TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Quảng cáo Google Shopping là gì? Hướng dẫn setup từ A-Z tối ưu

14:54 | 21/09/2021

Quảng cáo Google Shopping là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên Google, cho phép các nhà bán lẻ hiển thị sản phẩm của mình trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google và các nền tảng khác của Google như Google Images, Google Shopping tab, và mạng lưới đối tác tìm kiếm của Google.

Ưu điểm của quảng cáo Google Shopping

uu-diem-quang-cao-google-shopping
Ưu điểm của quảng cáo Goolge Shopping

Đây là các ưu điểm của quảng cáo Google Shopping:

  • Tiệm cận khách hàng tiềm năng: Quảng cáo Google Shopping giúp tiếp cận trực tiếp với khách hàng có ý định mua hàng. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Google, quảng cáo Shopping sẽ hiển thị với thông tin và hình ảnh sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

  • Tăng tỉ lệ click quảng cáo: Quảng cáo Shopping có ưu điểm về hiển thị hình ảnh sản phẩm và giá cả trực quan. Điều này tạo ra sự hấp dẫn và tăng khả năng nhấp chuột vào quảng cáo. Người dùng thường xem hình ảnh và thông tin sản phẩm trước khi nhấp vào quảng cáo, gia tăng tỉ lệ click và khả năng thu hút khách hàng.

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo: Quảng cáo Google Shopping giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tức là số lượng khách hàng chuyển từ việc xem quảng cáo thành giao dịch mua hàng. Với việc hiển thị trực quan về sản phẩm và giá cả, khách hàng đã có ý định mua và có khả năng cao chuyển thành giao dịch thành công.

  • Theo dõi, đo lường chuyển đổi dễ dàng: Google Shopping cung cấp công cụ theo dõi và đo lường hiệu quả quảng cáo một cách dễ dàng. Bạn có thể theo dõi số lượt nhấp chuột, số lượt hiển thị, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều thông số khác. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng các loại đối sánh từ khóa Google Adwords

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping cho người mới bắt đầu

Quảng cáo Google Shopping có sự khác biệt so với các hình thức quảng cáo Google Ads thông thường. Khi chạy quảng cáo Google Shopping, bạn cần thiết lập tài khoản Google Merchant Center và liên kết với tài khoản Google Ads.

Bước 1: Thiết lập tài khoản Google Merchant Center

Truy cập Google cho nhà bán lẻ và thiết lập tài khoản Goolge Merchant Center của bạn. Tài khoản Google Merchant Center sẽ giúp bạn có thể đăng sản phẩm miễn phí lên Google, thiết lập quảng cáo sản phẩm Google Shopping.

Tạo tài khoản
Thiết lập tài khoản Google Merchant Center

Bước 2: Xác minh quyền sở hữu trang web

Sau khi đã thiết  lập cơ bản về tài khoản Google Merchant Center, bạn cần phải xác minh trang web. Có 3 cách để bạn có thể xác minh quyền sở hữu trang web của mình:

  • Thêm thẻ HTML hoặc tải tệp HTML lên trang web của bạn

  • Xác minh bằng trình quản lý thẻ của Google 

  • Xác minh bằng Google Analytics

Trong đó, Google khuyên dùng với phương pháp đầu tiên - Thêm thẻ HTML hoặc tải tệp HTML lên trang web của bạn bởi nó được Google đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất với hầu hết người bán.

Xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp
Xác minh quyền sở hữu trang web

Khi xác minh quyền sở hữu trang web, bạn chỉ cần nhấn vào lựa chọn phương pháp xác minh của mình và làm theo các bước hướng dẫn chi tiết của Google phía dưới.

- Xác minh bằng phương pháp tải tệp HTML:

Tải tệp HTML
Xác minh trang web với tệp HTML

- Xác minh bằng phương pháp thêm thẻ HTML:

Thêm thẻ HTML
Thêm thẻ HTML

- Xác minh bằng trình quản lý thẻ của Google:

Xác minh bằng trình quản lý thẻ Google
Xác minh bằng trình quản lý thẻ của Google

- Xác minh bằng Google Analytics:

Xác minh bằng google analytics
Xác minh bằng Google Analytics

Bước 3: Cập nhật nguồn dữ liệu chính

Như đã nhắc đến ở trên Google Merchant Center giúp bạn đăng sản phẩm miễn phí trên Google. Sau khi đã thiết lập tài khoản Google Merchant Center, bạn có thể cập nhật dữ liệu sản phẩm để có thể sử dụng chạy quảng cáo Google Shopping.

Cập nhật dữ liệu sản phẩm
Cập nhật dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center

Đăng nhập vào tài khoản Merchant Center --> Chọn mục Sản phẩm --> Nguồn cấp dữ liệu --> Click vào dấu "+" tạo nguồn dữ liệu chính --> Điền đầy đủ thông tin --> Chọn phương pháp thiết lập nguồn dữ liệu. 

Bước 4: Liên kết với tài khoản Google Adwords

Để tiến hành quảng cáo Google Shopping, bạn cần liên kết tài khoản Google Merchant Center với tài khoản Google Ads.

Liên kết tài khoản Google Ads
Liên kết với tài khoản Google Adwords

Đăng nhập vào tài khoản Merchant Center --> chọn Liên kết tài khoản ở biểu tượng 3 chấm phía góc phải màn hình --> Chọn Liên kết Adwords --> Điền ID tài khoản Ads vào bấm gửi --> Đăng nhập tài khoản Ads --> Vào Cài đặt --> Chọn Tài khoản được liên kết --> Merchant Center --> Xác nhận liên kết.

Bước 5: Tạo chiến dịch Google Shopping

Sau khi đã thiết lập 4 bước tên, bạn chỉ cần truy cập tài khoản Google Ads và tào chiến dịch Google như bình thường.

  • Khi lựa chọn mục tiêu chiến dịch Google Shopping, bạn nên lựa chọn các mục tiêu như: Doanh số - Lượt truy cập - Không mục tiêu để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Lựa chọn loại chiến dịch "Mua sắm".

Chiến dịch mua sắm
Lựa chọn loại chiến dịch

Sau đó, bạn cần chọn tài khoản Google Merchant để có sản phẩm tiến hành quảng cáo Google Shopping.

Chọn tài khoản liên kết
Chọn tài khoản được liên kết

Khi set-up quảng cáo Google Shopping bạn cần lựa chọn:

  • Vị trí hiển thị.

  • Chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn.

  • Chọn chiến dịch mua sắm thông minh.

  • Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo tiếp theo.

Vậy là bạn đã set-up hoàn thiện chiến dịch quảng cáo Google Shopping, giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng.

>>> Xem thêm: Tổng hợp những nội dung - từ khóa bị cấm trên Google Adwords

Kinh nghiệm tự chạy quảng cáo Google Shopping

kinh-nghiem-chay-google-shopping
Kinh nghiệm tự chạy quảng cáo Google Shopping

Để tối ưu quảng cáo Google Shopping, dưới đây là một số kinh nghiệm quan trọng:

  • Nghiên cứu từ khóa chuyên sâu: Tìm hiểu và xác định các từ khóa phù hợp với sản phẩm của bạn. Khám phá từ khóa mà khách hàng tiềm năng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm tương tự. Điều này giúp bạn hiển thị quảng cáo cho người dùng có ý định mua hàng.

  • Tạo tiêu đề sản phẩm hoàn hảo: Tạo tiêu đề mô tả chính xác và hấp dẫn về sản phẩm. Sử dụng từ ngữ gợi cảm xúc, nhấn mạnh điểm mạnh và lợi ích của sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Sử dụng hình ảnh chất lượng cao: Đảm bảo sử dụng hình ảnh chất lượng cao và chính xác của sản phẩm. Hình ảnh hấp dẫn và rõ nét sẽ tạo ấn tượng tốt và giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện về sản phẩm trước khi mua hàng.

  • Sử dụng từ khóa phủ định: Xác định các từ khóa phủ định liên quan để loại bỏ quảng cáo hiển thị cho những người dùng không phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo và chỉ hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Tập trung vào sản phẩm hiệu suất cao: Theo dõi và phân tích hiệu suất của các sản phẩm quảng cáo. Tập trung nâng cao quảng cáo cho những sản phẩm có hiệu suất tốt, để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

  • Loại bỏ sản phẩm không có lợi nhuận: Kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm không mang lại lợi nhuận hoặc không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Điều này giúp tập trung nguồn lực và ngân sách vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao hơn.

  • Sử dụng điều chỉnh giá để tối ưu hóa ngân sách: Sử dụng tính năng điều chỉnh giá để thay đổi giá cả sản phẩm theo các yếu tố như cạnh tranh thị trường, lượng cạnh tranh trong quảng cáo và mức độ lợi nhuận mong đợi. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và cải thiện hiệu quả.

  • Tối ưu hóa trang đích: Đảm bảo trang sản phẩm đích có thiết kế hấp dẫn, nội dung thông tin chi tiết và dễ dàng để khách hàng mua hàng. Tối ưu hóa trang đích giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và hiệu suất quảng cáo.

  • Sử dụng nhãn tùy chỉnh: Tạo và sử dụng nhãn tùy chỉnh để gắn kết thông tin hoặc đặc điểm đặc biệt của sản phẩm. Điều này giúp khách hàng nhận biết rõ hơn về sản phẩm và tạo sự tương tác.

  • Chú ý tới đánh giá của khách hàng: Đánh giá tích cực từ khách hàng giúp tạo lòng tin và độ tin cậy với sản phẩm của bạn.

  • Kiểm tra quảng cáo thường xuyên: Liên tục kiểm tra và đánh giá hiệu quả quảng cáo. Điều chỉnh và thử nghiệm các yếu tố khác nhau như tiêu đề, hình ảnh, từ khóa, trang đích để tìm ra các phương pháp quảng cáo tối ưu nhất.

>>> Xem thêm: 5 Cách chống Click tặc Google Adwords tiết kiệm 90% ngân sách

Bằng cách áp dụng những kinh nghiệm này, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping để có giá thầu tốt nhất đem lại lợi nhuận tốt nhất.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn set-up quảng cáo GDN hiệu quả từ A-Z

Trên đây là những kiến thức quảng cáo Google Shopping mà bạn có thể áp dụng trong chiến dịch của mình. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger