TÀI LIỆU  Thư viện kiến thức

Inbound Marketing là gì? 3 Giai đoạn của chiến lược Inbound Marketing

21:02 | 17/09/2021
Inbound Marketing là khái niệm thường xuyên được nhắc đến trong các hoạt động Marketing gần đây. Vậy, Inbound Marketing cụ thể là gì? Triển khai Inbound Marketing như thế nào mới đem lại hiệu quả? Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây cùng Vinalink Academy nhé.

>>> Xem ngay: Học marketing online ở đâu tốt?

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing chính là chiến lược Marketing hoạt động nhằm tạo ra các giá trị hữu ích cho chính người dùng. Để khách hàng chủ động tìm kiếm đến sản phẩm của doanh nghiệp, tiếp đó thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng để làm gia tăng tỷ lệ trở thành khách hàng thực. 
Ibound Marketing là gì
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là cách thức để giúp doanh nghiệp thu hút được một lượng khách hàng theo cách tự nhiên, chủ động. Dựa trên tiêu chí là doanh nghiệp có mặt khi khách hàng cần, gia tăng niềm tin cho khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. Inbound marketing là gì, hiểu đơn giản nhất là quá trình tạo nên giá trị chất lượng trên các nền tảng nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng, từ những người quan tâm sẽ trở thành khách hàng, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: 

Đặc điểm của Inbound Marketing là gì?

Khách với Outbound Marketing, Inbound Marketing tập trung chủ yếu vào trải nghiệm của khách hàng để tạo dựng niềm tin - mối quan hệ lâu dài với họ. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể truyền đạt được nhiều thông điệp ý nghĩa - có giá trị đến với khách hàng.

Đặc điểm của Inbound Marketing
Đặc điểm của Inbound Marketing

1. Tạo ra nội dung giá trị

Đặc điểm của hoạt động Inbound Marketing là thực hiện để tạo ra những nội dung hấp dẫn, có giá trị để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Khi khách hàng có nhu cầu, có thắc mắc sẽ tìm đến các nền tảng của doanh nghiệp để tìm kiếm thông tin, tìm sự trợ giúp. 

2. Xuất hiện ở những nơi khách hàng có thể thấy

Các phương tiện để doanh nghiệp thực hiện hoạt động Inbound Marketing rất đa dạng, và theo xu hướng ngày nay là phát triển trên nền tảng trực tuyến. Từ các kênh như website, fanpage, video hay quảng cáo… tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Những nơi khách hàng thường lui tới khi sử dụng internet thì hoạt động inbound marketing sẽ đưa doanh nghiệp tới đó. 

3. Tương tác với khách hàng

Khác với hình thức marketing truyền thống khác, Inbound Marketing có được sự tương tác đa chiều với khách hàng. Tương tác với khách hàng trong inbound marketing là gì? Là hoạt động khách hàng tìm đến thông tin của doanh nghiệp, để lại phản hồi hay có thêm thắc mắc cho phía doanh nghiệp. 

4. Giải pháp Marketing 0 đồng - thu hút khách hàng

Ibound Marketing được đánh giá là phương pháp Marketing 0 đồng bởi thay vì bỏ chi phí lớn cho việc chạy quảng cáo, hình thức Inbound Marketing giúp doanh nghiệp tận dụng nhiều nguồn lực có sẵn, hoàn toàn miễn phí để tiếp cận, mang đến giá trị cho khách hàng.

Xem thêm: Bí quyết cải thiện trải nghiệm khách hàng tăng doanh thu hiệu quả

Chiến lược Inbound Marketing

Triển khai Inbound Marketing sẽ trải qua 3 giai đoạn từ Thu hút - Tiếp cận - Làm hài lòng khách hàng. Thực hiện tốt mỗi giai đoạn sẽ giúp cho chiến dịch Inbound Marketing - Marketing 0 đồng của doanh nghiệp trở nên hiệu quả, tạo ra nhiều tệp khách hàng thực sự.
3 Giai đoạn Inbound Marketing
Chiến lược Inbound Marketing

Giai đoạn 1: Attract – Thu hút

Giai đoạn đầu tiên là bạn cần xây dựng những nội dung hữu ích đối với một tệp khách hàng tiềm năng của mình. Không phải cứ nhiều khách hàng biết đến là tốt, quan trọng là chất lượng của tệp khách hàng đó. Vì thế bạn cần phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học, nghề nghiệp, trình độ, sở thích… từ dữ liệu này để định hướng xây dựng nội dung phù hợp. 
Thu hút khách hàng
Giai đoạn 1: Attract – Thu hút​​​​​​
Các công cụ, phương tiện để bạn triển khai có thể là: thông qua hoạt động viết blog, trang web, fanpage, phương tiện truyền thông xã hội và thực hiện tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO). 

Giai đoạn 2: Engage – Tiếp cận

Khi đã thu hút được một số lượng khách hàng vào nền tảng của mình, tiếp theo bạn cần thực hiện hoạt động tiếp cận để chuyển đổi họ thành lead. Lead là khách hàng có thông tin cá nhân để có thể liên hệ. Giai đoạn này rất quan trọng, quyết định sự thành công của chiến lược marketing không đồng của bạn.
Tiếp cận khách hàng
Giai đoạn 2: Engage – Tiếp cận
Bí quyết để những khách hàng truy cập vào nền tảng của bạn và đồng ý để lại thông tin, thì bạn cần chia sẻ giá trị cho họ. Có thể là chia sẻ kiến thức marketing miễn phí, yêu cầu đăng ký để nhận tài liệu thiết kế website… Bạn có thể sử dụng một số công cụ để gia tăng khả năng biến đổi người dùng thành lead như: sử dụng biểu mẫu, trang đích, sử dụng câu kêu gọi hành động Call To Action… 

Giai đoạn 3: Delight – Làm hài lòng

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình thực hành inbound marketing là gì? Đã có được thông tin của khách, bạn sẽ tiếp tục quy trình bán hàng để chuyển đổi thành khách hàng thật sự. Công việc tiếp theo của inbound marketing là khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng về những trải nghiệm của mình. 
làm hài lòng khách hàng
Giai đoạn 3: Delight – Làm hài lòng
Thông qua các hoạt động như sử dụng email, quy trình tự động hoá marketing, gửi thông điệp cảm ơn kèm ưu đãi tới khách hàng, sử dụng social media… Giai đoạn này có vai trò làm hài lòng khách hàng, duy trì sự kết nối để kéo họ tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. 

Xem thêm:

Vậy là bạn đã hiểu được tổng quan về Inbound Marketing. Hy vọng bài viết đã giúp bạn triển khai kế hoạch Inbound Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy và cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger