TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Quảng cáo Google GDN là gì? Cách setup quảng cáo Google hiển thị hiệu quả

19:07 | 06/09/2021
Quảng cáo Google GDN là một loại quảng cáo Google Adwords quan trọng giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả. Theo dõi ngay 5 bước hướng dẫn tạo chiến dịch GDN đơn giản cùng Vinalink Academy ngay dưới đây nhé.

Quảng cáo Google GDN là gì?

GDN là viết tắt của cụm từ Google Display Network - hệ thống mạng lưới các website đối tác của Google, cho phép các nhà quảng cáo đặt banner của mình trên đó. Quảng cáo Google GDN là dạng quảng cáo display - hiển thị, gây chú ý với người dùng bị thu hút khi họ lướt tin tức tại các website khác.   
Quảng cáo GDN là gì
Ví dụ về Quảng cáo hiển thị GDN 
Quảng cáo GDN được đánh giá là hình thức Remarketing - quảng cáo bám đuôi hiệu quả của doanh nghiệp. Hình thức quảng cáo này giúp cho doanh nghiệp nhắm đến các đối tượng khách hàng thường xuyên ghé thăm website của bạn, giúp gia tăng lượt chuyển đổi từ những khách hàng tưởng chừng đã bỏ lỡ.
Xem thêm: 5 Cách chống Click tặc Google Adwords tiết kiệm 90% ngân sách

Hướng dẫn setup quảng cáo Google hiển thị GDN hiệu quả

Những chiến dịch quảng cáo Google GDN giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo hơn so với hình thức Google Search. Theo dõi ngay các bước tự set-up quảng cáo hiển thị GDN hiệu quả từ A-Z ngay dưới đây.
Hướng dẫn tạo quảng cáo GDN
Hướng dẫn set-up quảng cáo GDN hiệu quả

Bước 1: Tạo chiến dịch quảng cáo Google hiển thị GDN

Để set-up một chiến dịch quảng cáo GDN hiệu quả, đầu tiên bạn cần truy cập vào tài khoản quảng cáo của mình, lựa chọn Tạo chiến dịch mới. Màn hình sẽ xuất hiện các mục tiêu tương tự như khi ta set-up quảng cáo Google Search. Bạn có thể lựa chọn tạo một chiến dịch không cần mục tiêu để tránh những hướng dẫn, hạn chế về mục tiêu đó.
Lựa chọn mục tiêu chiến dịch GDN
Lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo GDN
Tiếp theo đó, lựa chọn loại chiến dịch Hiển thị:
Chọn chiến dịch mạng hiển thị
Chọn loại chiến dịch 
Để hoàn tất việc cài đăt chiến dịch GDN, bạn lựa chọn mục loại chiến dịch phụ: Chiến dịch hiển thị chuẩn --> Điền link website --> Nhập tên chiến dịch để dễ dàng quản lý --> Nhấn tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo..
cài đặt chiến dịch GDN
Tạo chiến dịch GDN 
Tên của các chiến dịch Google Ads, bạn nên đặt theo mục tiêu hoặc thông điệp chính của chiến dịch để dễ dàng trong việc đo lường, kiểm tra hiệu quả khi cùng chạy song song nhiều chiến dịch khác nhau.

Bước 2: Cài đặt chiến dịch quảng cáo Google GDN

Sau khi đã tạo một chiến dịch GDN mới, bạn cần tiến hành cài đặt để tối ưu cho chiến dịch của mình. Đầu tiên là phần vị trí mục tiêu bạn muốn hiển thị. Tùy thuộc vào các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn có thể nhắm vị trí nhỏ hơn tại phần Nhập một vị trí khác. Khi mục tiêu được xác định càng cụ thể, chi tiết thì bạn càng dễ dàng tiếp cận được với đúng đối tượng khách hàng của mình.
cài đặt vị trí chiến dịch
Cài đặt vị trí quảng cáo
Mục cài đặt ngôn ngữ bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ của nhóm khách hàng mục tiêu mình đang hướng tới. Nếu chạy quảng cáo GDN tại Việt Nam, bạn nên chọn cả hai ngôn ngữ thông dụng là Tiếng AnhTiếng Việt.
chế độ cài đặt khác
Chế độ cài đặt khác
Tại phần chế độ cài đặt khác, bạn có thể thêm những cài đặt nâng cao hơn cho chiến dịch GDN của mình như lịch chạy hay các thiết bị hiển thị.
Xem thêm: 5+ Sai lầm phổ biến khi tự chạy quảng cáo Google Ads

Bước 3: Đặt giá thầu và ngân sách quảng cáo mạng hiển thị Google display network

Bước tiếp theo, bạn sẽ cần lựa chọn ngân sách trong chiến dịch của mình. Mức ngân sách theo ngày sẽ được Google phân phối đều trong ngày nếu bạn không cài đặt về lịch quảng cáo.  
đặt giá thầu và ngân sách
Đặt giá thầu và ngân sách cho chiến dịch GDN
Phần đặt giá thầu, bạn có thể lựa chọn mục tiêu muốn tập trung theo các gợi ý của Google. Nếu lựa chọn mục tiêu về lượt chuyển đổi, Google sẽ giúp quảng cáo của bạn có thể nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất trong phạm vi ngân sách chiến dịch.

Bước 4: Nhắm mục tiêu

Trong phần nhắm mục tiêu, bạn cần phác họa chân dung những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để Google có thể hiển thị quảng cáo tốt nhất. Những khách hàng đó là ai, họ có sở thích như thế nào, họ đang quan tâm đến điều gì,... Khi bạn lựa chọn được đúng những mối quan tâm của khách hàng thì quảng cáo của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được họ.
phân khúc đối tượng
Phân khúc đối tượng​​​​​​
Phần chỉnh sửa thông tin nhân khẩu học sẽ giúp bạn phác họa chính xác hơn về chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Lựa chọn những nhóm khách hàng tiềm năng để tránh lãng phí ngân sách cho những chiến dịch không nhắm đối tượng khách hàng cụ thể.
nhân khẩu học
Xác định các thông tin nhân khẩu học
Việc nhắm mục tiêu khách hàng chi tiết cũng giúp bạn hạn chế tối đa lượng click tặc từ đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.

Bước 5: Tạo quảng cáo Google GDN

Để hoàn thiện chiến dịch quảng cáo GDN, bạn cần lựa chọn một trong hai hình thức quảng cáo: Quảng cáo hình ảnh thích ứng hoặc Tải hình ảnh hiển thị lên
Viết tiêu đề quảng cáo
Tạo quảng cáo GDN
Nhập đầy đủ các dòng tiêu đề, mô tả, dòng tiêu đề dài, tên doanh nghiệp và hình ảnh quảng cáo GDN là bạn có thể hoàn thiện chiến dịch quảng cáo. Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, chỉ cần xem xét lại và chờ Google phân phối chiến dịch quảng cáo GDN của bạn.
Xem thêm: Tổng hợp 6 xu hướng quảng cáo Google Adwords 2020

Lưu ý chạy quảng cáo Google GDN hiệu quả

Quảng cáo GDN là loại quảng cáo hiển thị thường được sử dụng để tăng những điểm chạm, độ nhận diện của doanh nghiệp. Khi khách hàng đã từng ghé thăm website của bạn thì sẽ tiếp tục thấy quảng cáo của bạn ở những nơi khác.
lưu ý chạy quảng cáo GDN

Lưu ý chạy quảng cáo Google GDN hiệu quả
Khi chạy quảng cáo Google GDN, bạn cần lưu ý về tần suất hiển thị, cũng như target về địa điểm hiển thị để không mang lại cảm giác khó chịu cho khách hàng. Nếu như bạn chỉ là Newbie mới chạy quảng cáo GDN thì có thể tìm kiếm các Khóa học Google Adwords ngắn hạn để tối ưu chiến dịch hiệu quả. 

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về quảng cáo GDN để tự set-up chiến dịch quảng cáo Google tối ưu nhất. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: Có nên quảng cáo Google Adwords

Call Zalo Messenger