Bước 1: Phân tích sản phẩm & thương hiệu
Phân tích SWOT
Phân tích sản phẩm và thương hiệu là nền tảng cơ bản để xác định hướng đi, quyết định sự thành bại trong lập kế hoạch Digital Marketing của doanh nghiệp. Để làm thực hiện quy trình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích mô hình SWOT để tìm ra yếu tố khác biệt có thể tạo ưu thế khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường:
-
S - Strengths (Điểm mạnh): Hãy phân tích nội tại trong sản phẩm/dịch vụ và quy trình bán/chăm sóc khách hàng của bạn có gì ưu thế hơn đối thủ. Điểm mạnh có thể là: công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm vượt trội, dịch vụ khách hàng xuất sắc,thương hiệu mạnh mẽ được khách hàng yêu mến, chế độ bảo hành hấp dẫn,....
-
W - Weaknesses (Điểm yếu): Nhận diện những khía cạnh mà sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn còn thiếu sót so với đối thủ. Điều này có thể bao gồm những hạn chế về: nguồn lực, giá cả, độ uy tín thương hiệu,...
-
O - Opportunities (Cơ hội): Tìm kiếm những cơ hội từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sản phẩm và thương hiệu, chẳng như: nhu cầu thị trường đang thay đổi, những xu hướng mới mà đối thủ chưa nhận ra,...
-
T - Threats (Thách thức): Đánh giá những rủi ro và thách thức từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sản phẩm và thương hiệu của bạn (chẳng hạn như: đại dịch, tính cạnh tranh của ngành cao,...) để từ đó doanh nghiệp chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa hoặc ứng phó.
Khi đã xác định rõ ràng các yếu tố SWOT, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về sản phẩm và thương hiệu của mình. Từ đó, họ sẽ có thể đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách cho các chiến dịch marketing sắp tới. Nếu thực hiện bước này kỹ lưỡng, đây là bước đệm vững chắc cho sự thành công của kế hoạch Digital Marketing của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách thức hoạt động của đối thủ, từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Có ba nhóm đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần lưu ý khi lập kế hoạch Digital Marketing, đó là: đối thủ trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn.
-
Đối thủ trực tiếp: Là những đơn vị cung cấp sản phẩm tương tự và nhắm đến cùng đối tượng khách hàng.
-
Đối thủ gián tiếp: Là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của bạn.
-
Đối thủ tiềm ẩn: Là thương hiệu có sản phẩm chưa gia nhập thị trường nhưng có khả năng trở thành cạnh tranh trong tương lai.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ phân tích SWOT ở bước 1. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng các công cụ sau trong quá trình phân tích chiến lược Digital Marketing của đối thủ:
1. Phân tích fanpage:
-
Facebook Insights: Công cụ giúp cung cấp các số liệu đo lường hiệu suất chi tiết của các bài post Facebook như: lượt tiếp cận, tương tác, dữ liệu người dùng tương tác (nhân khẩu học, vị trí địa lý),...
-
Facebook Page Transparency: Kiểm tra các bài viết đang được quảng cáo trên một Fanpage bất kỳ để hiểu rõ hơn về chiến lược nội dung của đối thủ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số công cụ phân tích hữu ích khác như: Sociograph (tra cứu tổng quan về thông tin fanpage); Klear (phân tích KOLs, influencer,...),…
2. Nghiên cứu website:
-
Google Tag Assistant: Kiểm tra các mã theo dõi của Google trên website đối thủ để phân tích chiến lược quảng cáo, SEO/SEM của họ.
-
Facebook Pixel Helper: Xác định xem website có cài đặt Facebook Pixel không. Nếu có, rất có thể đối thủ đang chạy quảng cáo Facebook với mục tiêu tăng cường lượt xem, chuyển đổi đơn hàng,...
-
Similarweb: Đánh giá các chỉ số truy cập, tương tác, nhân khẩu học của website đối thủ.
-
SEOquake: Kiểm tra các yếu tố SEO quan trọng như Heading, Title, URL, thẻ Meta Description, thẻ Alt ảnh, tỷ lệ Text/HTML, Schema,...
Bằng cách phân tích kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tận dụng những điều mà đối thủ làm tốt, đồng thời cải thiện những điều mà các đơn vị cạnh tranh chưa làm được để phát triển chiến lược Digital Marketing vượt trội và hiệu quả. Đây là bước quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực và duy trì lợi thế trên thị trường.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các khóa học miễn phí có chứng chỉ
Bước 3: Thiết lập mục tiêu
Mục tiêu khi lập kế hoạch Digital Marketing cần SMART (Specific - Cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Có thể đạt được, Realistic - Thực tế và Timely - Có thời hạn). Cụ thể:
-
Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được đặt càng chi tiết và rõ ràng càng tốt, đáp ứng các câu hỏi căn bản như: "Mục tiêu tăng 100 khách hàng/tháng từ chạy quảng cáo Facebook và Google."
-
Có thể đo lường (Measurable): Kế hoạch Digital Marketing cần có các mục tiêu có thể đo lường để kiểm tra kết quả. Doanh nghiệp nên xác định các chỉ số hiệu suất (KPI) để dễ dàng trong việc đo lường như: số lượng chuyển đổi trên website, lưu lượng truy cập, tương tác với khách hàng,...
-
Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu nên phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp, không nên đặt mục tiêu quá cao hoặc quá dễ thực hiện.
-
Thực tế (Realistic): Mục tiêu nên dựa trên thành tựu trước đó của doanh nghiệp và phải có tính khả thi để có thể triển khai được trên thực tế. Ví dụ: Tăng 15% số lượng data/leads khách hàng tiềm năng thu được từ kênh quảng cáo Facebook so với chiến dịch trước.
-
Có thời hạn (Timely): Mục tiêu cần có thời gian hoàn thành cụ thể, doanh nghiệp có thể chia nhỏ mục tiêu lớn trong kế thành các bước nhỏ hơn để theo dõi và điều chỉnh theo tiến độ. Ví dụ: Với mục tiêu SEO 100 từ khoá lên TOP trong 12 tháng - Mốc 3 tháng đầu khoảng đạt 20% mục tiêu - Mốc 6 tháng đạt được 35% - Mốc 9 tháng đạt 65 -70%, Mốc 12 tháng đạt 100% mục tiêu.
Bước 4: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Trong quá trình lập kế hoạch Digital Marketing, việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu (Buyer Persona) là bước cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào đúng đối tượng có khả năng chuyển đổi thành đơn hàng cao nhất. Buyer Persona là toàn bộ những đặc điểm của khách hàng lý tưởng cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, được phân tích và xây dựng thông qua dữ liệu nghiên cứu thị trường.
Để xây dựng Buyer Persona chính xác, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:
-
Nhu cầu & vấn đề của khách hàng: Phân tích nhu cầu & vấn đề của khách hàng cần được giải quyết dựa trên các sản phẩm/dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường của doanh nghiệp hoặc từ các khảo sát/phỏng vấn các khách hàng tiềm năng dự định nhắm đến.
-
Rào cản & thách thức: Xác định các rào cản và thách thức mà khách hàng mục tiêu đang đối mặt. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu & vấn đề của khách hàng.
-
Sở thích và hành vi của khách hàng: Thông tin này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích, thói quen và hành vi mua hàng của khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng thường mua sắm trên các nền tảng video ngắn như Tiktok, doanh nghiệp có thể tập trung quảng bá sản phẩm trên các nền tảng này.
-
Phân khúc khách hàng: Độ tuổi, giới tính, địa điểm, thu nhập,... là những thông tin rất quan trọng để phân loại khách hàng theo các phân khúc khác nhau. Việc này giúp doanh nghiệp định hướng nội dung truyền thông và chiến lược marketing một cách chính xác và cá nhân hóa hơn.
Bước 5: Xác định hành trình khách hàng
Hành trình trải nhiệm khách hàng mô tả quá trình khách hàng tương tác với thương hiệu từ khi nhận thức đến khi trở thành khách hàng trung thành. Xác định hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các điểm chạm và tạo trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Hành trình khách hàng trong Digital Marketing có thể được phân thành các giai đoạn quan trọng như sau:
-
Nhận biết: Đây là giai đoạn khách hàng chưa biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của bạn trên các kênh online. Doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch truyền thông, viral để tăng sự nhận biết của khách hàng tiềm năng với thương hiệu và sản phẩm.
-
Cân nhắc: Sau khi khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, khách hàng cần được kích thích nhu cầu và sự tương tác với thương hiệu để tăng cường sự quan tâm sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
-
Mua hàng: Sau khi khách hàng đã quan tâm và tương tác, doanh nghiệp cần cung cấp các nội dung bán hàng, chẳng hạn như: các chương trình khuyến mãi, tặng quà,... để thúc đẩy quyết định mua sản phẩm.
-
Xây dựng sự trung thành: Sau khi đã mua hàng, việc duy trì tương tác và chăm sóc khách hàng là điều rất quan trọng để nâng cao trải nghiệm hài lòng, từ đó tăng khả năng tái mua sản phẩm.
Bước 6: Tạo chiến lược cụ thể cho kênh truyền thông
Để tạo chiến lược cụ thể cho các kênh truyền thông, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau đây:
-
Xác định mục tiêu và hành trình khách hàng: Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được thông qua chiến dịch Digital Marketing. Đồng thời, cần xác định rõ nhóm khách hàng nhắm đến của chiến dịch nằm ở vị trí nào trong hành trình mua hàng để từ đó đầu tư nguồn lực, phân chia công việc sao cho đạt được mục tiêu trong thời hạn mong muốn.
-
Lựa chọn các kênh tiếp cận phù hợp: Dựa trên mục tiêu và dữ liệu vị trí hành trình khách hàng nhắm đến, doanh nghiệp có thể chọn các kênh tiếp cận phù hợp như: chạy quảng cáo Digital, SEO, email marketing, Influencer Marketing, quảng cáo truyền hình, quảng cáo OOH,…
-
Phân bổ nguồn lực cho nội dung: Sau khi lựa chọn chiến lược và kênh truyền thông, doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực để xây dựng nội dung chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thông tin khách hàng đã phân tích sao cho gia tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng sang các bước tiếp theo trong phễu mua hàng.
-
Cải tiến & điều chỉnh chiến lược: Cuối cùng, trong quá trình chạy chiến dịch, tuỳ theo hiệu quả thực tế và phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp nên có sự tối ưu và điều chỉnh phù hợp (tnếu cần) để nâng cao hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu theo tiến độ đề ra.
Bước 7: Phân bổ ngân sách
Ngân sách là yếu tố tối quan trọng đảm bảo mọi kế hoạch trong chiến dịch có thể thực hiện như đã dự định. Ngay cả khi được duyệt ngân sách tổng như mong muốn khi lập kế hoạch Digital Marketing, người phụ trách cần phải tiếp tục chia nhỏ khoản tiền đó cho các hạng mục khác nhau sau cho thật hợp lý để đảm bảo các kế hoạch được triển khai được suôn sẻ.
Đặc biệt, bạn cần trích ra một khoản nhỏ để làm quỹ dự phòng nhằm chi trả cho các khoản phí phát sinh ngoài kế hoạch không thể tính trước, giúp tránh tình trạng “hết tiền giữa đường” và đảm bảo chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp diễn ra được thuận lợi, hiệu quả nhất.
Bước 8: Lên KPIs và đo lường
Doanh nghiệp cần xác định các chỉ số hiệu suất KPIs để đánh giá hiệu quả chiến lược Digital Marketing liệu có đạt được mục tiêu như dự định ban đầu hay không. Một số KPIs phổ biến bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, lượt click, lượt điền form, số data/lead,.... Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các KPIs, cấp quản lý cần dựa vào các mục tiêu đã được thống nhất trong kế hoạch để đưa ra con số phù hợp.
Ngoài ra, việc thiết lập KPIs cũng giúp đảm bảo rằng nhân sự luôn tập trung vào mục tiêu của kế hoạch. Các thành viên trong team sẽ biết rõ các chỉ số quan trọng cần theo dõi và đo lường, từ đó có sự tập trung hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng mục tiêu và có những sự điều chỉnh cần thiết (nếu cần) để đạt được tiến độ công việc cuối cùng như mong muốn.
Bước 9: Xây dựng kế hoạch dự phòng
Thực tế đôi khi không suôn sẻ như ta mong muốn. Doanh nghiệp cần lường trước những rủi ro tiềm ẩn và xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo chiến lược Digital Marketing luôn diễn ra suôn sẻ. Chẳng hạn như, không đạt KPI đề ra hoặc doanh nghiệp gặp phải các yếu tố khách quan từ môi trường gây ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược Digital Marketing của mình.
Dưới đây là gợi ý cách xử trí rủi ro không hoàn thành mục tiêu chiến dịch Digital Marketing do Vinalink Academy chia sẻ:
-
Tối ưu hóa chiến lược quảng cáo: Điều chỉnh ngân sách và các mục tiêu cho phù hợp hơn với thực tế.
-
Tái định hướng chiến lược nội dung: Nghiên cứu lại mong muốn/nhu cầu khách hàng và tạo ra các nội dung với các cách tiếp cận mới nhằm thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng.
-
Đánh giá lại kế hoạch kênh truyền thông: Tìm hiểu các kênh nào đang hoạt động tốt và tập trung nguồn lực vào đó. Ngược lại các kênh hoạt động không tốt bạn cần tìm nguyên nhân, nếu không thể khắc phục thì loại bỏ để dành nguồn lực cho kênh hiệu quả hơn.
Bước 10: Triển khai, đo lường, đánh giá và tối ưu
Trong quá trình triển khai kế hoạch Digital Marketing, việc đánh giá hiệu quả dựa trên KPI định kỳ là bước vô cùng quan trọng để tối ưu và điều chỉnh (nếu cần thiết). Việc liên tục tối ưu - điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế này nhằm đảm bảo sự thành công cuối cùng của mục tiêu chiến dịch.
Lập kế hoạch Digital Marketing là bước đầu tiên quan trọng để định hướng các hoạt động nhằm phân bổ nguồn lực vào các kênh quan trọng để thu hút, chuyển đổi khách hàng với ngân sách tối ưu. Hy vọng với 10 bước chia sẻ của Vinalink Academy trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn lập kế hoạch Digital Marketing phù hợp và đạt được mục tiêu kinh doanh cho tổ chức của mình.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự học Digital Marketing miễn phí tại nhà