1. Mô hình kinh doanh là gì?
Khái niệm "Mô hình kinh doanh"
Mô hình kinh doanh được xem là một trong những điều kiện quan trọng để mang đến giá trị dài hạn và thành công cho doanh nghiệp.Vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu dấn thân vào thị trường cũng phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với những điều kiện sẵn có.
>>> Xem thêm: Bán hàng online có phải nộp thuế không?
2. Các mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam
Nếu bạn đang loay hoay trong việc tìm ra chìa khóa mở cửa cho con đường kinh doanh của mình. Hãy tham khảo các mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay cho người mới bắt đầu khởi nghiệp, cụ thể:
Mô hình kinh doanh môi giới
Mô hình kinh doanh môi giới rất phổ biến ở Việt Nam
Trong trường hợp người kinh doanh đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán trên cơ sở các điều kiện kinh doanh cụ thể được gọi là mô hình kinh doanh môi giới. Doanh nghiệp ở giữa - bên trung gian sẽ được phí hoa hồng nếu giao dịch thành công.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Ngành F&B là lĩnh vực áp dụng rất nhiều mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Một số thương hiệu phổ biến ở Việt Nam phải kể đến là các thương hiệu trà sữa như Phúc Long, Dingtea,...các chuỗi cafe Highland coffee, the coffee house hay các chuỗi pizza hut, burger king,...
Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ bán quyền sử dụng thương hiệu đang phát triển thành công cho người khác. Từ công thức món ăn, đồ uống hay cách thức quản lý, phát triển thương hiệu sẽ được bên nhượng quyền chia sẻ chi tiết cho bên được nhượng quyền.
Mô hình kinh doanh cho thuê
Đơn giản như chính cái tên, mô hình kinh doanh cho thuê là việc bạn bỏ 1 số tiền đầu tư sản phẩm và cho người khác thuê lại. Phổ biến là kinh doanh cho thuê ô tô, xe máy, thuê mặt bằng, nhà xưởng, thuê đội ngũ marketing...
Mô hình đăng ký kinh doanh
Mô hình đăng ký kinh doanh đã và đang được ưa chuộng nhất là trong bối cảnh công nghệ lên ngôi như hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ độc quyền để họ có thể tự do truy cập.
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate) - mô hình kinh doanh mới
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết
Các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình affiliate sẽ không không tham gia quảng cáo trực quan mà dùng các liên kết được nhúng vào trong nội dung để tiến hành quảng cáo.
>>> Xem thêm: Cách chạy quảng cáo Google Shopping
3. Các mô hình kinh doanh mới độc đáo trên thế giới (14 mô hình)
Ngoài ra còn có nhiều mô hình kinh doanh độc đáo chưa xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng ít ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo để tạo ra sự khác biệt, hướng đi riêng:
-
Mô hình ẩn doanh thu (Hidden revenue business model)
-
One-for-one business model – Mô hình kinh doanh một đổi một
-
Razor and blade revenue model – Mô hình lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm
-
Cash conversion cycle/Cash machine business model – Mô hình theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
-
Peer-to-peer business model – Mô hình đồng đẳng
-
Multi-sided platform business model – Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện
-
Direct sales business model – Mô hình bán hàng trực tiếp
-
Freemium business model – Mô hình kinh doanh Freemium
-
Subscription business model – Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký
-
(Management) consulting business model – Mô hình dành cho các công ty tư vấn
-
Vertically integrated supply chain business model – Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc
-
The discount business model that focuses on high quality – Mô hình khuyến mãi, chủ yếu tập trung vào chất lượng cao
-
Attention merchant business model – Mô hình kinh doanh dựa trên sự chú ý của người dùng
-
Privacy as an innovative business model – Mô hình Privacy
4. Tại sao cần xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp?
Xây dựng mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh là con đường phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ và bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
Với những doanh nghiệp startup, mô hình kinh doanh càng đóng vai trò quan trọng hơn cả. Một mô hình hiệu quả sẽ giúp xác định:
-
Tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp
-
Đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến
-
Cách phân phối các sản phẩm đến tay khách hàng
-
Những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng
-
Chi phí mà các doanh nghiệp cần phải chi trả
>>> Có thể bạn quan tâm: Video marketing là gì? và hướng dẫn làm video marketing viral
5. 4 bước xây dựng mô hình kinh doanh thành công
Quan trọng là vậy nên việc xây dựng một mô hình hiệu quả cho doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng và đơn giản. Để quá trình xây dựng của bạn bớt gian nan hơn, Vinalink Academy đã tổng hợp lại quy trình xây dựng mô hình kinh doanh với 4 bước cho người mới bắt đầu như sau:
4 bước xây dựng mô hình kinh doanh thành công
Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng đến là ai? Họ có nhu cầu và sự quan tâm đối với sản phẩm nào? Những điều cần làm để thu hút các đối tượng đó? ở bước đầu tiên.
Bản khảo sát nhu cầu khách hàng càng chi tiết càng có lợi cho bạn trong việc đưa ra các định hướng và ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Sau khi thấu hiểu được nhu cầu khách hàng, bạn cần xây dựng được sản phẩm với chất lượng, mẫu mã, giá cả,...đáp ứng được mong muốn hiển nhiên và mong muốn ngầm hiểu của khách hàng.
Ngoài ra, việc thường xuyên đổi mới và tạo ra các sản phẩm độc đáo sẽ giúp khách hàng thấy được định hướng kinh doanh chuyên nghiệp, bền vững của doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành hoạch định chiến lược
Bạn có thể lên các chiến lược quảng bá sản phẩm bằng đa dạng phương pháp marketing, tiến hành tổng hợp và phân tích các phản hồi của khách hàng, từ đó rút ra những lợi thế, cơ hội và điểm chưa được để hoàn thiện sản phẩm của mình theo chiều hướng tích cực hơn.
Bước 4: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và triển khai
Khi tiến hành xong toàn bộ các bước trên, doanh nghiệp cần thực tế hoá mô hình kinh doanh. Hãy chuẩn bị vốn, nguồn nhân lực, tiến hành thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và liên kết với những đối tác tiềm năng để doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài và bền vững.
Trên đây Vinalink Academy đã tổng hợp toàn bộ thông tin về các mô hình kinh doanh phổ biến, hiệu quả. Tùy từng mong muốn, định hướng bạn sẽ lựa chọn và xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
VINALINK ACADEMY
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING LỚN NHẤT VIỆT NAM
Gọi ngay tới Hotline để nhận tư vấn chi tiết
>>> Xem ngay: