Định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm và đưa ra mức giá cạnh tranh tốt nhất trên thị trường. Quá trình định giá cần được thực hiện bài bàn với các bước nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ chi tiết để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất.
>>> Xem ngay:
Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng phải trả để sở hữu nó tại một thời điểm. Định giá sản phẩm không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm có một mức giá phù hợp mà còn là yếu tố quan trọng để xác định vị trí và mang lại giá trị cho sản phẩm đó. Việc định giá sản phẩm được quyết định bởi hai yếu tố chính là Giá trị sản phẩm và Giá trị thương hiệu.
Lưu ý:
Giá trị sản phẩm phải đáng đồng tiền bát gạo mà khách hàng chi trả.
Định giá sản phẩm phải dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp, cạnh tranh từ đối thủ và tình hình thị trường.
Định giá sản phẩm cần chọn điểm định giá hoàn hảo (không quá cao, không quá thấp) để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng cũng như tối đa hóa doanh thu.
Chiến lược định giá sản phẩm có yếu tố quan trọng đặc biệt khi kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích và tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm:
Tạo giá trị cho sản phẩm: Chiến lược định giá sản phẩm giúp xác định một mức giá phù hợp cho sản phẩm, tạo ra giá trị đáng giá cho khách hàng. Khi một sản phẩm được định giá đúng, nó có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi ích tài chính ổn định cho doanh nghiệp.
Định vị sản phẩm: Giá cả là một yếu tố quan trọng để định vị sản phẩm trong thị trường. Trong việc đặt mức giá cho sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định vị trí của sản phẩm trong mắt khách hàng, liệu nó có được coi là cao cấp, trung bình hay giá rẻ. Việc định vị sản phẩm sẽ giúp tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.
Tối ưu hóa lợi nhuận: Một chiến lược định giá chính xác có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu mức giá quá thấp, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro lỗ lớn. Ngược lại, nếu giá quá cao, doanh nghiệp có thể mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Chiến lược định giá sản phẩm giúp tìm ra mức giá lý tưởng để đạt được cân nhắc giữa lợi nhuận và giá trị cho khách hàng.
Đối đầu cạnh tranh: Chiến lược định giá sản phẩm cung cấp một phương tiện quan trọng để đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Định giá sản phẩm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, giá trị, công nghệ, thương hiệu và dịch vụ. Việc áp dụng chiến lược định giá cẩn thận và thông minh giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
>>> Xem thêm: Chiến lược phân phối sản phẩm là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả
Chiến lược định giá rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt khi doanh nghiệp ra mắt những sản phẩm mới. Sau đây là các chiến lược giá phổ biến trong Marketing mà bạn cần biết:
Khi doanh nghiệp định giá sản phẩm ở mức cao sau đó giảm dần theo thời gian, theo thị trường được gọi là chiến lược giá hớt váng. Chiến lược định giá này yêu cầu sản phẩm của bạn phải có chất lượng đủ tốt, phân khúc thị trường rộng và đối thủ cạnh tranh ít có khả năng đưa ra giá rẻ.
Chiến lược định giá xâm nhập sẽ cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường với mức giá rẻ, sau đó tăng dần. Các doanh nghiệp thường sử dụng nó để tăng thị phần hoặc tạo thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu bắt đầu sử dụng và làm quen với nó với thương hiệu.
Chiến lược này thường sẽ tập trung vào thương hiệu, giá trị cảm nhận hơn là giá trị sản phẩm hay chi phí sản xuất. Chiến lược định giá này phù hợp với các loại sản phẩm thời trang và công nghệ có thương hiệu và mang tính độc quyền.
Khi định giá sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ tính đến giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lấy đó là cơ sở để đưa ra mức giá phù hợp. Tùy thuộc vào tình hình doanh nghiệp, chiến lược phát triển mà có thể định giá sản phẩm thấp hơn, cao hơn hoặc ngang bằng với đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược định giá cộng thêm được xây dựng trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá này để tối đa hóa lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra. Các sản phẩm phù hợp với chiến lược định giá này chủ yếu là các ngành bán lẻ, nhà sản xuất hàng hóa,…
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Phân biệt Marketing 4P và Marketing 7P
Chiến lược định giá hiệu quả bắt đầu từ việc hiểu rõ các chi phí của bạn. Chi phí biến đổi bao gồm:
Chi phí hàng hóa bán ra (COGS)
Chi phí nguyên vật liệu thô
Chi phí nhân công
Chi phí đóng gói
Chi phí vận chuyển
Hoa hồng đại lý
Tài liệu quảng cáo/tiếp thị
Đặc biệt, đừng quên tính cả thời gian của bạn. Hãy xác định mức lương theo giờ mà bạn muốn kiếm được từ doanh nghiệp, sau đó chia cho số lượng sản phẩm bạn có thể tạo ra trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ về các chi phí biến đổi:
Chi phí hàng hóa: 3,25$
Thời gian sản xuất: 2,00$
Đóng gói: 1,78$
Tài liệu quảng cáo: 0,75$
Vận chuyển: 4,50$
Hoa hồng đại lý: 2,00$
Tổng chi phí cho mỗi sản phẩm: 14,28$
Sau khi đã tính toán chi phí biến đổi, hãy xác định biên lợi nhuận mong muốn. Khi chọn tỷ lệ phần trăm này, cần nhớ:
Bạn chưa tính đến chi phí cố định
Giá của bạn phải nằm trong phạm vi "chấp nhận được" của thị trường
Công thức tính giá cơ bản: Giá mục tiêu = (Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm) / (1 - biên lợi nhuận mong muốn dạng thập phân)
Ví dụ với biên lợi nhuận 20%:
14,28$ / (1 - 0,2) = 14,28$ / 0,8 = 17,85$
Có thể làm tròn lên thành 18$
Chi phí cố định là những khoản bạn phải chi trả bất kể bán được bao nhiêu sản phẩm. Những chi phí này cần được trang trải từ doanh số bán hàng. Chi phí cố định bao gồm:
Tiền thuê mặt bằng
Lương nhân viên cố định
Phí bảo hiểm
Phí đăng ký kinh doanh
Phần mềm và công cụ
Cách tiếp cận đơn giản nhất là sử dụng bảng tính điểm hòa vốn để xác định số lượng sản phẩm cần bán để hòa vốn với mức giá đã chọn.
Việc phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về sự cân bằng giữa việc trang trải chi phí cố định và thiết lập mức giá cạnh tranh, phù hợp với thị trường.
>>> Xem thêm: Quy trình lập kế hoạch Digital marketing chuẩn 10 bước
Trên đây là khái niệm định giá sản phẩm và các bước định giá sản phẩm chính xác & hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết giúp bạn có thể xây dựng chiến lược định giá tối ưu nhất. Hãy theo dõi Thư Viện Kiến Thức của Vinalink Academy để cập nhật thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích nhất. Chúc bạn thành công!
>>> Xem ngay: