nhân viên SEO đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến SEO cho doanh nghiệp hoặc dự án. Nhiệm vụ chính của nhân viên SEO bao gồm lập kế hoạch SEO, triển khai và quản lý chiến lược SEO của doanh nghiệp hoặc dự án.

Tuy nhiên, vai trò và mô tả công việc của nhân viên SEO có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và cấp bậc của họ, không chỉ đơn thuần là chuyên viên thực hiện công việc, mà còn có thể là quản lý điều hành chiến dịch SEO.

Làm SEO lương bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên SEO thường nằm trong khoảng từ 8.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ mỗi tháng. Tuy nhiên, với tình hình công việc và KPIs (Chỉ số hiệu suất quan trọng) được giao, mức lương cũng có thể tăng lên đáng kể lên đến 20.000.000 VNĐ hoặc 30.000.000 VNĐ mỗi tháng. Các yếu tố này thường phụ thuộc vào khối lượng công việc và mục tiêu cụ thể mà nhân viên SEO phải thực hiện.

Các thuật ngữ cơ bản khi làm SEO website

Trước tìm hiểu chi tiết về các công việc mà một SEOer cần làm để có thể gia tăng thứ hạng Website của mình, bạn cần hiểu được những thuật ngữ cơ bản trong SEO website.

1. CTR - Click Through Rate

CTR được hiểu là tỉ lệ click trên tổng số lượt hiển thị. Chỉ số này giúp bạn có thể đánh giá được sự hấp dẫn của Title và Description trong một bài viết với với người dùng.

2. CRO - Conversion Rate optimization 

CRP có nghĩa là tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ thuyết phục, chuyên sâu của bài viết; giá thành/ chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ; hay uy tín thương hiệu,... 

3. Title 

Title là thẻ tiêu đề của bài viết, nó là thứ đầu tiên tiếp cận đến người đọc. Tiêu đề hay rất có ý nghĩa trong việc gia tăng tỷ lệ click - CTR của bài viết.

4. Meta Description

Meta Description là thẻ mô tả nội dung, sự hấp dẫn của một trang web hay bài viết nào đó. Thẻ này có ý nghĩa quan trọng giúp Google hiểu được website của bạn, từ đó có những xếp hạng, định hướng khách hàng phù hợp với nội dung bài viết.

5. ALT - Alternative Information

Thẻ ALT là thông tin sử dụng để thay thế cho ảnh, giúp các công cụ xếp hạng hiểu được nội dung hình ảnh đang nói đến.

6. Anchor Text 

Anchor Text hay còn gọi là Anchor link, Link Text, Link Title chính là đoạn văn bản neo, hiển thị có chứa link liên kết điều hướng đến các trang khác. 

7. Sitemap

Sitemap được hiểu là sơ đồ của trang web giúp các công cụ đánh giá xếp hạng đọc hiểu - sitemap.xml, và giúp người dùng hiểu được cấu trúc website - sitemap.html).

8. Index

Index được hiểu là quá trình con bot của Google đọc hiểu nội dung website của bạn và lưu vào bộ dữ liệu của nó - lập chỉ mục. Tất cả các bài viết cần được index mới có thể xuất hiện trên trang tìm kiếm của người dùng.

9. PR - Page Rank

Page Rank là chỉ số đánh giá xếp hạng của Google về độ uy tín của một website dựa trên các yếu tố về số lượng cũng như chất lượng của các backlink trỏ về website đó. Thang điểm xếp hạng từ 1-10, website càng có số điểm PR cao thì mức độ uy tín càng tốt.

Xem thêm: 5+ Công cụ nghiên cứu từ khóa hữu ích dành cho SEOer

10. Robots.txt

File Robots.txt là tệp văn bản cung cấp hướng dẫn - điều hướng cho các công cụ tìm kiếm trong quá trình thu thập thông tin về website. File này nằm trên thư mục gốc của website hỗ trợ quá trình lập chỉ mục  hoặc ngăn bot của Google đọc và index bài viết.

11. Backlink

Backlink chính là những liên kết từ các trang web, diễn đàn trỏ về trang web của bạn. Backlink được đánh giá chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xếp hạng website của bạn.

12. Heading

Heading chính là những thẻ tiêu đề quan trọng trong bài viết gồm H1 - H6, thường được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung trọng tâm của trang web cho các công cụ tìm kiếm.

13. Bounce Rate

Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang, tức là tỉ lệ khách hàng truy cập vào website của bạn và rời bỏ mà không có hành động nào khác. Chỉ số này được Google sử dụng để đánh giá chất lượng nội dung trong website của bạn, có ảnh hưởng lớn đến SEO.

14. Time on page

Time On Page là một chỉ số được đo lường bởi Google Analytics, chỉ số này cho biết thời gian trung bình mà người dùng truy cập vào trang web của bạn Thời gian truy cập càng lâu thì bạn sẽ càng có nhiều thời gian biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp.

15. Duplicate Content 

Duplicate Content là những nội dung trùng lặp trên website của bạn. Những nội dung trùng lặp - được sao chép từ các bài viết đã index trên Google sẽ dễ bị phạt theo chính sách xếp hạng của Google, ảnh hưởng nghiêm trọng đến website của bạn.

Checklist những công việc khi học SEO và làm nhân viên SEO

Những checklist công việc cụ thể mà nhân viên SEO cần làm là gì? Làm thế nào để website của bạn được đánh giá cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm?

1. Tối ưu hóa cấu trúc website

Cấu trúc của một website là cách mà nó được sắp xếp và điều hướng qua các đường dẫn link liên kết. Việc đầu tiên cần làm trước khi SEO website chính là việc tối ưu các trải nghiệm trên website với một cấu trúc logic, thân thiện với người dùng. 

tối ưu hóa cấu trúc website
Tối ưu hóa cấu trúc website

Cấu trúc của website sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự tương tác của người dùng cũng như sự đánh giá của Google. Tối ưu cấu trúc website ngay từ đầu sẽ là bước đệm tốt để giúp cho việc SEO website sau này.

2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh

"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng" Để có thể SEO web hiệu quả, bạn cần biết được vị trí website hiện tại của mình cũng như phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Một SEOer cần phải biết cách đánh giá, phân tích website chính xác và hiệu quả bằng cách sử dụng các công cụ hữu ích như Ahrefs, SEMrush, Buzzsumo,...

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ A- Z dành cho Newbie

3. Nghiên cứu và phân tích từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là công việc đầu tiên mà SEOer cần làm trước khi xây dựng chiến lược nội dung cho website của mình. Những nội dung hữu ích chỉ được có giá trị khi nó tiếp cận được với đúng tệp khách hàng tiềm năng. 

Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu và phân tích từ khóa

Bộ danh sách từ khóa thường được tổng hợp dựa trên quá trình phân tích của các công cụ nghiên cứu từ khóa, đánh giá website đối thủ như Keywordtool.io, Ahrefs, Google Keywords Planner,... Những công cụ nghiên cứu từ khóa này giúp bạn lựa chọn những từ khóa SEO tiềm năng, hỗ trợ SEO Top hiệu quả. 

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Keywordtool.io nghiên cứu từ khóa hiệu quả

4. Xây dựng bài viết chuẩn SEO

Sau khi đã xây dựng được bộ từ khóa SEO tiềm năng thì việc tiếp theo cần làm đó chính là triển khai bài viết chuẩn SEO để lên TOP Google. Để bài viết nhận được đánh giá thứ hạng tốt từ Google, bạn không chỉ cần tạo nên những giá trị hữu ích mà còn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố chuẩn SEO như: thẻ title, the description, outline bài viết, mật độ từ khóa, hình ảnh, văn phong diễn đạt,...

5. Xây dựng hệ thống backlink

Backlink là một trong những chỉ số đánh giá xếp hạng quan trọng, giúp khẳng định độ uy tín của một website. Xây dựng hệ thống backlink cần phải được thực hiện với kế hoạch chi tiết, cụ thể để tránh bị Google đánh spam cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc SEO web.

6. Đo lường và đánh giá kết quả

Bất cứ một công việc nào đều cần có sự đo lường đánh giá kết quả sau một khoảng thời gian thực hiện. Những chỉ số đo lường cơ bản trong một chiến dịch SEO thường bao gồm: so sánh số lượng từ khóa Top 100, traffic hàng tháng, số phiên truy cập của người dùng, tỷ lệ thoát trang, số lượt chuyển đổi,....

đánh giá đo lường kết quả
Đo lường và đánh giá kết quả

Trên đây là một số kiến thức hữu ích, giúp các Newbie hiểu được SEO là gì, cũng như các kiến thức tổng quan về SEO. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hình dung được các công việc của một SEOer và có những định hướng phát triển phù hợp. Nếu bạn chưa tự tin hoàn thành tốt nhất các công việc của một SEOer chân chính, hãy tham gia những khóa học SEO ngắn hạn trau dồi thêm những kiến thức nền tảng vững chắc nhất. Chúc bạn thành công!

>>> Đăng ký ngay: Lớp đào tạo SEO Marketing Online tại Vinalink ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi

>>> Tham gia cộng đồng hàng đầu dành cho SEO TẠI ĐÂY

         Hoặc quét mã 

         Tham gia để trở thành những người đầu tiên nhận ưu đãi tốt nhất từ Vinalink!

Call Zalo Messenger