Bạn mong muốn thu hút khách hàng tiềm năng và tạo dựng thương hiệu uy tín? Chìa khóa thành công nằm ở nội dung chất lượng. Hiểu được tầm quan trọng đó, Vinalink Academy xin chia sẻ 10 nguyên tắc vàng để xây dựng nội dung website ấn tượng và hiệu quả cho các bạn content mới vào nghề qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé !
Quy tắc 1: Luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu họ
Nhiều người viết chuyên nghiệp vẫn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào viết bởi họ cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu và loại nội dung phù hợp để thu hút họ. Trước khi bắt tay vào viết nội dung, hãy tự đặt ra những câu hỏi sau:
Đối tượng mục tiêu của tôi là ai?
Làm thế nào để phân loại họ thành đối tượng chính và đối tượng phụ?
Làm thế nào để tạo nội dung tuyệt vời cho đối tượng đó?
Giả sử bạn đang viết bài cho một văn phòng luật. Độc giả chính của bạn có thể là khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Thế nhưng, đối tượng phụ của bạn rộng hơn nhiều, có thể bao gồm các nhà báo pháp lý, luật sư hoặc bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể cần đến dịch vụ của bạn sau này. Biết rõ đối tượng mục tiêu sẽ là bước đầu tiên giúp bạn trở thành một người viết nội dung xuất sắc.
Nếu bạn đang muốn tự học làm Content Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ Vinalink Academy để được tư vấn trực tiếp ! Tham khảo khoá học Content 3C của Vinalink Academy.
Mô hình Brand Pyramid
Mô hình kim tự tháp (Brand Pyramid) là một công cụ hữu ích để xây dựng chiến lược content SEO hiệu quả. Mô hình này chia nội dung thành 6 cấp độ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng. Dưới đây là cách áp dụng mô hình kim tự tháp trong content SEO:
Cấp độ 1 - Nhận thức: Mục tiêu của cấp độ này là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và giới thiệu thương hiệu của bạn. Nội dung ở cấp độ này nên tập trung vào các chủ đề rộng rãi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: bài viết blog, infographic, video,...
Cấp độ 2 - Xem xét: Ở giai đoạn, người viết cần cung cấp thêm thông tin về thương hiệu và sản phẩm của bạn cho khách hàng tiềm năng đã biết đến bạn. Nội dung ở cấp độ này nên tập trung vào các chủ đề cụ thể hơn, như so sánh sản phẩm, đánh giá, hướng dẫn sử dụng,...
Cấp độ 3 - So sánh: Mục tiêu của cấp độ này là giúp khách hàng tiềm năng so sánh sản phẩm của bạn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bạn nên tập trung vào các điểm khác biệt của thương hiệu bạn so với đối thủ.
Cấp độ 4 - Ưu đãi: Thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm là mục tiêu của cấp độ 4. Nội dung ở giai đoạn này nên tập trung vào các ưu đãi, khuyến mãi, và lợi ích khi mua sản phẩm.
Cấp độ 5 - Hành động: Mục tiêu của cấp độ này là thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn. Nội dung ở cấp độ này nên tập trung vào lời kêu gọi hành động rõ ràng, như "Mua ngay", "Liên hệ ngay",...
Cấp độ 6 - Duy trì: Ở tầng cao nhất, nhiệm vụ của bạn là giữ chân khách hàng sau khi họ đã mua sản phẩm. Bạn nên cung cấp các thông tin như hướng dẫn sử dụng, bảo hành, chăm sóc khách hàng,...
Người đọc ngày nay bận rộn và thường tiếp nhận rất nhiều lượng thông tin hàng ngày, vì vậy các câu văn trong nội dung website nên ngắn gọn, dễ đọc, lý tưởng là dưới 35 từ. Những nội dung website dễ hiểu và dễ đọc sẽ tự nhiên thu hút được nhiều người xem hơn.
Tập trung sử dụng danh từ và động từ, hạn chế trạng từ và tính từ.
Dùng những từ đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ, thay vì sử dụng từ tiếng anh "bipolar disorder" không thì có thể viết thành "Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder)" để rõ nghĩa hơn.
Nếu bạn không chắc chắn về mức độ dễ đọc của bài viết, hãy sử dụng các công cụ kiểm tra trực tuyến. Hầu hết các công cụ này hoạt động dựa trên độ dài của từ và câu. Kết quả sẽ cho điểm hoặc so sánh với trình độ học vấn cần thiết để hiểu bài viết. Dưới đây là 3 công cụ kiểm tra tính dễ đọc phổ biến:
Readability Test của WebFX
Microsoft Word (có sẵn chức năng kiểm tra tính dễ đọc).
Khi tạo nội dung chất lượng, điều quan trọng là phải hiểu rằng một bài viết không chỉ là về từ ngữ và câu văn. Có rất nhiều yếu tố khác giúp bài viết của bạn trở nên sinh động hơn.
Điều đầu tiên bạn cần bổ sung là các ví dụ thực tế, giúp người đọc dễ dàng liên hệ với chủ đề chính của bài viết. Cùng với đó, bạn có thể sử dụng hình ảnh, dữ liệu, bảng biểu, biểu đồ và infographic,... 88% các người làm truyền thông thích sử dụng hình ảnh trong nội dung của họ, bởi có đến 64% người mua hàng có nhiều khả năng mua hàng hơn sau khi xem video hoặc hình ảnh trực quan về sản phẩm, dịch vụ.
Biệt ngữ là những từ ngữ, cụm từ hoặc cách diễn đạt đặc biệt được sử dụng bởi một nhóm người nhất định trong một cộng đồng. Do đó, biệt ngữ có thể khó hiểu đối với những người không thuộc nhóm sử dụng nó. Khi viết nội dung, bạn muốn tiếp cận càng nhiều người càng tốt, và sử dụng biệt ngữ có thể khiến một số người đọc không hiểu được nội dung của bạn.
Biệt ngữ có thể gây mất tập trung cho người đọc khi họ bị phân tâm khỏi nội dung chính của bài viết và phải cố gắng hiểu nghĩa của biệt ngữ. Thêm vào đó, Google và các công cụ tìm kiếm khác không hiểu biệt ngữ. Khi bạn sử dụng quá nhiều biệt ngữ, bài viết của bạn có thể bị xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.
Bạn nên điều hướng người đọc khám phá thêm thông tin bằng cách tạo các liên kết văn bản (hyperlink), đặc biệt là dẫn đến các trang trên chính website của bạn. Nghiên cứu của Ninja Outreach cho thấy các liên kết nội bộ đã giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của họ lên 40%.
Chẳng hạn, nếu bạn chạy nội dung tiếp thị liên kết (affiliate marketing), hãy đảm bảo rằng bạn hướng dẫn người đọc đến mua hàng tại trang sản phẩm sau khi đọc bài viết của bạn.
Đặt CTA hợp lý, thu hút sẽ đem lại chuyển đổi to lớn cho bạn
CTA (Call To Action - Lời kêu gọi hành động) là một từ hoặc cụm từ hướng dẫn người đọc những gì họ cần làm sau khi đọc bài viết. Nó có thể ngắn gọn và trực tiếp, chẳng hạn như "Tải xuống ngay bây giờ". Hoặc nó có thể là một câu dài hơn, chẳng hạn như "Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký để nhận thêm nội dung liên quan mỗi ngày".
Một cuộc khảo sát của Hubspot cho thấy CTA dạng anchor text (văn bản neo - văn bản được nhúng với liên kết) làm tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 121%.
Bạn có bao giờ cảm thấy bí ý tưởng khi cần tạo nội dung mới? May mắn thay, trong thời đại công nghệ số, chúng ta có những "trợ thủ" đắc lực. Đó là những phần mềm và công cụ sáng tạo nội dung, hỗ trợ bạn từ bước lên kế hoạch đến khi hoàn thành sản phẩm. Hiện nay, thị trường cung cấp rất nhiều lựa chọn phần mềm sáng tạo nội dung, giúp bạn trong các khâu:
Lên kế hoạch: Xác định chủ đề, phân tích đối tượng mục tiêu, lên lịch xuất bản.
Phát triển nội dung: Nghiên cứu từ khóa, tìm kiếm ý tưởng, phác thảo nội dung.
Tạo nội dung: Viết bài, thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa video.
Dưới đây là một số công cụ sáng tạo nội dung hàng đầu hiện nay:
SEMrush: Trợ thủ đa năng hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng SEO.
Contently: Nền tảng kết nối các nhà sáng tạo nội dung với doanh nghiệp, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và cộng tác với các freelancer tài năng.
Outgrow: Công cụ tạo các nội dung tương tác hấp dẫn người đọc, chẳng hạn như bài kiểm tra trắc nghiệm, khảo sát hoặc đề xuất sản phẩm.
Shorthand: Ứng dụng ghi chú cho phép bạn ghi lại ý tưởng, phác thảo nội dung và cộng tác với nhóm dễ dàng.
Từ khóa đóng vai trò then chốt trong việc thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên - những người chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn. Để khai thác tối đa hiệu quả của từ khóa, hãy chèn từ khóa một cách tự nhiên chiến lược SEO, chẳng hạn:
Thẻ H1 và H2: Hãy tích hợp từ khóa mục tiêu chính vào thẻ tiêu đề (H1) và các tiêu đề phụ (H2). Đây là những vị trí "đắc địa" được các công cụ tìm kiếm ưu tiên, giúp website của bạn dễ dàng được xác định chủ đề nội dung.
>>> Xem thêm: SEO Onpage là gì?
Hầu hết người đọc web sẽ quét trang để tìm thông tin cụ thể họ đang tìm kiếm - nếu họ không tìm thấy nó một cách dễ dàng, họ sẽ bỏ qua. Vậy nên, bên cạnh việc đặt thông tin quan trọng nhất lên đầu trang, bạn cần đảm bảo nội dung dễ hiểu và dễ dàng đọc lướt.
Hãy thử đặt mình vào vị trí người đọc. Khi mở một trang web mà bạn chưa từng xem trước đây, bạn có đủ kiên nhẫn đọc toàn bộ không? Hay bạn sẽ đọc nhanh xem bài viết có cung cấp những thông tin mình đang tìm kiếm?
Một điều quan trọng nữa chính là việc chia nội dung thành các phần với các tiêu đề phụ mô tả. Ví dụ, một trang web về biến đổi khí hậu có thể sắp xếp thông tin theo các tiêu đề sau:
Biến đổi khí hậu là gì?
Các tác nhân gây biến đổi khí hậu.
Tác động hiện tại và dự kiến của biến đổi khí hậu.
Các giải pháp để giảm thiểu khí thải độc hại.
Quả vậy, nội dung website đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy thành công doanh số. Bằng cách áp dụng 10 nguyên tắc vàng được chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể tự tạo nội dung website chất lượng cao, mang lại giá trị cho người đọc và giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.