TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Content Writer: Khái niệm, công việc và kỹ năng cần có

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số bài viết lại thu hút hàng triệu lượt xem trong khi những bài viết khác lại bị lãng quên? Bí quyết nằm ở chính người tạo ra những nội dung đó – Content Writer. Vậy Content Writer là ai và họ làm những gì? Cùng khám phá trong bài viết này của Vinalink Academy nhé !

Content Writer là gì?

Content writer

Khái niệm Content Writer

Content Writer là người chuyên sáng tạo và sản xuất các loại nội dung khác nhau cho các nền tảng trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Mục tiêu chính của họ là thu hút, thông báo, hoặc thuyết phục đối tượng mục tiêu thông qua nội dung chất lượng cao.

Công việc của Content Writer

Công việc chính của một Content Writer là tìm hiểu về các chủ đề liên quan đến ngành nghề, từ khóa để tạo ra những ý tưởng mới cho việc xuất bản. Cuối cùng, Content Writer cần tạo ra những bài viết chất lượng, hấp dẫn để thu hút khách hàng và xây dựng được hình ảnh tốt cho thương hiệu.

Dưới đây là một số công việc mà Content Writer thường thực hiện:

  • Lên kịch bản cho nội dung đã được đề ra.

  • Viết và sáng tạo nội dung. Nếu cần, Content Writer cũng phải đọc và chỉnh sửa lại bài viết để loại bỏ những lỗi sai.

  • Gửi nội dung cho người chỉnh sửa trước khi được phê duyệt. Content Writer cũng cần phối hợp với nhóm tiếp thị truyền thông để minh họa cho bài viết.

  • Cập nhật nội dung lên trang web và đăng bài trên các nền tảng xuất bản của công ty hoặc doanh nghiệp.

  • Nghiên cứu các từ khóa và tối ưu hóa SEO để tăng lượt tương tác và hiển thị đầu trang. Content Writer cần xác định được mục tiêu và các lĩnh vực mà khách hàng muốn tìm hiểu.

  • Lưu ý về tính nhất quán về trình bày, bao gồm font chữ, màu sắc, kích thước ảnh, v.v.

Những công việc trên sẽ giúp Content Writer quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp một cách tuyệt vời.

Kỹ năng cần có ở một Content Writer

Kỹ năng của Content Writer

Kỹ năng của Content Writer

Một Content Writer giỏi cần phải có những kỹ năng sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ tốt: Content Writer cần phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ xuất sắc, bao gồm việc hiểu rõ ngữ pháp, dấu câu và từ vựng để truyền đạt ý tưởng và thông điệp một cách hiệu quả. Họ cần phải có vốn từ vựng phong phú và khả năng diễn đạt suy nghĩ một cách rõ ràng.

  • Nghiên cứu và phân tích: Người viết nội dung cần phải có khả năng nghiên cứu và phân tích để tạo ra nội dung chất lượng cao. Họ cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin.

  • Kiến thức SEO: Hiểu biết về SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) rất quan trọng đối với Content Writer. Họ cần phải biết cách sử dụng các từ khóa, thẻ meta có liên quan và tạo nội dung dễ dàng hiển thị bằng các thuật toán của công cụ tìm kiếm.

  • Thích ứng và linh hoạt: Người viết nội dung thường phải làm việc trên nhiều dự án khác nhau với các yêu cầu khác nhau. Họ cần phải có khả năng thích ứng và linh hoạt, có thể điều chỉnh phong cách viết và giọng điệu của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đối tượng mục tiêu.

Phân biệt Content Writer và Copywriter

Phân biệt content writer và copywriter, content creator

Content Writer và Copywriter là 2 người khác nhau hoàn toàn 

Content Writer và Copywriter đều là những người sáng tạo nội dung, nhưng họ có những mục tiêu và phương pháp làm việc khác nhau.

Một số điểm khác biệt chính giữa Content Writer và Copywriter:

  • Mục đích: Content Writer tập trung vào việc cung cấp thông tin và giá trị cho người đọc, trong khi Copywriter tập trung vào việc thuyết phục người đọc thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ: mua hàng).

  • Phong cách viết: Content Writer thường sử dụng phong cách viết tự nhiên và thân thiện, trong khi Copywriter thường sử dụng phong cách viết ngắn gọn, xúc tích và có tính kêu gọi hành động.

  • Nền tảng: Content Writer thường làm việc với nhiều loại nội dung và nền tảng khác nhau, trong khi Copywriter thường tập trung vào các nội dung quảng cáo và tiếp thị.

>>> Xem ngay: Content creator là gì?

Content Writer nên học ngành gì?

Học ngành gì thì phù hợp làm Content Writer

Học ngành gì thì phù hợp làm Content Writer

Nếu đã xác định theo nghề Content Writer từ sớm, các bạn có thể tham khảo một số ngành học dưới đây:

  • Ngành báo chí: Học ngành báo chí là một lựa chọn lý tưởng cho công việc content writer vì nó mang lại kiến thức về viết lách chuyên nghiệp, hiểu biết về ngành truyền thông, năng lực nghiên cứu và xử lý thông tin, cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp và tổ chức công việc. Những yếu tố này giúp content writer tạo ra nội dung chất lượng, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và có khả năng làm việc hiệu quả trong ngành.

  • Ngành ngôn ngữ: Khi học ngành về ngôn ngữ các bạn có thể làm dịch thuật tiếng Anh, Trung, Hàn,... và tham gia vào việc viết lách nội dung cho ngôn ngữ phù hợp.

  • Chuyên ngành Biên kịch điện ảnh: Với ngành biên kịch bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch content điều hướng khách hàng.

  • Ngành Marketing: Với sự phát triển của công nghệ, người làm Marketing đang trở thành nguồn nhân tài được săn đón với mức thù lao cao. Một bài viết story telling ngắn chỉ cần 1000 chữ có thể có giá lên đến vài triệu đồng, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. 

Trong nghề Content luôn cần sáng tạo để tìm ra ý tưởng mới, tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng. Chúng ta cần nhìn sự vật, sự việc đa chiều theo cách nhìn của mình. Để phát triển tư duy sáng tạo chúng ta nên tập thói quen đọc sách, chú ý quan sát mọi thứ một cách tỉ mỉ,...Băng một số cách đơn giản, chúng ta sẽ phát triển tư duy sáng tạo một cách bất ngờ.

Cơ hội việc làm cho Content Writer

Cơ hội việc làm cho Content Writer tại Việt Nam hiện nay rất rộng mở và đa dạng, với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số cơ hội việc làm phổ biến cho Content Writer:

Làm việc tại các công ty/tổ chức:

  • Content Writer in-house: Làm việc trực tiếp trong bộ phận marketing hoặc nội dung của các công ty, tập đoàn lớn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Content Writer cho các agency marketing/truyền thông: Tham gia vào các dự án đa dạng cho nhiều khách hàng khác nhau, từ các chiến dịch quảng cáo đến xây dựng thương hiệu.

  • Content Writer cho các tổ chức phi lợi nhuận/giáo dục: Tạo ra nội dung có ý nghĩa để truyền tải thông điệp, giáo dục cộng đồng hoặc gây quỹ.

Làm việc tự do (freelance):

  • Nhận dự án từ các nền tảng freelance: Các trang web như Fastwork, Vlance, Upwork... là nơi kết nối giữa các Content Writer freelance và khách hàng có nhu cầu.

  • Tự tìm kiếm khách hàng: Xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dựng mạng lưới quan hệ và chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Content Writer lương bao nhiêu?

Mức lương tham khảo cho nghề Content Writer:

  • Trung bình: 9 triệu VNĐ/tháng (theo JobsGO)

  • Phổ biến: 7-10 triệu VNĐ/tháng (theo JobsGO)

  • Có kinh nghiệm (1-3 năm): 8-20 triệu VNĐ/tháng (theo Glints)

Mức lương của Content Writer tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Kinh nghiệm: Người mới bắt đầu thường có mức lương từ 7-10 triệu VNĐ/tháng, trong khi những người có kinh nghiệm từ 3-5 năm có thể nhận từ 15-25 triệu VNĐ/tháng. Những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu có thể nhận mức lương trên 30 triệu VNĐ/tháng.

  • Kỹ năng: Ngoài khả năng viết lách tốt, các kỹ năng như SEO, chỉnh sửa, thiết kế đồ họa, hoặc kiến thức chuyên ngành có thể giúp bạn đàm phán mức lương cao hơn.

  • Ngành nghề và công ty: Các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty trong lĩnh vực công nghệ, tài chính thường trả mức lương cao hơn so với các công ty nhỏ hoặc trong lĩnh vực khác.

  • Địa điểm: Mức lương ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường cao hơn so với các tỉnh thành khác.

Trên đây là chia sẻ của Vinalink Academy về khái niệm, công việc, kỹ năng cũng như cơ hội việc làm cho Content Writer. Nếu bạn đam mê viết lách, sáng tạo và muốn góp phần xây dựng thương hiệu, Content Writer chính là con đường sự nghiệp đáng để bạn khám phá.

>>> Xem thêm: Content Strategy là gì

>>> Xem ngay: Học cách viết Content cơ bản - 7 cách viết viral dành cho Content Facebook

>>> Tham gia ngay: Khóa học Content Marketing - Lộ trình 12 buổi (từ cơ bản đến nâng cao)

Call Zalo Messenger